• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đánh giá các chiến lược marketing- mix của công ty:

CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU CÁC CHIẾN LƯỢC MARKETING- MIX TẠI

III. Đánh giá các chiến lược marketing- mix của công ty:

- Duy trì, phát triển và củng cố mối quan hệ với khách hàng: Một trong những cách thức giúp công ty tồn tại và phát triển lâu dài là duy trì và phát triển các mối quan hệ với khách hàng. Với phương châm: “Tìm được khách hàng đã khó, giữ chân khách hàng còn khó hơn”, công ty đã không ngừng thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường và củng cố lòng tin, nâng cao sự tín nhiệm của khách. Mỗi năm, công ty luôn thực hiện các hành động cụ thể như: gửi thiệp, tặng quà chúc mừng vào các dịp lễ, Tết,...

- Tạo sự trung thành của cả doanh nghiệp và khách hàng: mối quan hệ giữa khách hàng với công ty tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của công ty. Sự trung thành của khách hàng quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Vì vậy, công ty luôn cố gắng thực hiện các chính sách cũng như đưa ra các quyết định để khẳng định sự trung thành của mình đối với khách hàng, bởiự trung thành trong kinh doanh luôn có hướng 2 chiều.

Để tăng cường khả năng cạnh tranh, nhanh chóng hội nhập với khu vực cũng như thế giới, công ty đã không ngừng tìm hiểu nhu cầu cũng như quan tâm đến khách hàng, công ty luôn cố gắng sáng tạo các cách thức khác nhau trong các chiến lược Marketing, luôn cố gắng trong việc khuyến mãi, hoạt động kinh doanh, lôi kéo nhiều khách hàng về mình hơn nữa, khẳng địng vị thế của doanh nghiệp trong thị trường Việt Nam.

giám đốc hoặc trưởng các văn phòng đại diện thực hiện, vậy nên các hoạt động marketing- mix đều thực hiện môt cách tự phát và bị thụ động. Ngoài ra, do sự giới hạn và phân bố nguồn lực không đều, kết quả hoạt động kinh doanh của các văn phòng có sự chênh lệch khá lớn.

Song không thể phủ nhận, mặt dù còn nhiều hạn chế và chịu nhiều sức ép từ thị trường nhưng công ty vẫn cố gắng thực hiện các chiến lược thật tốt, nhất là các chiến lược marketing- mix để từ đó dần khẳng định và nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Trong suốt thời gian hoạt động của mình, công ty đã đạt nhiều thành tựu, các chiến lược marketing- mix đã đạt được một số kết quả nhất định, đây là một tín hiệu đáng mừng và đáng khích lệ.

2. Đối với chính sách sản phẩm:

2.1. Về mặt tích cực:

- Công ty đã thực hiện các chính sách sản phẩm khá hợp lý, phù hợp với nguồn lực của công ty, phù hợp với tình hình phát triển của công ty, khẳng định được vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

- Về danh mục và xuất xứ sản phẩm: hiện nay, công ty chia các sản phẩm kinh doanh thành nhiều mục chính, trong đó có nhiều sản phẩm. Điều này giúp cả công ty và khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm.

- Về quyết định chính sách sản phẩm: công ty không ngừng tìm hiểu và nâng cao tính hiện đại của các thiết bị. Trong thị trường 4.0 như hiện nay, có rất nhiều các thiết bị mang tính hiện đại và đem lại nhiều tiện ích cho người sử dụng, công ty luôn yêu cầu đội ngũ kỹ thuật tham gia quá trình thử nghiệm và nghiên cứu các sản phẩm, từ đó giúp các sản phẩm của công ty luôn được bảo chất lượng cũng như đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.

2.2. Về mặt hạn chế:

- Nhìn chung, các chính sách sản phẩm của công ty được thực hiện khá tốt, nhưng do còn nhiều hạn chế do sự giới hạn về nguồn lực cũng như do tính đặc thù vốn có

Đại học kinh tế Huế

là công ty kinh doanh, phân phối các sản phẩm của các hãng nước ngoài, vậy nên các chính sách marketing- mix vẫn chưa thật sự phong phú. Công ty vẫn không thể quyết định được các yếu tố khác về sản phẩm như mẫu mã, màu sắc, tính thẩm mỹ của sản phẩm,…

- Hầu hết các sản phẩm của công ty do hãng nào sản xuất thì sẽ được in tên hãng đó chứ tên công ty vẫn chưa được chú trọng. Nếu một sản phẩm khi được giao cho khách hàng, nếu không cầm trên tay bảng hợp đồng thì khách hàng khó nhận biết đây là sản phẩm do công ty nào phân phối.

3. Đối với chính sách giá:

3.1. Về mặt tích cực:

- Chính sách giá của công ty hiện nay đa phần đều được khách hàng chấp nhận.

- Chính sách định giá của công ty khá đơn giản và dựa vào chi phí phù hợp với mặt hàng kinh doanh hiện nay của công ty, phù hợp với đặc thù của ngành và phù hợp với khả năng cạnh tranh của công ty.

- Mặc dù bị hạn chế về việc định giá do phải phụ thuộc vào giá của nhà cung cấp nhưng hoạt động kinh doanh của công ty, bằng chứng là doanh thu và lợi nhuận của công ty được tăng đều qua các năm. Điều này chứng tỏ các chính sách giá của công ty đều được áp dụng tương đối phù hợp.

3.2. Về mặt hạn chế:

- Do giá bán của công ty bị phụ thuộc rất nhiều vào nhà cung cấp, điều này làm giảm tính chủ động trong giá bán của công ty. Để tăng sự phong phú của sản phẩm, công ty phải liên kết với nhiều hãng khác nhau, dẫn đến việc một sản phẩm giống nhau về tính năng nhưng vẫn khác nhau về giá, vậy nên công ty vẫn chưa ra cho mình một mức giá và bảng giá hợp lý cho từng loại cũng như từng nhóm sản phẩm.

- Do mục tiêu định giá là làm ổn định và tăng lợi nhuận đôi khi quá cứng nhắc dẫn đến việc kém linh hoạt về giá trong khi tiến hành hoạt động đàm phán trực tiếp với khách hàng.

Đại học kinh tế Huế

- Các chính sách hỗ trợ thanh toán và hỗ trợ giá của công ty vẫn còn sơ sài và chưa phong phú. Điều này là một thiệt thời lớn và sẽ là điểm yếu của công ty trước của công ty trước các đối thủ trên thị trường. Việc áp dụng chính sách trả chậm cho khách hàng cũng sẽ làm ảnh hưởng đến vòng quay vốn của công ty.

4. Đối với chính sách phân phối:

4.1. Về mặt tích cực:

- Hiện nay, công ty chỉ áp dụng kênh phân phối trực tiếp. Việc áp dụng kênh phân phối tối giản này sẽ giúp công ty có thể kiểm soát chặt chẽ hơn, tiết kiệm được nhiều chi phí và thời gian, giúp giảm thiểu sự lệ thuộc và phân tán chi phí, từ đó giúp công ty đầu tư nhiều vào nội lực để phát triển kênh phân phối thật sự mạnh, hoạt động hiệu quả hơn.

- Do đặc thù của ngành nên việc sử dụng kênh phân phối trực tiếp giúp công ty giao hàng trực tiếp cho khách hàng. Từ đây, công ty sẽ cơ cơ hội thu thập thông tin một cách trực tiếp, tạo sự kết nối với khách hàng và xây dựng lợi thế cạnh tranh cho mình.

- Việc mở rộng văn phòng đại diện ở cả miền đã giải quyết phần nào mục tiêu chính sách phân phối tại công ty. Tại mỗi miền, khách hàng có thể thực hiện giao dịch trực tiếp với công ty, điều này giúp tiết kiệm thời gian cho khách hàng, tiết kiệm chi phí đi lại của khách, giúp tăng khả năng cạnh tranh cho công ty.

4.2. Về mặt hạn chế:

- Do chỉ sử dụng một kênh phân phối trực tiếp duy nhất nên cũng làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, do tính đặc thù của ngành, nếu áp dụng nhiều kênh phân phối sẽ không khả thi.

- Bên cạnh đó, công ty vẫn chưa xây dựng cho mình một hệ thống kho hoàn chỉnh, việc xây dựng hệ thống kho sẽ giúp việc giao hàng hóa trở nên thuận tiện hơn, tiết kiệm thời gian hơn cho cả khách hàng và doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc lưu kho sẽ dẫn đến nhiều vẫn đề bất cập, nhất là việc nhanh chóng xuống cấp của hàng hóa.

Đại học kinh tế Huế

5. Đối với chính sách xúc tiến:

5.1. Về mặt tích cực:

- Ngay từ những ngày đầu thành lập, công ty đã xác định rõ cho mình những chính sách xúc tiến cụ thể và rõ ràng, đánh trực tiếp vào yếu tố tâm lý cũng như tạo lòng tin của khách hàng với doanh nghiệp. Vậy nên mọi hoạt động xúc tiến của công ty đều được thực hiện một cách nhanh chóng và có hiệu quả.

- Các hoạt động xúc tiến ngay tại địa chỉ của khách hàng luôn đạt hiệu quả cao, điều này được thể hiện qua việc cứ sau mỗi lần kết thúc các buổi hội thảo, giới thiệu sản phẩm, khách hàng đều đặt mua sản phẩm để đưa vào quá trình sử dụng của mình.

5.2. Về mặt hạn chế:

- Hiện nay, công ty phần lớn đều tập trung vào việc thực hiện xúc tiến trực tiếp chứ chưa thật sự chú tâm vào các phương pháp xúc tiến khác như về việc nâng cao và xây dựng hình ảnh, thương hiệu của mình.

- Về mảng quảng cáo trực tuyến, công ty vẫn chưa có sự đầu tư đúng đắn và quan tâm cụ thể. Đây được xem là kênh kết nối giữa khách hàng với doanh nghiệp, là nơi mà khách hàng dùng để theo dõi mọi hoạt động của công ty thông qua kênh này. Website của công ty đã được xây dựng nhưng vẫn chưa được nhiều người biết đến và thường xuyên ghé thăm. Ở một số mục, công ty chỉ đưa ra chứ không đăng tải nội dung hay nội dung viết quá sơ sài, thiếu sự liên kết với khách hàng.

- Các hoạt động chiêu thị của công ty vẫn chưa thể hiện vai trò cầu nối với khách hàng. Các hoạt động còn diễn ra đơn giản, chưa mang tính chuyên sau, phần lớn mang tính tự phát nhiều hơn là hoạt động được định hướng cụ thể.