• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU CÁC CHIẾN LƯỢC MARKETING- MIX TẠI

IV. Phân tích ma trận SWOT:

5. Đối với chính sách xúc tiến:

5.1. Về mặt tích cực:

- Ngay từ những ngày đầu thành lập, công ty đã xác định rõ cho mình những chính sách xúc tiến cụ thể và rõ ràng, đánh trực tiếp vào yếu tố tâm lý cũng như tạo lòng tin của khách hàng với doanh nghiệp. Vậy nên mọi hoạt động xúc tiến của công ty đều được thực hiện một cách nhanh chóng và có hiệu quả.

- Các hoạt động xúc tiến ngay tại địa chỉ của khách hàng luôn đạt hiệu quả cao, điều này được thể hiện qua việc cứ sau mỗi lần kết thúc các buổi hội thảo, giới thiệu sản phẩm, khách hàng đều đặt mua sản phẩm để đưa vào quá trình sử dụng của mình.

5.2. Về mặt hạn chế:

- Hiện nay, công ty phần lớn đều tập trung vào việc thực hiện xúc tiến trực tiếp chứ chưa thật sự chú tâm vào các phương pháp xúc tiến khác như về việc nâng cao và xây dựng hình ảnh, thương hiệu của mình.

- Về mảng quảng cáo trực tuyến, công ty vẫn chưa có sự đầu tư đúng đắn và quan tâm cụ thể. Đây được xem là kênh kết nối giữa khách hàng với doanh nghiệp, là nơi mà khách hàng dùng để theo dõi mọi hoạt động của công ty thông qua kênh này. Website của công ty đã được xây dựng nhưng vẫn chưa được nhiều người biết đến và thường xuyên ghé thăm. Ở một số mục, công ty chỉ đưa ra chứ không đăng tải nội dung hay nội dung viết quá sơ sài, thiếu sự liên kết với khách hàng.

- Các hoạt động chiêu thị của công ty vẫn chưa thể hiện vai trò cầu nối với khách hàng. Các hoạt động còn diễn ra đơn giản, chưa mang tính chuyên sau, phần lớn mang tính tự phát nhiều hơn là hoạt động được định hướng cụ thể.

những chiến lược phù hợp giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển đi lên và đạt được mục tiêu lâu dài cho doanh nghiệp.

Bảng 2.11: Ma trận SWOT của công ty

SWOT

S: Điểm

mạnh(Strengs):

 Công ty có VPDD ở cả 3 miền của đất nước.

 Các sản phẩm công ty cung cấp có giá tương đối rẻ trên thị trường.

 Công ty có đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, nhất là phòng kỹ thuật.

 Thị phần của công ty trong thị trường ngày càng cao.

 Có kinh nghiệm chủ động đàm phán với nhà cung cấp và khách hàng.

 Các nhân viên marketing có nhiều kinh nghiệm trong trong quá trình tiếp

W: Điểm

yếu(Weakness):

 Hoạt động Marketing của công ty diễn ra thường xuyên nhưng nội dung còn đơn giản.

 Cơ cấu tổ chức công ty còn khá đơn giản, không có nhiều phòng ban cụ thể.

 Công tác nghiên cứu, phát triển thị trường chưa được nâng cao.

 Chưa thu hút được những khách hàng mới.

Đại học kinh tế Huế

xúc và giao tiếp với khách hàng.

O: Cơ hội (Opportunities)

 Có cơ hội tiếp xúc và hợp tác với nhiều hãng trên thế giới, đặc biệt là các hãng có nhiều kinh nghiệm và kỹ thuật chuyên môn cao.

 Nhu cầu của thị trường trong nước ngày càng tăng.

 Sự mở rộng của các công trình điện lớn trong nước.

 Ngày càng có nhiều cơ sở đào tạo kỹ thuật về các thiết bị điện.

T: Thách thức( Theats):

 Nhiều đối thủ cạnh tranh trở nên mạnh lên trong những năm gần đây.

 Các sản phẩm trên thị trường ngày càng hiện đại, đa dạng mẫu mã và kích thước.

 Thị trường ngành thường xuyên biến động, bất ổn.

Thông qua các thành phần của ma trận SWOT, công ty thiết lập được các chính sách phù hợp trong thời gian tới như sau:

Chiến lược S-O:

- Thực hiện chính sách bán hàng và chăm sóc hậu mãi tốt.

- Mở rộng thị trường ra các tỉnh lân cận, đặc biệt là khu vực Miền Bắc và Miền Trung.

- Tăng cường xây dựng và phát triển thương hiệu thật tốt.

- Đa dạng hóa các sản phẩm kinh doanh của công ty thông qua việc tìm hiều và liên kết với nhiều doanh nghiệp khác trong nước và quốc tế.

Đại học kinh tế Huế

Chiến lược W-O

- Xây dựng chiến lược lâu dài cho doanh nghiệp, định hướng cho doanh nghiệp theo định kì 5 năm hay 10 năm.

- Đưa ra các chính sách cụ thể hơn, đặc biệt là chính sách marketing và chính sách về giá.

- Mở rộng mô hình kinh doanh, thông qua việc xây dựng thêm nhiều phòng ban và tuyển thêm nhân sự.

Chiến lược S-T:

- Hạ giá các sản phẩm giúp thu hút thêm khách hàng hơn.

- Đa dạng hóa sản phẩm và đa dạng hóa thị trường hơn.

- Tiến hành các cam kết và thỏa thuận với khách hàng về chất lượng sản phẩm.

- Thực hiện công tác bảo hành sản phẩm thật tốt.

Chiến lươc W-T:

- Tăng đầu tư và thêm chi phí cho hoạt động cho công tác nghiên cứu và phát triển thị trường.

- Đổi mới và phát triển các dòng sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm hiện đại.

- Tăng cường thêm công tác marketing, thực hiện các chính sách khác nhau đối với các sản phẩm và khách hàng khác nhau.

Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Nhưng ngược lại, nếu công ty biết tận dụng các điểm mạnh của mình thật tốt, điều chỉnh quá trình thực hiện các chiến lược thật hợp lý, cải thiện các nhược điểm có thể giúp công ty phát triển hơn nữa. Kết hợp các yếu tố trong ma trận SWOT thật hợp lý giúp định các chiến lược thật hợp lý cho công ty.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2:

Nội dung cơ bản của chương 2 trình bày những nội dung chính sau:

- Tìm hiểu sự hình thành, đặc điểm cơ cấu tổ chức, tình hình nhân sự và đặc điểm các sản phẩm thiết bị điện mà công ty đang kinh doanh.

Đại học kinh tế Huế

- Tìm hiểu được thực trạng hoạt động marketing – mix của công ty trong thời gian qua.

Từ đó đánh giá các mặt tích cực cũng như hạn chế còn tồn tại của các chính sách sản phẩm, giá, xúc tiến và phân phối.

Trong giai đoạn năm 2014- 2016, tình hình kinh doanh của công ty khá ổn định, đạt được nhiều thành tựu về doanh thu và lợi nhuận vượt mức dự kiến, tạo tiền đề và bước đệm để công ty phát triển đi lên trong thời gian tới.

Mặc dù chịu rất nhiều áp lực từ thị trường và những giới hạn của nguồn lực, công ty vẫn luôn hoàn thành tốt vai trò và chức năng của mình. Đặc biệt, các chính sách Marketing – mix vẫn luôn hoạt độn có hiệu quả. Song vẫn còn nhiều mặt tiêu cực tồn tại song song mà công ty cần khắc phục trong thời gian tới. Những giải pháp, kiến nghị được nêu trong chương 3 sẽ góp phần làm hoàn thiện chính sách marketing- mix cho công ty, góp phần thực hiện mục tiêu chung là mong muốn cho công ty ngày càng phát triển vững mạnh trong nền kinh tế đầy tính cạnh tranh như hiện nay.

Đại học kinh tế Huế