• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH MARKETING – MIX ĐỐI VỚI

2.4. Đánh giá chung

2.4.Đánh giá chung

Mạng lưới kênh phân phối của FPT còn ít, chưa thuận tiện cho khách hàng, trong khiđó số lượng khách hàng đến điểm giao dịch của công ty lại khá cao. Ngoài ra, FPT chi nhánh Huế chưa có hệ thống đại lý cung cấp dịch vụ nên khả năng tiếp cận khách hàng rất thấp.

Hoạt động quảng cáo chưa được quan tâm đúng mức nên dịch vụ của FPT chưa được quảng bá rộng rãi, sẽ rất khó khăn trong việc giới thiệu dịch vụ đến khách hàng mới.

Trước tình hình thị trường dịch vụ Internet cáp quang đang bão hòa và cạnh tranh ngày càng gay gắt, FPT chi nhánh Huế cần có những giải pháp marketing phù hợp để đẩy mạnh dịch vụ, thu hút khách hàng để đạt mục tiêu phát triển. Việc phân tích, đánh giá các chính sách marketing – mix đối với gói dịch vụ Internet cáp quang tại công ty FPT chi nhánh Huế đã thực hiện trong thời gian qua sẽ là cơ sở để đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách marketing– mix đối với gói dịch vụ Internet cáp quang củacông ty FPT chi nhánh Huế.

2.4.3 Nguyên nhân

Do việc đầu tư nâng cấp mạng chưa kịp thời, nên chất lượng dịch vụ viễn thông một số nơi còn chưa tốt như đã cam kết với khách hàng. Nguyên nhân là do việc đầu tư phát triển mạng lưới phụ thuộc vào kế hoạch của tổng công tyvà tình hình cungứng thiết bị viễn thông trên thị trường.

Số lần sự cố gây mất liên lạc do đứt cáp quang, nhất là do bị cắt trộm cáp ngày càng gia tăng, chiếm tỷ lệ cao trong những nguyên nhân gây gián đoạn thông tin, ảnh hưởng đến doanh thu của đơn vị. Một số trường hợp do bị mất điện lưới, thiết bị phụ trợ tạo nguồn cung cấp khôngổn định làm cho sự hoạt động của hệ thống tổng đài không ổn định; do mạng ngoại vi chịu tác động gây ra những sự cố ngoài dự kiến (Điện Lực nhổ cột, xe vướng làm đứt cáp, người dân đốt cỏ rác gây cháy cáp,...).

Những điểm giao dịch nhỏ lẻ chưa được tổ chức khang trang, tiện lợi cho khách hàng.

Do nguồn kinh phí hạn hẹp nên nội dung và hình thức quảng cáo, tiếp thị của đơn vị cũng còn hạn chế.

Chi phí trong quá trình cung cấp dịch vụ và chi phí quản lý doanh nghiệp chưa nhất quán, phân bố không đồng đều và kịp thời, còn chịu chi phối bởi tổng công ty dẫn đếnchi phí dành cho khuyến mại không cao, năng lực mạng lưới và thiết bị (ADSL, Gphone) chưa đầy đủ nên tốc độ phát triển thuê bao tại đơn vị tương đối chậm. Bên cạnh áp lực cạnh tranh, tốc độ phát triển thuê bao chậm lại một phần cũng là do nhu cầu có hạn của khách hàng.

Trường ĐH KInh tế Huế

Trìnhđộ chuyên môn, nghiệp vụ của một bộ phận nhân viên còn hạn chế, chưa bắt kịp với yêu cầu phát triển kỹ thuật viễn thông công nghệ cao, dẫn đến việc triển khai, lắp đặt một số công trình viễn thông còn chậm. Bên cạnh đó, tình hình quy hoạch cơ sở hạ tầng trên địa bàn kinh doanh có nhiều chuyển biến, làm chậm tiến độ thi công một số công trình xây dựng cơ bản, gây khó khăn cho kế hoạch đầu tư mở rộng mạng viễn thông.

Tóm tắt chương 2

Trong chương 2 của đề tài, tác giả đã giới thiệu tổng quát về Công ty Cổ phần Viễn thông FPT chi nhánh Huế bao gồm đặc điểm về lịch sử hình thành, cơ cấutổ chức, tình hình lao động, hoạt động kinh doanh,…Dựa trên cơ sở lý luận ở chương 1 và tình hình thực tế, trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing – mix, tình hình triển khai chính sách marketing– mix đối với dịch vụ Internet cáp quang của FPT. Từ đó, tiến hành phân tích kết quả chính sách markeitng – mix đối với dịch vụ Internet cáp quang của FPT chi nhánh Huế. Các kết quả đánh giá của khách hàng thông qua bảng hỏi, số liệu điều tra được tác giả phân tích, đánh giá và kiểm định bằng thang đo Cronbach’s Alpha cùng các phương pháp khác để kiểm định độ tin cậy. Việc phân tích đánh giá cácchính sách marketing–mix này sẽ làm cơ sở đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách marketing – mix đối với dịch vụ Internet cáp quang của FPT chi nhánhHuế được trình bàyở chương 3.

Trường ĐH KInh tế Huế

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH