• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đánh giá chung quá trình chuẩn bị các điều kiện sản xuất tại Nhà máy May 4

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN

2.5. Đánh giá chung quá trình chuẩn bị các điều kiện sản xuất tại Nhà máy May 4

2.5.1 Môi trường vận hành các quá trình tại Nhà máy.

Đểcác quá trìnhđược duy trì một cáchổn định, Nhà máy đã thực hiện như sau:

Về cơ sở hạ tầng: Nhà máy đãđầu tư và cung cấp cơ sở hạ tầng cho việc vận hành các quá trình, máy móc trang thiết bị được nhập khẩu từ các nước tiên tiến trên thế giới (Đức, Đài Loan, Thụy Sĩ…), nhà xưởng và các phương tiện kèm theo được đầu tư hiện đại.

Thực hiện các quy chếdân chủtại nơi làm việc và xây dựng các kênh thông tin để người lao động góp ý bằng cách đưa ra các hòm thư góp ý. Tạo môi trường lao động bìnhđẳng.

Nhà máy thực hiện đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, luồng không khí đủ cho công nhân, đảm bảo đủ điều kiện cho công nhân làm việc, cung cấp cho người lao động các vật dụng bảo hộ như khẩu trang, áo, mũ, dép.

Tuy nhiên quá trình vận hành tại Nhà máy vẫn còn một sốhạn chế:

Sơ đồ thoát hiểm vẫn chưa phù hợp với thực tế, chuông báo cháy, đèn thoát hiểmkhông được kiểm tra thường xuyên.

Trong quá trình triển khai thì một số bộ phận vẫn còn vi phạm một sốlỗi, các cấp quản lý và công nhân vẫn chưa thực sự hiểu hết được tầm quan trọng trong việc

Trường Đại học Kinh tế Huế

tuân thủvà thực hiện các nguyên tắc, đặc biệt là việc sửdụng bảo hộ lao động cho bản thân khi tham gia làm việc, công nhân vẫn không sửdụng các bảo hộvà vẫn còn thấy sựthiếu an toàn lao động và những sựcốbất cập trong Nhà máy.

ỞNhà máy, các bộphận vẫn chưa thực sự chú ý đến việc hiệu chỉnh các dụng cụ trong quá trình sản xuất, công nhân trực tiếp đo lường chưa hiểu được tầm quan trọng của việc đo lường và họ không báo cáo với phòng điều hành May khi dụng cụ chưa được hiệu chỉnh. Một số máy móc chưa được bổ sung các tiêu chuẩn, yêu cầu, công nhân chưa biết cách vận hành làmảnh hưởng đến tính xác thực và độ tin cậy của các kết quả đo.

Việc thấu hiểu và thực hiện công việc theo các quy trình, hướng dẫn của công nhân vẫn còn hạn chế, một số bộ phận không kiểm tra lại kết quả của sự không phù hợp sau khi xửlý và không phân tích nguyên nhân của sựkhông phù hợp.

Nhân viên kiểm vải hiểu rõ quy trình nhưng không thực hiện đúng,một sốcông nhân chưa nắm rõ các nội dung trong tài liệu đểkiểm tra rập, sơ đồ,…

Lỗi hệ thống ở khâu kiểm soát tài liệu ban hành tại phòng quản lý chất lượng phát hiện ra rất nhiều phiếu công nghệ đã ban hành cho Nhà máy nhưng chưa qua xem xét và phê duyệt.

Việc kiểm tra xét tài liệu vẫn chưa được được hoàn tất ở một số bộ phận, tài liệu không đáp ứng với nhu cầu hiện nay vẫn còn sửdụng và chưa được xét lại, không phù hợp với tính thực tếhoạt động và chưa có các giải pháp đểkiểm soát rủi ro.

2.5.2. Đánh giá quá trình chuẩn bị sản xuất

Hầu hết nguồn cung ứng đầu vào của CTCP Dệt May Huế nói chung và Nhà máy May 4 nói riêng đều nhập khẩu khẩu từ nước ngoài đây là vấn đề trở ngại không chỉ riêng một doanh nghiệp nào mà hầu như là vấn đề của tất cảcác doanh nghiệp các Nhà máyđang hoạt động trên thị trường.

Nhà máy luôn thực hiện xem xét các vấn đề bên trong bên ngoài và tất cả các bộ phận các công đoạn qua đó xác định nhu cầu và mong đợi kì vọng của Nhà máy.

Đồng thời xác định các rủi ro và cơ hội cần được giải quyết để cung cấp đầu ra đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, giảm thiểu các tác động không mong muốn để đạt được mục tiêu một cách tối ưu nhất.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Các bộ phận xác định rủi ro và cơ hội dựa trên các quy trình cụ thể để đưa ra các biện pháp hạn rủi ro đến mức thấp nhất. Các hoạt động trong mỗi quy trình luôn có sự tương tác với nhau đồng thời bổsung cho nhau .

Quá trình hoạt động của các bộ phận ở khâu chuẩn bị đã được triển khai theo một quy trình nhất định của mình, tuy nhiên một số bộphận chưa thông kê các rủi ro và đưa ra biện pháp khắc phục để có thể ngăn chặn trong quá trình thực hiện. Do đó quá trình thực hiện Nhà máy còn tồn tại một số điểm sau:

Kết quả thực hiện mục tiêu chưa đạt như dự kiến, các bộ phận chưa đạt mục tiêu đề ra trước đó, các mục tiêu vềchất lượng có tính khả thi chưa cao và chưa đưa ra các giải pháp cụthể khi chưa đạt mục tiêu.

Việc triển khai các kế hoạch sản xuất vẫn còn bị động, hoạt động theo dõi giám sát và đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu chưa được triển khai thường xuyên để đảm bảo hoàn thành mục tiêu đặt ra.

Quá trình cung ứng nguyên phụ liệu: Nguồn cung ứng nguyên phụ liệu không ổn định và chủyếu là phụthuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từTrung Quốc và cũng có nhiều trường hợp nhà cung ứng nước ngoài vào mùa cao điểm ( từ tháng 4 đến tháng 8) không đáp ứng kịp thời nên việc cung cấp nguyên liệu của một số đối tác nước ngoài giao hàng đến muộn (do trể tàu…) và điều nàyảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ sản xuất và không theo đúng kếhoạch cũng như là thời gian giao hàng cho khách hàng chậm trễ. Nếu không đáp ứng kịp thời thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của công ty.

Bán thành phẩm: BTP đem đi in, thêu…trả về không đạt chất lượng, nguyên phụ liệu (cúc, vải, nhãn…) về không đúng tiến độ sẽ “đứt chuyền” (không có đủ nguyên phụ liệu đem đến chuyền may) dẫn đến năng suất của các chuyển may sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.

Công tác bảo quản : Mặc dù đã kiểm tra độ ẩm mốc thường xuyên tuy nhiên ở các kho nguyên liệu vải về mùa mưa sàn nhà thường bị ẩm điều này ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu khi đem ra sản xuất.

Công tác thống kê, kiểm kê nguyên phụ liệu: Công tác thống kê, kiểm kê được diễn ra liên tục và bám sát tình trạng sản xuất thực tế nhưng chưa mang kết quả mong muốn. Qua các đợt kiểm tra tình hình sửdụng nguyên phụliệu, cán bộthống kê, kiểm

Trường Đại học Kinh tế Huế

kê vẫn chưa tìm ra được những nguyên nhân chính gây ra tình trạng sửdụng nguyên liệu vượt quá mức cũng như chưa có những yêu cầu khen thưởng, kịp thời cho phân xưởng có thành tích sửdụng tiết kiệm nguyên liệu.

Công tác xây dựng và thực hiện định mức tiêu dùng nguyên phụliệu: Qua phân tích cũng như tình hình thực tế thì một sốnguyên liệu (vải, nhãn) vượt định mức cho phép vì phát hiện lỗi (vải không đúng chất lượng, hư hỏng) trong quá trình sản xuất, vải bị co rút/giản, độ rộng của vải không đều…mặc dù tỷ lệ không cao nhưng về lâu dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệu quảhoạt động sản xuất.

Bộphận cắt: Vẫn xảy ra tình trạng vải chưa xả đúng thời gian quy định, cắt sai sơ đồ, thiết bị chưa hiệu chỉnh khi đưa vào sản xuất, cắt sai loại khổvải thiếu hụt nguyên liệu.

Kếhoạch cắt không đảm bảo đáp ứng đủhàng cho các chuyền may, quá trình cắt không đạt với yêu cầu gâyảnh hưởng lớnđến quá trình sản xuấtởcác chuyền may.

Công tác phối kiện: Công nhân phối nhầm tập khi giao bán thành phẩm đến chuyền may công nhân không biết gây ảnh hưởng đến tiến độ các công đoạn khác và ảnh hưởng đến cảquá trình.

Công tác quản lý nguồn lực:

- Công tác tuyển dụng chưa đem lại kết quả mong đợi, thiếu nhân sự làm ảnh hưởng đến kết quảkinh doanh.

-Chưa xây dựng công cụ đánh giá năng lực của nhân viên trong công ty.

- Thông tin từcác hoạt động và các thông tin thị trường, khách hàng chưa được tập hợp và quản lý nhằm xây dựng cơ sởdữliệu cho hoạt động cải tiến.

- Hoạt động trao đổi thông tin giữa các bộphận vẫn còn bị động và chưa thật sự liên kết với nhau.

Công tác quản lý hệthống và các quá trình:

- Các bộphận chưa phân tích đủnhững rủi ro trong quá trình sản xuất và chưa đưa ra các biện pháp để ngăn ngừa hạn chếrủi ro.

- Việc phân tích, đánh giá hiệu quảcủa từng quá trình chưa được triển khai triệt để và chưa có cơ sởcho hoạt động cải tiến.

- Hoạt động kiểm tra chỉ đang tập trung chú trọng vào khâu sản xuất sản phẩm, các khâu còn lại vềcông tác theo dõiđánh giá, đo lường chưa được chú trọng thường xuyên.

- Việc phân tích nguyên nhân gây ra rủi ro của một số đơn vị chưa đúng, giải

Trường Đại học Kinh tế Huế

pháp đưa ra chưa đủmạnh để giải quyết triệt để vấn đề.

Nhìn chung công tác chuẩn bị sản xuất đã được Nhà máy thực hiện theo đúng quy trình quyđịnh của Nhà máy. Tuy nhiên qua quá trình thực tập tìm hiểu thu thập ý kiến của các chuyên viên tại Nhà máy cho thấy những hạn chếtrong công tác chuẩn bị sản xuất là do một sốnguyên nhân chính sau:

Nguồn nguyên vật liệu đầu vào:

- Chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài nên còn nhiều vấn đề bất cập thiếu sự đồng bộ, thời gian nhận hàng thiếu sự ổn định.

- .Biến động hàng ngày vềsố lượng và chất lượng Cách xây dựng kế hoạch chưa đạt hiệu quả:

- Các bộphận xác định mục tiêu kếhoạch chưa xác với thực tế.

- Việc truyền đạt mục tiêu đến các nhân viên một cách bị động, nhân viên chưa thực sựcốgắng trong việc thực hiện mục tiêu đềra.

Những tồn tại trong việc quản lý nguồn nhân lực:

- Nguồn lao động tuyển dụng chưa đáp ứng được nhu cầu do công tác tuyển dụng chưa được chú trọng.

- Chưa đánh giá được hiệu quả của hoạt động đào tạo, tuyển dụng để đưa ra biện pháp điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quảcủa hoạt động này.

- Khó xác định được năng lực thực sự của nhân viên do chưa xây dựng được công cụ đánh giá cho nhân viên trong Nhà máy.

-Chưa có sự tư duy đổi mới.

Quá trình kiểm tra:

- Hoạt động kiểm tra chỉ đang tập trung chú trọng ở khâu sản xuất, các khâu còn lại chưa được chú trọng thường xuyên.

- Thống kê các nguyên nhân chưa được thực hiện thường xuyên.

- Kết nối thông tin giữa các bộphận chậm.

Công tác quản lý:

- Không phổbiến kịp thời kếhoạch sản xuất cho công nhân.

-Chưa xác định được năng lực của các nhân viên trọng tổ.

- Vẫn thường xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, không gắng kết các thành viên trong tổlại với nhau.

- Ban lãnhđạo vẫn chưa thực sự quan tâm đến công nhân viên.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC