• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tình hình kiểm soát sản phẩm do bên ngoài cung cấp

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN

2.4. Tình hình thực hiện công tác chuẩn bị điều kiện sản xuất tại Nhà máy May 4

2.4.3. Tình hình kiểm soát sản phẩm do bên ngoài cung cấp

Để các nhà cung ứng bên ngoài cung cấp nguyên phụliệu sản xuất sản phẩm và dịch vụphù hợp với các yêu cầu dựa trên “ quy định cách thức đánh giá và lựa chọn nhà cungứng” nhằm đảm bảo hàng hóa, dịch vụmua vào, các sản phẩm gia công từnhà cung ứng đảm bảo chất lượng và mang lại hiệu quảcho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.7: Bảng thang điểm đánh giá và lựa chọn nhà cung ứng

STT ĐỀ MỤC

ĐÁNH GIÁ ĐIỂM TIÊU CHÍ ĐIỂM

1 Chất lượng sản

phẩm 10

Kém (1 – 4):Chất lượng sản phẩm kém (Từ0 –40% tổng số lô hàng đạt chất lượng)

Có thể chấp nhận (5 – 7): Chất lượng sản phẩm có thể chấp nhận để hợp tác (Từ 41 – 70% tổng số lô hàng đạt chất lượng)

Tốt (8 – 10): Chất lượng sản phẩm tốt ( 71%

số lô hàng đạt chất lượng trở lên)

2 Giao hàng đúng

thời hạn 10

Kém (1 – 4): Thời gian giao hàng thường xuyên bị trễ, gâyảnh hưởng đến thời gian xuất hàng ít nhất 1 lần/năm

Có thể chấp nhận (5 – 7): Thời gian giao hàng đôi khi bị trễ nhưng không gây ảnh hưởng đến thời gian xuất hàng.

Tốt (8 – 10): Hầu như giao hàng đúng hạn trong các trường hợp hoặc thỉnh thoảng bị trễ 1 hoặc 2 ngày hoặc nằm trong khoản thời gian trễcho phép.

3 Thời hạn thanh

toán 10

Kém (1 – 4):Không thể đàm phán vềthời hạn thanh toán

Có thể chấp nhận (5 – 7): Thời hạn thanh toán có thể đàm phán, tuy nhiên không thể thỏa thuận kéo dài thời hạn thanh toán khi có vấn đềphát sinh.

Tốt (8 – 10):Thời hạn thanh toán có thể đàm phán dễ dàng, có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn thanh toán khi có vấn đềphát sinh.

4 An toàn sản phẩm

đạt yêu cầu 10

Kém (1 – 4): Tính an toàn sản phẩm thường xuyên không đảm bảo (Từ0– 40% tổng số lô hàng đảm bảo an toàn sản phẩm)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Có thể chấp nhận (5 – 7):An toàn sản phẩm đạt tiêu chuẩn tối thiểu nhưng cần cải thiện thêm (Từ 41 – 70% tổng số lô hàng đảm bảo an toàn sản phẩm)

Tốt (8 – 10): An toàn sản phẩm đạt yêu cầu (Từ 71 – 100% tổng số lô hàng đảm bảo an toàn sản phẩm)

5 Tốc độ cung cấp

mẫu 10

Kém (1 – 4):Thường xuyên gửi mẫu trễ(Từ0 –40% tổng số đơn hàng gửi mẫu đúng hạn) Có thể chấp nhận (5 – 7): Tốc độ gửi mẫu đôi khi bị trễ (Từ 41 – 70% tổng số đơn hàng gửi mẫu đúng hạn)

Tốt (8 – 10): Hiếm khi gửi mẫu trễ hoặc đôi khi gửi trễ nhưng vẫn nằm trong thời gian cho phép (Từ 71 – 100% tổng số đơn hàng gửi mẫu đúng hạn)

6

Đáp ứng thời gian cho những đơn hàng gấp

10

Kém (1-4): Không thể đáp ứng đơn hàng nhanh khi cần thiết.

Có thể chấp nhận (5-7): Đáp ứng được cho một số trường hợp khẩn cấp nhất.

Tốt (8-10): Hỗ trợ hoàn toàn và đáp ứng nhanh cho nhiều đơn hàng gấp.

7

Tính hợp pháp của hàng hóa, chứng từ

10

Kém (1): Có ít nhất 1 trường hợp hàng hóa/

chứng từkhông hợp pháp.

Tốt (10): Tất cả hàng hóa và chứng từ đều hợp pháp.

8

Sự chuyên nghiệp của người phụ trách đơn hàng của nhà cung cấp

10

Kém (1-4):Tốc độxửlý công việc chậm.

Có thể chấp nhận (5-7): Tốc độ xử lý công việc và phản hồi thông tin ở mức độ trung bình.

Tốt (8-10): Tốc độ xử lý công việc và phản hồi thông tin luôn nhanh chóng và kịp thời.

Trường Đại học Kinh tế Huế

9

Hợp tác giải quyết trong các trường hợp khẩn cấp

10

Kém (1-4): Thường xuyên không hợp tác khi xảy ra các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm.

Có thể chấp nhận (5-7):Hợp tác xửlý, giải quyết các vấn đề nhưng còn phải đốc thúc.

Tốt (8-10): Hợp tác nhiệt tình, xử lý nhanh các vấnđề, đặc biệt trong các tình huống khẩn cấp.

10 Giá cảlinh hoạt 10

Kém (1-4): Khó thương lượng về giá cả. Giá tăng không rõ nguyên nhân.

Có thể chấp nhận (5-7):Giáổn định.

Tốt (8-10): Giá cạnh tranh, thỏa thuận về giá cảdễdàng, nhanh chóng .

(Nguồn: Tài liệu về Quy định đánh giá và lựa chọn nhà cungứng) - Dựa vào các tiêu chuẩn và bộcâu hỏi đánh giá trên, chuyên viên đánh giá tiến hành phân loại nhà cung ứng theo số điểm và sắp xếp các nhà cung ứng theo số điểm từ cao đến thấp cho việc lựa chọn bằng 3 thang điểm với tình trạng cảnh báo nhà cung ứng như sau: màu đỏ (0- 59 điểm): không thể chấp nhận; màu vàng (60 -79 điểm) có thểchấp nhận; màu xanh (80-100 điểm): mức độchấp nhận tốt.

Bảng 2.8: Tình trạng cảnh báo nhà cung ứng Tình trạng cảnh báo

Cao Sửa chữa ngay Dưới 60%

Trung bình Cần cải tiến Từ 60 - 79 %

Thấp Tốt Từ 80% trở lên

(Nguồn: Phòng Nhân sự) Nhà máy sẽ dựa vào bảng trên để thực hiện đánh giá. Đối với nhà cung ứng trong tình trạng cảnh báo“Thấp”, Nhà máy sẽtiến hành đánh giá lại trong vòng 1 năm kể từ ngày đánh giá gần nhất. Đối với nhà cungứng trong tình trạng cảnh báo “Trung bình”, Nhà máy sẽtiếnhành đánh giá lại trong vòng 6 tháng kểtừ ngày đánh giá gần nhất để kiểm tra tình trạng khắc phục những điểm không phù hợp. Đối với nhà cung ứng trong tình trạng cảnh báo“Cao”, Nhà máy sẽtiến hành đánh giá lại trong vòng 3

Trường Đại học Kinh tế Huế

tháng kể từ ngày đánh giá gần nhất để kiểm tra tình trạng khắc phục những điểm không phù hợp.

Nhà máyđã thực hiện việc theo dõi quá trình cung cấp sản phẩm dịch vụ của nhà cungứng và đánh giá việc thực hiện của các nhà cungứng. Các sản phẩm do bên ngoài cung cấp liên quan đến đơn vị nào thì đơn vị đó sẽ kiểm soát để ghi lại hồ sơ xem xét. Nếu nguyên vật liệu sẽ được phòng Điều hành May kiểm tra hay máy móc được nhập về được Phòng kĩ thuật đầu tư xem xét; các công trình sẽ được nghiệm thu về kết quả,…Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn xảy ra rất nhiều sai sót, nhiều lúc vẫn xảy ra thiệt hại rất lớn cho Nhà máy.