• Không có kết quả nào được tìm thấy

CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY MAY 4 – CÔNG TYCỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY MAY 4 – CÔNG TYCỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ"

Copied!
82
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY MAY 4 – CÔNG TY CỔ PHẦN

DỆT MAY HUẾ

LÊ THỊ PHÚ DUYÊN

KHÓA HỌC : 2015 - 2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY MAY 4 – CÔNG TYCỔ PHẦN DỆT

MAY HUẾ

SINH VIÊN THỰC HIỆN LÊ THỊ PHÚ DUYÊN LỚP: K49D-KDTM

KHÓA HỌC : 2015 - 2019 MSV: 15K4041024

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN THS. TRẦN ĐỨC TRÍ

Huế, tháng 01 năm 2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

Lời Cảm Ơn

Để hoàn thành khóa luận này trước hết em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý Thầy, Cô Trường Đại học Kinh tế-Đại học Huế, những người trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích, cung cấp những hành trang vô cùng quý giá giúp em vững bước trong tương lai. Qua quá trình thực tập tại công ty em đãđược mởrộng tầm nhìn và tiếp thu được kiến thức xác với thực tế, em thấy rằng việc cọxác với môi trường thực tế rất quan trọng giúp bản thân xây dựng nền tảng để tiếp cận với môi trường làm việc sau khi ra trường dễ dàng và nhanh chóng hơn. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Th.S Trần Đức Trí người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và giải đáp mọi thắc mắc, động viên tinh thần cho em trong quá trình làm bài.

Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý ban lãnh đạo Nhà máy May 4 – Công ty Cổ phần Dệt May Huế đã tạo điều kiện cho em thực tập và tiếp thu kinh nghiệm, em cũng xin chân thành cám ơn các anh chị trong Nhà máy May 4 đã góp ý giúp đỡtận tình cho em trong suốt cảquá trình thực tập tại công ty.

Em xin gửi lời cảm ơn đến người thân, gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh động viên, ủng hộ và khích lệ giúp em vượt qua những khó khăn những trở ngại trong quá trình làm khóa luận này.

Trong quá trình thực tập, vì kiến thức còn hạn chế và chưa có nhiều kinh nghiệm nên bài khóa luận này không thể tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sựgóp ý quý báu từquý thầy cô cũng như các anh chị trong công ty đểem có thể rút ra những hạn chế, những thiếu sót đểhoàn thiện bài khóa luận này và cũng qua đây hoàn thiện bản thân mình hơn trên con đường dài sắp tới.

Cuối cùng em kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thếhệmai sau.

Em xin chân thành cảm ơn !

Huế, tháng 01 năm 2019 Sinh viên thực hiện

Lê Thị Phú Duyên

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

MỤC LỤC

Lời Cảm Ơn... i

MỤC LỤC ...ii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH...vii

DANH MỤC BẢNG ...viii

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ... 1

1. Lý do chọn đềtài ... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu ... 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 2

3.1. Đối tượng nghiên cứu ... 2

3.2. Phạm vi nghiên cứu ... 2

4. Phương pháp nghiên cứu ... 2

4.1. Phương pháp thu thập sốliệu ... 2

4.1.1. Phương pháp thu thập dữliệu sơ cấp ... 2

4.1.2. Phương pháp thu thập dữliệu thứcấp... 3

4.2. Phương pháp phân tích dữliệu ... 3

5. Cấu trúc của khóa luận ... 3

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU... 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ SẢN XUẤT NGÀNH MAY ... 4

1.1. Khái niệm vềsản xuất ... 4

1.2 Quá trình hoạt động sản xuất... 4

1.3. Mục tiêu của quá trình chuẩn bị sản xuất ... 5

1.4. Quy trình sản xuất ... 6

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

1.5. Nội dung của quá trình chuẩn bịsản xuất ... 7

1.5.1. Dựbáo nhu cầu sản xuất sản phẩm ... 7

1.5.1.1. Vai trò của dựbáo ... 7

1.5.1.2. Phân loại dựbáo ... 8

1.5.2. Hoạch định tổng hợp các nguồn lực trong sản xuất ... 9

1.5.2.1. Phân loại kếhoạch... 9

1.5.2.2. Nhiệm vụcủa hoạch định tổng hợp... 9

1.5.2.3. Mục tiêu của hoạch định tổng hợp ... 10

1.5.2.4. Quá trình lập kếhoạch... 10

1.6. Bốtrí mặt bằng và lựa chọn thiết bị trong sản xuất... 10

1.6.1. Bốtrí mặt bằng sản xuất ... 10

1.6.1.1. Các yếu tốquyết định bốtrí mặt bằng sản xuất ... 10

1.6.1.2. Các nguyên tắc sắp xếp bốtrí mặt bằng sản xuất... 11

1.6.1.3. Các hình thức bốtrí sản xuất trong doanh nghiệp... 12

1.6.2. Nguyên tắc lựa chọn thiết bị... 15

1.7. Điều độsản xuất ... 15

1.7.1. Khái niệm công tác điều độsản xuất... 15

1.7.2. Nhiệm vụcủa điều độtrong sản xuất ... 15

1.8. Hoạch định nguyên vật liệu và quản trịhàng dựtrữ... 16

1.8.1. Vai trò của hoạch định nhu cầu nguyên phụliệu ... 16

1.8.2. Vai trò của hàng dựtrữ... 18

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY MAY 4 – CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ ... 20

2.1. Tổng quan vềCông ty Cổphần Dệt May Huế... 20

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

2.1.1. Lịch sửhình thành và phát triển ... 20

2.1.1.1. Khái quát chung... 20

2.1.1.2. Lịch sửhình thành và phát triển ... 20

2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh... 22

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụcủa Công ty Cổphần Dệt May Huế... 22

2.1.4. Sơ đồbộmáy tổchức ... 22

2.1.4.1. Sơ đồbộmáy tổchức của công ty Cổphần Dệt May Huế. ... 23

2.1.4.2. Chức năng nhiệm vụcủa công ty ... 25

2.1.4.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của CTCP Dệt May Huế... 27

2.1.4.4. Tình hình sửdụng nguồn lao động của CTCP Dệt May Huế. ... 29

2.1.4.5. Tình hình sửdụng nguyên vật liệu của CTCP Dệt May Huế... 30

2.2. Giới thiệu sơ lược vềNhà máy May 4 ... 31

2.2.1. Lịch sửhình thành và phát triển ... 31

2.2.2.Sơ đồbộmáy tổchức Nhà máy May 4 ... 31

2.2.3. Chức năng nhiệm vụcủa các Bộphận tại Nhà máy May 4 ... 33

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chuẩn bị điều kiện sản xuất tại Nhà máy May 4–Công ty Cổphần Dệt May Huế. ... 34

2.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác lập kếhoạch sản xuất. ... 34

2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cungứng nguyên phụliệu ... 37

2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổchức sản xuất ... 38

2.3.3.1. Yếu tố ảnh hưởng đến cách thức bố trí lao động... 38

2.3.3.2. Yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định địa điểm. ... 38

2.3.3.3. Yếu tố ảnh hưởng đến bốtrí mặt bằng sản xuất. ... 39

2.4. Tình hình thực hiện công tác chuẩn bị điều kiện sản xuất tại Nhà máy May 4. ... 40

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

2.4.1. Tình hình thực hiện công tác chuẩn bịnguyên phụliệu đầu vào ... 40

2.4.1.1 Tình hình nhận kiểm tra nguyên phụliệu... 40

2.4.1.2. Tình hình kiểm tra mức độrủi ro ... 44

2.4.2. Tình hình xây dựng định mức nguyên phụliệu ... 46

2.4.3. Tình hình kiểm soát sản phẩm do bên ngoài cung cấp... 48

2.4.4. Tình hình thực hiện quy trình cắt. ... 52

2.4.5. Tình hình thực hiện quá trình chuẩn bị đưa vào dây chuyền sản xuất ... 57

2.4.6 . Tình hình phân công laođộng . ... 58

2.5. Đánh giá chung quá trình chuẩn bị các điều kiện sản xuất tại Nhà máy May 4. ... 59

2.5.1 Môi trường vận hành các quá trình tại Nhà máy... 59

2.5.2. Đánh giá quá trình chuẩn bịsản xuất ... 60

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY MAY 4 – CTCP DỆT MAY HUẾ... 64

3.1. Đánh giá công tác chuẩn bị các điều kiện sản xuất tại nhà máy May 4 –CTCP Dệt May Huế. ... 64

3.1.1. Sựcần thiết và tầm quan trọng trong công tác chuẩn bị các điều kiện sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm... 64

3.1.2. Những giải pháp trong công tác chuẩn bị các điều kiện sản xuất ... 65

3.1.2.1. Tuân thủvà cải tiến theo quy trình... 65

3.1.2.2. Tăng cường sửdụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu ... 66

3.1.2.3. Đảm bảo công tác điều hành ... 66

3.1.2.4. Đảm bảo công tác quản lý hệthống chất lượng ... 67

3.1.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, công tác tổchức... 67

PHẦN 3: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ... 68

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

3.1. Kết luận... 68

3.2. Đềxuất, kiến nghị... 69

3.2.1. Kiến nghịvới nhà nước ... 69

3.2.2 Kiến nghị với CTCP Dệt May Huế... 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 70

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ1.1: Quá trình sản xuất...5

Sơ đồ1.2: Quy trình sản xuất công nghệmay...6

Sơ đồ2.1: Sơ đồtổchức bộmáy CTCP Dệt May Huế...24

Sơ đồ2.2: Sơ đồ cơ cấu tổchức Nhà máy May 4...32

Sơ đồ2.3: Quy trình kiểm kê nguyên phụliệu tại kho...41

Sơ đồ2.4: Quy trình xây dựng định mức cho một sản phẩm...47

Sơ đồ2.5: Quy trình cắt...56

DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Mục tiêu quá trình chuẩn bịsản xuất...5

Hình 1.2: Quá trình lập kếhoạch sản xuất...10

Hình 2.1: Những yếu tố ảnh hưởng đến việc lập kếhoạch sản xuất...34

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Tình hình tài chính giaiđoạn 2016 - 2017...27

Bảng 2.2: Các chỉtiêu tài chính của CTCP Dệt May Huế...28

Bảng 2.3: Tình hình sửdụng nguồn lao động của CTCP Dệt May Huế giai đoạn 2015-2017 ... 29

Bảng 2.4: Tình hình sửdụng nguyên vật liệu của CTCP Dệt May Huế...30

Bảng 2.5: Bảng thống kê nguyên phụliệu sai hỏng...43

Bảng 2.6: Thểhiện một sốnguyên phụliệu chính trong quá trình sản xuất...48

Bảng 2.7: Bảng thang điểm đánh giá và lựa chọn nhà cungứng...49

Bảng 2.8: Tình trạng cảnh báo nhà cungứng...51

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

NPL : Nguyên phụliệu

TLKT : Tài liệu kỹthuật

KCS : Kiểm tra chất lượng sản phẩm

HĐQT : Hội đồng quản trị

QC( Quality Contol) : Kiểm soát chất lượng QA(Quality Assurance) : Đảm bảo chất lượng

CBCNVC : Cán bộcông nhân viên chức

NV : Nhân viên

CTCP : Công ty cổphần

BP : Bộphận

TT : Tổ trưởng

KH : Kếhoạch

NVTC : Nhân viên tổchức

QC : Quy chế

CL : Chất lượng

CN : Công nghệ

NVKT : Nhân viên kếtoán

QLCL : Quản lý chất lượng

KHSX : Kếhoạch sản xuất

BTP : Bán thành phẩm

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài

Ngày nay, chính sách mở cửa thị trường đã tạo điều kiện cho hàng hóa ở nước ta phong phú và đa dạng với nhiều chủng loại. Qua đó cũng tạo điều kiện cho ngành Dệt –May cọxát, học hỏi kinh nghiệm với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp hầu hết phải tựchủtrong sản xuất kinh doanh, tựquyết định và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì không còn cách nào khác phải đổi mới cho phù hợp từviệc nghiên cứu xem sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào đến việc tổchức điều hành sản xuất ra sao để với chi phí thấp nhất sản xuất ra những sản phẩm đạt chất lượng đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

Đểnâng cao công tác chuẩn bị các điều kiện sản xuất thì quá trình biến đổi yếu tố đầu vào thành yếu tố đầu ra phải được đảm bảo trong tất cả các khâu. Quá trình chuyển đổi này là yếu tốquan trọng đểtạo ra giá trị gia tăng cung cấp cho khách hàng.

Hoàn thành tốt tất cả các khâu trong quá trình chuẩn bị sản xuất có thểduy trì và tạo lợi thếcạnh tranh cho doanh nghiệp. Ngoài ra cònđảm bảo tính hiệu quảvà chất lượng trong việc tạo ra các sản phẩm cung cấp cho khách hàng.

Để đảm bảo chất lượng đầu ra của sản phẩm, trong tất cả các công đoạn sản xuất phải được tiến hành chặt chẽ. Tất cả các công đoạn trong quá trình sản xuất điều rất quan trọng mỗi công đoạn điều có một chức năng riêng vì thế trong quá trình sản xuất phải thực hiện tốt tất cảcác khâu.

Công ty Cổ Phần Dệt May Huế (HUEGATEX), được thành lập từ 1988 đến nay, được đánh giá là một trong những doanh nghiệp có quy mô rộng lớn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Chuyên sản xuất kinh doanh, nhập khẩu các sản phẩm sợi, vải dệt kim, hàng may mặc,…Đặc biệt hiện nay tổng diện tích của các Nhà máy Mayhơn 40.000m2 với số lượng lớn công nhân và 86 chuyền may được trang bị các máy móc và trang thiết bị hiện đại. Để đảm bảo cho quá trình hoạt động diễn ra một cách thuận lợi thì vấn đềchuẩn bị trong các điều kiện sản xuất là rất quan trọng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

Qua đây, có thểthấy công tác chuẩn bị các điều kiện trong quá trình sản xuất có ý nghĩa rất lớnvà được xem là vấn đề cấp thiết trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Qua thời gian thực tập tại công ty và vận dụng các kiến thức vào thực tế em xin lựa chọn đề tài Công tác chun bị điều kin sn xut ti Nhà máy May 4 Công ty C phn Dt May Huế”đểhoàn thành khóa luận này.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa được các vấn đề lí luận thực tiễn trong công tác chuẩn bị các điều kiện sản xuất ngành may.

- Tình hình thực hiện công tác chuẩn bị các điều kiện sản xuất tại Nhà máy May 4–Công ty Cổphần Dệt May Huế.

- Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện công tác chuẩn bị các điều kiện sản xuất của Nhà máy May 4–Công ty Cổphần Dệt May Huế.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu

Để hoàn thành được đề tài đối tượng nghiên cứu chủ yếu là những công nhân làm việc tại Nhà may May 4–Công ty cổphần Dệt May Huế.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Nội dung chính của đề tài này là tập trung nghiên cứu, giải quyết các vấn đề lí luận thực tiễn, thực trạng vềcông tác chuẩn bị các điều kiện sản xuất của Nhà máy.

- Phạm vi vềkhông gian

Nghiên cứu được thực hiện tại Nhà máy May 4 – Công ty Cổ phần Dệt May Huế, khu công nghiệp Phú Đa- Phú Vang - Thừa Thiên Huế.

- Phạm vi vềthời gian

Thời gian nghiên cứu đề tài: Ngày 1/10/2018 đến ngày 31/12/2018.

4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập số liệu

4.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

- Phương pháp quan sát: Quan sát và ghi chép lại công việc thực hiện các quy trình quyđịnh của đơn vị tại Nhà máy làm cơ sở để phân tích, nhận định tổng hợp và

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

đánh giá cảquá trình.

4.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

- Nghiên cứu các đề tài liên quan, tổng hợp đúc kết lại vấn đề. Tham khảo các tài liệu tại thư viện và các giáo trình liên quanđến quá trình chuẩn bịsản xuất.

- Thu thập thông tin từ các báo cáo của CTCP Dệt may Huế và của Nhà máy May 4, các thông tin liên quan đến các yếu tố trong các khâu chuẩn bị quá trình sản xuất, các kếhoạch và kết quảhoạt động kinh doanh.

4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

Đểphục vụcho việc nâng cao công tác chuẩn bị các điều kiện sản xuất tại Nhà máy May 4 cũng như xác định được tình hình hoạt động của Nhà máy, khóa luận này được nghiên cứu chủ yếu theo phương pháp mô tả, đánh giá tình hình sản xuất, quá trình chuẩn bị sản xuất và các yếu tố đầu vào của Nhà máy.

5. Cấu trúc của khóa luận Phần 1: Đặt vấn đề

Trình bày lí do lựa chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu -Chương 1: Tổng quan vềvấn đền nghiên cứu

- Chương 2: Tình hình thực hiện công tác chuẩn bị các điều kiện sản xuất tại Nhà máy May 4– Công ty Cổphần Dệt May Huế.

- Chương 3: Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác chuẩn bị các điều kiện sản xuất của Nhà máy May 4–Công ty Cổphần Dệt May Huế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ SẢN XUẤT NGÀNH MAY

1.1. Khái niệm về sản xuất

Sản xuất là quá trình tạo ra sản phẩm dịch vụ.Về thực chất, sản xuất chính là quá trình chuyển đổi các yếu tố đầu vào biến chúng thành các yếu tố đầu ra dưới dạng sản phẩm hay dịch vụ, có giá trị mang lại lợiích cho người sửdụng.

Sản xuất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người, là quá trình làm ra sản phẩm đểsửdụng, trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính sau: sản xuất cái gì?, sản xuất như thế nào?, sản xuất cho ai?, giá thành sản xuất và làm thế nào đểtối ưu hóa việc sửdụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm–(Giáo trình Quản trịsản xuất (2010) - Nguyễn Anh Sơn).

1.2 Quá trình hoạt động sản xuất.

Sản xuất trong hoạt động kinh doanh bao gồm tất cả các hoạt động nhằm biến đổi các yếu tố đầu vào thành các yếu tố đẩu ra như các loại dịch vụ, bán thành phẩm, thành phẩm…ở từng công đoạn trong các quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Sự chuyển đổi này là hoạt động trọng tâm và phổbiến của hệthống sản xuất. Đây là một hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự thành công và phát triển của doanh nghiệp.

Quá trình sản xuất sửdụng các nguồn lực để tạo ra hàng hóa, dịch vụ phù hợp với mục đích sửdụng hay trao đổi trong nền kinh tế thị trường. Các công tác chuẩn bị trong quá trình sản xuất phải có sựphối hợp nhịp nhàng.

Quá trình sản xuất gồm ba yếu tố cơ bản: Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.

Hoạt động sản xuất liên quan trực tiếp đến chất lượng, chi phí và giá cả sản phẩm trên thị trường. Việc phân tích tập trung chủyếu vào đánh giá năng lực sản xuất, quá trình sản xuất, chất lượng, chi phí của doanh nghiệp. Việc xác định đúng những điểm mạnh điểm yếu trong chức năng sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định phù hợp. Khi doanh nghiệp có thểtạo ra những sản phẩm có giá thành thấp,

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

chất lượng cao thì hoạt động của doanh nghiệp xét vềtổng thểsẽrất thuận lợi, từhoạt động maketing đến bán hàng và dịch vụsau bán hàng.

Quá trình sản xuấtđược thực hiện qua sơ đồ dưới đây:

(Nguồn: Giáo trình quản trị sản xuất (2010), Nguyễn Anh Sơn )

1.3. Mục tiêu của quá trình chuẩn bị sản xuất

Kết nối các khâu nhằm đảm bảo

Các yếu tố đầu vào

Giảm chi phí,

tăng năng suất Nâng cao chất lượng sản phẩm Đầu vào

-Đất đai -Lao động - Vốn

- Máy móc thiết bị - Tiền

- Nguyên vật liệu -Phương tiện sản xuất.

Quá trình chuyển hóa - Thông qua - Sản xuất - Hoạt động tài chính

- Marketing

Đầu ra - Sản phẩm và dịch vụ

- Máy móc thiết bị - Giáo dục - Du lịch - Hàng không - Phòng nghỉ…

Khách hàng

Sơ đồ 1.1: Quá trình sản xuất

Hình 1.1: Mục tiêu quá trình chuẩn bị sản xuất

(Nguồn: Giáo trình Quản trịsản xuất (2010), Nguyễn Anh Sơn)

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

6

1.4. Quy trình sản xuất

(Nguồn: Giáo trình công nghệmay (2015), đại học công nghiệp TP.HCM) Quy trình công nghệ sản xuất

Giai đoạn sản xuất Chuẩn bị sản xuất

Kho NPL Phòng kỹthuật Bộphận

cắt

Chuyền may

Bộphận KCS

Tổ ủi Bộphận

hoàn thành

Nhập kho Nhận mẫu Kiểm tra NPL

Kĩ Thuật triển khai

KCS may

ủi thành phẩm

Gắn thẻbài, gắn nhãn

Nghiên cứu mẫu Trải cắt

Kiểm tra, chất lượng,

số lượng nguyên phụ

liệu

Thiết kếmẫu Đánh số

KCS hoàn thành Lắp ráp

các cụm

Đóng kiện

May mẫu Bốc tập phối

Sơ đồ

Mẫu cứng Lập TLKT và làm rập

Ép keo Nhập kho

Xuất hàng

Sơ đồ 1.2: Quy trình sản xuất công nghệ may

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

1.5. Nội dung của quá trình chuẩn bị sản xuất 1.5.1. Dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm

Dự báo là khoa học và nghệ thuật tiên đoán các sự việc có thể xảy ra trong tương lai.

- Tính khoa học của dự báo nhu cầu được thể hiện ở chỗ khi tiến hành dự báo người ta phải căn cứtrên các dữ liệu phản ánh tình hình thực tế trong quá khứvà hiện tại, căn cứ vào cơ sở khoa học đểdự đoán những sựviệc có thểxảy ra trong tương lai.

Người ta có thể sử dụng phương pháp định lượng trên cơ sở một số mô hình toán học nào đó để đưa ra những dự báo trong tương lai. Phương pháp định lượng có tính khoa học cao và làm cơ sởcho nhà quản trị đưa ra quyết định vềdựbáo. Tuy nhiên nhu cầu về sản phẩm không phải lúc nào cũng ổn định, cố định mà nó luôn biến động đòi hỏi các nhà quản trịphải sửdụng kết hợp với phương pháp nghệthuật.

- Nghệ thuật trong dự báo nhu cầu thểhiệnở chổ nhà quản trị phải có tài phán đoán, kinh nghiệm trong những điều kiện thiếu thông tin nhu cầu của khách hàng biến động mạnh.Chính tính nghệthuật này làm cho dự báo linh hoạt hơn, nhưng cũng làm giảm tính chính xác của nó.

 Dựbáo vừa có tính chính xác, vừa có sai lệch và rất khó dự báo chính xác hoàn toàn. Dự báo bao giờ cũng có sai số, chỉ ngẫu nhiên nếu chúng ta dự báo đúng hoàn toàn. Tính chính xác của dự báo càng thấp khi thời gian dự báo càng dài. Khi nghiên cứu các kỹ thuật dự báo thì ít có phương pháp nào vượt trội hơn cả. Phương pháp này có thể là tốt đối với doanh nghiệp này dưới những điều kiện nào đó, nhưng cũng có thể là không tốt đối với doanh nghiệp khác hoặc mỗi bộ phận trong doanh nghiệp nó có thểkhác nhau.

1.5.1.1. Vai trò của dự báo

Doanh nghiệp hoạt động trong môi trường kinh doanh luôn thay đổi, nhu cầu về sản phẩm và dịch vụcũng thay đổi theo từng tháng. Khối lượng sản phẩm sản xuất thực tế công ty thay đổi xoay quanh nhu cầu. Kết quảcủa dự báo là cơ sở cho doanh nghiệp lập kếhoạch sản xuất và kếhoạch sửdụng các nguồn lực đểchủ động kinh doanh.

Các kết quảcủa dự báo làm cơ sở cho doanh nghiệp xây dựng chiến lược dài hạn giúp doanh nghiệp chủ động đối phó với những thay đổi của thị trường và dùng làm căn cứcho các quyết định điều hành hàng ngày. Đểhoạt động sản xuất kinh doanh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

ổn định, các nguồn lực được cung cấp đầy đủ, kịp thời đòi hỏi việc dự báo của doanh nghiệp phải tương đối chính xác và phải đảm bảo liên tục.

1.5.1.2. Phân loại dự báo

Căn cứvào nội dung công việc cần dựbáo:

 Dựbáo kinh tế

Dự báo kinh tế do cơ quan nghiên cứu, các bộ phận tư vấn kinh tế nhà nước thực hiện. Những chỉ tiêu này có giá trị lớn trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện cho công tác dựbáo trung hạn, dài hạn của doanh nghiệp.

 Dựbáo kỹthuật công nghệ

Dự báo này đềcập đến các mức độphát triển khoa học kĩ thuật công nghệtrong tương lai. Loại này rất quan trọng đối với các ngành có hàm lượng kỹthuật cao như dự báo năng lượng nguyên tử, hàng không vũ trụ, dầu lửa, công nghệthông tin.

 Dựbáo nhu cầu

Thực chất dựbáo nhu cầu là dựkiến, tiên đoán vềnhu cầu cấp độ vĩ mô, vi mô.

Loại dự báo này các nhà quản trị sản xuất đặc biệt quan tâm vì qua đó các doanh nghiệp sẽquyết định được quy mô sản xuất hoạt động của công ty, là cơ sở để dựkiến vềtài chính nhân sự, tiếp thị

Căn cứvào thời gian

 Dựbáo ngắn hạn:

Thời gian: Khoảng thời gian dựbáo ngắn hạn dưới 1 năm.

Mục tiêu chủyếu là phục vụcho các hoạt động điều hành sản xuất

Ví dụ: Kếhoạch mua hàng, phân công, bốtrí công việc cho người và máy.

 Dựbáo trung hạn:

Thời gian: khoảng 1 đến 3 năm.

Ví dụ: Có cần làm thêm giờ hay tuyển thêm lao động mới, lập kế hoạch sản xuất, kếhoạch bán hàng, dựthảo ngân sách,kếhoạch tiền mặt…

 Dựbáo dài hạn:

Thời gian: Kéo dài 3 năm trở lên đềcập đến vấn đề mang tính định hướng Ví dụ: Kế hoạch nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới, kế hoạch định vị doanh nghiệp hoặc mở rộng doanh nghiệp, chiến lược cạnh tranh, chiến lược đầu tư, chiến lược vềchất lượng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

1.5.2. Hoạch định tổng hợp các nguồn lực trong sản xuất 1.5.2.1. Phân loại kế hoạch

Trong quá trình lập kếhoạch xét vềmặt thời gian, nhà quản trịlập ra 3 loại kếhoạch:

Kếhoạch ngắn hạn

- Được xây dựng cho thời gian ngắn hạn dưới 3 tháng: Kế hoạch ngày, tuần, tháng…

- Thương do những nhà quản trị tác nghiệp ở phân xưởng, đội nhóm xây dựng.

- Các công việc thuộc kế hoạch ngắn hạnthường là: Phân giao công việc, lập tiến độsản xuất, đặt hàng…

Kếhoạch trung hạn

- Chỉbắt đầu sau khi đã có quyết định vềcông suất dài hạn.

- Kế hoạch trung hạn không thể thực hiện được trong ngày một ngày hai mà cũng không thể kéo dài như kếhoạch dài hạn được.

Kếhoạch dài hạn

- Giúp nhà quản trị đưa ra những kế hoạch dài hạn thuộc về chiến lược, huy động công suất của doanh nghiệp và nó thường là trách nhiệm của các nhà quản lý cấp cao trong doanh nghiệp.

- Kếhoạch dài hạn có thểlà nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, đầu tư, mởrộng sản xuất.

1.5.2.2. Nhiệm vụ của hoạch định tổng hợp

- Điều chỉnh tốc độ sản xuất, số lượng công nhân, mức độ tồn kho, thời gian làm việc thêm giờ, và lượng đặt hàng gia công bên ngoài với mục đích là giảm thiểu chi phí sản xuất hoặc giảm thiểu sựbiến động nhân lực hay mức độtồn kho trong suốt giai đoạn kếhoạch.

- Hoạch định tổng hợp là bước mở rộng hệthống kếhoạch sản xuất. Do đó khi hoạch định tổng hợp cần nắm rõ các yếu tốtácđộng lên kếhoạch sản xuất.

- Nhà quản trị không chỉ dựa vào những kết quả dựbáo mà còn xem xét những số liệu về tình hình tài chính, về nhân sự, về nguồn cung ứng nguyên vật liệu, lượng dự trữ, khả năng thuê gia công bên ngoài mới có thể tiến hành hoạch định sản xuất được. Từ hoạch định tổng hợp doanh nghiệp mới có thể lập lịch trình sản xuất, hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu và điều độsản xuất.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

1.5.2.3. Mục tiêu của hoạch định tổng hợp

-Phát triển kếhoạch sản xuất có tính hiện thực và tối ưu.

- Tính hiện thực: Các kế hoạch phải đáp ứng nhu cầu khách hàng trong khả năng của doanh nghiệp.

- Tính tối ưu: Bảo đảm việc sửdụng hiệu quảcác nguồn lực của đơn vị.

Tính tối ưu mặc dù rất khó đạt được,song hoạchđịnh tổng hợp ít nhất cũng phải đảm bào sửdụng hợp lí các nguồn lực và chi phíở mức thấp nhất.

1.5.2.4. Quá trình lập kế hoạch

Trong quá trình lập kếhoạch sản xuất có thểxảy ra hai khuynh hướng:

- Thứnhất: Duy trì mức sản xuất quá cao đểdoanh nghiệp hoạt động trong tình trạng dư thừa khả năng, hoặc tích lũy tồn kho quá cao gây lãng phí.

- Thứhai: Duy trì sản xuất quá thấp không đủ đối phó với nhu cầu tăng lên làm mất khách hàng, bỏlở cơ hội kinh doanh.

Quá trình lập kếhoạch được thểhiện rõởsơ đồsau:

(Nguồn: Giáo trình Quản trị sản xuất (2015), Đại học công nghiệp TP.HCM) Hình 1.2: Quá trình lập kế hoạch sản xuất

1.6. Bố trí mặt bằng và lựa chọn thiết bị trong sản xuất 1.6.1. Bố trí mặt bằng sản xuất

1.6.1.1. Các yếu tố quyết định bố trí mặt bằng sản xuất

Việc lựa chọn địa điểm mặt bằng sản xuất và bố trí mặt bằng do nhiều yếu tố quyết định như:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

-Đặc điểm của sản phẩm - Khối lượng và tốc độsản xuất -Đặc điểm vềthiết bị

- Diện tích mặt bằng

-Đảm bảo an toàn trong sản xuất…

1.6.1.2. Các nguyên tắc sắp xếp bố trí mặt bằng sản xuất

Tuân thủquy trình công nghệsản xuất:

Thứtự phân xưởng được sắp xếp theo trình tựcủa quy trình công nghệsản xuất sản phẩm, sản phẩm đi qua phân xưởng nào trước thì phân xưởng đó được bốtrí gần kho nguyên liệu, phân xưởng cuối cùng mà sản phẩm phải đi qua sẽ nằm gần kho thành phẩm, hai phân xưởng có quan hệtrực tiếp trao đổi sản phẩm cho nhau sẽ được bố trí cạnh nhau. Để thuận lợi cho việc vận chuyển, kho nguyên liệu và kho thành phẩm thường được bốtrí gần đường giao thông chính bên ngoài doanh nghiệp.

Đảm bảo khả năng mởrộng sản xuất:

Quy luật phát triển thường dẫn đến tăng năng suất sản lượng hoặc đa dạng hóa sản phẩm bằng cách đưa vào sản xuất thêm các loại sản phẩm khác, điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động thường có nhu cầu mở rộng mặt bằng sản xuất. Vì vậy, ngay từkhi chọn địa điểm và bố trí mặt bằng sản xuất phải dựkiến khả năng mởrộng trong tương lai

Đảm bảo an toàn cho sản xuất vàngười lao động:

Khi bố trí mặt bằng đòi hỏi phải tính đến các yếu tố về an toàn cho người lao động, máy móc thiết bị, đảm bảo chất lượng sản phẩm và tạo môi trường làm việc thuận lợi cho người công nhân. Mọi quy định về chống ồn, bụi, chống rung, chống nóng, chống cháy nổ…phải được tuân thủ. Trong thiết kế mặt bằng phải đảm bảo khả năng thông gió và chiếu sáng tự nhiên. Các phân xưởng sinh ra nhiều bụi, khói, hơi độc, bức xạcó hại…phải được bốtrí thành khu nhà riêng biệt và không được bốtrí sát khu vực có dân cư. Các kho chứa vật liệu dể cháy nổphải bốtrí xa khu vực sản xuất và phải trang bị các thiết bị an toàn phòng chống cháy nổ. Những thiết bị gây ra rung động lớn có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các thiết bị khác vàảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm không nên đặt cạnh các thiết bịcó giá trịlớn…

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

Tận dụng hợp lý không gian và diện tích mặt bằng:

Sửdụng tối đa diện tích mặt bằng hiện có sẽgiúp cho doanh nghiệp giảm được chi phí thuê mặt bằng. Điều này không chỉ áp dụng đối với diện tích sản xuất mà còn áp dụng cả đối với diện tích kho hàng. Việc tận dụng tối đa diện tích không chỉ đề cập đến diện tích mặt sàn tính theo m2mà còn tính cảkhông gian hiện có.

Đảm bảo tính linh hoạt của hệ thống. Bố trí mặt bằng phải xét đến khả năng thay đổi và các thiết bị phải được bố trí làm sao để có thểthực hiện được những thay đổi đó với chi phí thấp nhất và đảm bảo tínhổn định trong quy trình sản xuất.

Tránh hay giảm tới mức tối thiểu trường hợp nguyên liệu đi ngược chiều:

- Vận chuyển ngược chiều không những làm tăng cựly vận chuyển mà còn gây ùn tắc các kênh vận chuyển vật tư.

1.6.1.3. Các hình thức bố trí sản xuất trong doanh nghiệp

Bốtrí theo sản phẩm

Bố trí sản xuất theo sản phẩm (dây chuyền hoàn thiện thực chất) là sắp xếp những hoạt động theo một dòng liên tục những việc cần thực hiện đểhoàn thành một công việc cụthể.

Hình thức bốtrí này phù hợp với kiểu sản xuất hàng loạt, sản xuất liên tục, khối lượng sản xuất lớn hoặc những công việc có tính chất lặp lại và nhu cầuổn định.

Dòng di chuyển của sản phẩm có thể theo một đường thẳng, đường gấp khúc hoặc có dạng chữ U, chữ L, W, M hay xương cá. Chọn bố trí mặt bằng như thế nào phụthuộc vào diện tích và không gian của nhà xưởng, tính chất của thiết bị, quy trình công nghệ, mức độdểdàng giám sát hoặc các hoạt động tác nghiệp khác.

Đặc điểm:

+ Vật tư di chuyển theo băng tải

+ Khối lượng các chi tiết đang gia công tương đối nhỏ, phần lớn chúng được lưu giữtạm thời trên hệthống vận chuyển vật tư.

+ Công nhân đứng máy có tay nghềvừa phải, thường phụtrách hai hay nhiều máy.

+ Sửdụng những máy chuyên dùng đặc biệt, các đồgá, kẹp.

+ Ít cần quy định chi tiết trình tựkiểm tra sản xuất.

+ Đầu tư lớn vào các máy móc chuyên dùng có tính linh hoạt kém.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

Đánh giá -Ưu điểm:

+ Chi phí đơn vịsản phẩm thấp.

+ Giảm bớt khoảng cách vận chuyển nguyên vật liệu.

+ Giảm bớt khối lượng lao động trong quá trình.

+ Giảm thời gian gia công và tổng thời gian sản xuất.

+ Đơn giản hóa các bước thực hiện công việc.

+ Hệthống sản xuất ít khi bị ngừng vì những trục trặc của máy móc thiết bị và con người.

- Hạn chế:

+ Độlinh hoạt thấp, mỗi lần thay đổi sản phẩm lại phải sắp xếp lại mặt bằng.

+ Các công việc bị phụ thuộc vào thời gian và trình tự ( mỗi một bộ phận trên đường dây đều phụthuộc lẫn nhau, máy móc hỏng hoặc có công nhân nghỉ việc sẽ ảnh hưởng đến tính liên tục của dây chuyền).

+ Công việc đơn điệu sẽgây nhàm chán cho công nhân.

+ Chi phí bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bịcao.

Bốtrí theo quá trình

Bốtrí theo quá trình, hay còn gọi là bố trí theo chức năng hoặc bốtrí theo công nghệ, thực chất là nhóm những công việc tương tựnhau thành những bộphận có cùng quá trình hoặc chức năng thực hiện. Sản phẩm trong quá trình chếtạo di chuyển từ bộ phận này sang bộphận khác theo trình tự các công đoạn phải được thực hiện trước đó.

Đặc điểm:

Bố trí theo quá trình phù hợp với hình thức sản xuất gián đoạn, chủng loại và mẫu mã da dạng, thể tích của mỗi sản phẩm tương đối nhỏ, đơn hàng thường xuyên thay đổi, cần sửdụng một máy cho hai hay nhiều công đoạn.

+ Cần có lực lượng lao động lành nghề.

+ Luôn cần nhiều lệnh sản xuất trong quy trình.

+ Nguyên vật liệu luôn di chuyển giữa các công đoạn và các phân xưởng.

+ Khối lượng vật tư trong qua trình gia công lớn.

+ Trongphân xưởng cần một địa điểm rộng đểtrữvật tư chưa gia công.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

+ Thiết bịvận chuyển vật tư vạn năng.

Đánh giá -Ưu điểm:

+ Có tính linh hoạt cao vềthiết bị và con người.

+Đầu tư thiết bị ban đầu nhỏ.

+ Nâng cao trìnhđộ chuyên môn

+ Công việc đa dạng khiến công nhân không bịnhàm chán.

- Hạn chế:

- Chi phí sản xuất đơn vịcao.

- Vận chuyển kém hiệu quả.

- Việc lập kếhoạch, lập lịch trình sản xuất khôngổn định.

- Khó kiểm tra, kiểm soát các công việc.

- Năng suất thấp vì các công việc không giống nhau, mỗi lần thay đổi công nhân lại mất công tìm hiểu công việc mới.

- Mức độsửdụng thiết bịkhông cao.

Bốtrí theo vịtrí cố định

Bố trí theo vị trí là kiểu bố trí mang tính chất đặc thù của dự án sản xuất, sản phẩm được định tại một địa điểm và người ta sẽmang máy móc thiết bị, công nhân và nguyên phụliệu đến đểthực hiện các công việc tại chổ. Hình thức này phù hợp với các sản phẩm dểvỡ, cồng kềnh hoặc rất nặng không thểchuyển được.

Đánh giá -Ưu điểm:

+ Giảm sự vận chuyển đểhạn chếnhững hư hỏng đối với sản phẩm và chi phí dịch chuyển.

+ Công việc đa dạng - Hạn chế:

+ Đòi hỏi phải sửdụng thợcó kỹ năng cao và đa năng để có thểthực hiện công việc có trình độchuyên môn hóa cao.

+ Chi phí vận chuyển thiết bị, con người và nguyên vật liệu cao.

+ Khó kiểm soát con người.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

+ Hiệu quả sử dụng thiết bị thấp, vì thiết bị có thể được chuyển đến mà chưa dùng được ngay.

1.6.2. Nguyên tắc lựa chọn thiết bị

Đểlựa chọn được máy móc, thiết bị thích hợp và có lợi nhất, cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Thiết bịphải phù hợp với công nghệ, công suất đã lựa chọn.

- Phải đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu.

- Phải phù hợp với xu thếphát triển kỹthuật chung, càng tiên tiến càng tốt. Hạn chếnhập các thiết bị lần thứhai.

- Giá cảphải chăng - Có bảo hành

- Tuổi thọkinh tếdài

- Phải kiểm tra tận gốc, nhất là đối với các thiết bịchủyếu.

- Phải tính toán kinh tế, so sánh giữa các phương án với nhau để chọn ra phương án tốt nhất.

1.7. Điều độ sản xuất

1.7.1. Khái niệm công tác điều độ sản xuất

Điều độsản xuất là công tác điều hành, sắp xếp phân bổcác yếu tố có sẳn, bao gồm thiết bị, lao động, nguyên vật liệu, nhà xưởng sao cho khoa học, chặt chẽ, hợp lý để sản xuất được hiệu quả cao nhất, thời gian thực hiện nhanh nhất, ít tốn kém nhất, mang lại lợi nhuận cao nhất.

Điều độsản xuất là khâu tiếp tục ngay sau khi hoàn thành thiết kếhệthống sản xuất và xây dựng kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Đây là khâu tổ chức, chỉ đạo triển khai hệ thống tổ chức sản xuất đã được thiết kế, nhằm đạt được mục tiêu, kế hoạch đãđề ra.

Điều độ sản xuất phụ thuộc rất lớn vào hoạt động thiết kế và hoạch định hệ thống sản xuất, đặc biệt trong tất cảcác khâu.

1.7.2. Nhiệm vụ của điều độ trong sản xuất

- Dựa vào kếhoạch của ban giám đốc, phòng điều hành và phòng kếhoạch xuất nhập khẩu để lên phương án, đưa ra kếhoạch sản xuất cụthểcho nhà máy.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

- Tìm ra phương án khả thi đảm bảo giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa các mục tiêu.

- Trong quá trình điều độ thường có rất nhiều phương án được đặt ra. Mỗi phương án phù hợp với những điều kiện cụthểvà có những mặt tích cực riêng.

Quá trìnhđiều độsản xuất bao gồm các nội dung khác nhau:

- Dự tính các nguồn lực như số lượng máy móc thiết bị, nguyên liệu và lao động cần thiết đểhoàn thành khối lượng sản phẩm.

- Xây dựng lịch trình sản xuất, bao gồm các công việc chủ yếu là xác định số lượng khối lượng các công việc trong một khoảng thời gian nhất định, tổng thời gian phải hoàn thành tất cảcác công việc, thời gian bắt đầu và kết thúc của từng công việc, thứtựcác công việc.

- Phân giao công việc và thời gian phải hoàn thành trong những khoảng thời gian nhất định cho từng người, từng bộphận, từng máy…

- Sắp xếp thứ tự các công việc trên các máy và nơi làm việc sao cho thời gian ngừng máy và thời gian chờ đợi là nhỏnhất.

- Theo dõi, phát hiện những biến động bất thường có thể ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành lịch sửsản xuất đúng kế hoạch hoặc những hoạt động gây lãng phí, tăng chi phí và đềxuất những giải pháp chỉnh sửa kịp thời.

Việc sắp xếp, phân công, giao công việc cho nơi làm việc, máy móc hoặc người lao động cần các yếu tố như:

-Đặc điểm, tính chất công việc.

- Những đòi hỏi vềcông nghệ.

- Công dụng tính năng của máy móc thiết bịdây chuyền công nghệ.

- Trìnhđộ và khả năng của công nhân.

1.8. Hoạch định nguyên vật liệu và quản trị hàng dự trữ 1.8.1. Vai trò của hoạch định nhu cầu nguyên phụ liệu

Nguyên phụ liệu là một trong những yếu tố đầu vào đặc biệt quan trọng đối với một doanh nghiệp.Việc hoạch định chính xác và quản lý tốt nguyên phụliệu sẽgóp phần đảm bảo sản xuất diễn ra nhịp nhàng,ổn định thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trong mọi thời điểm và là biện pháp quan trọng giảm chi phí sản xuất, hạgiá thành sản phẩm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

Đối với các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt các doanh nghiệp sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm thì việc xác định nhu cầu và dựtrữ nguyên phụ liệu ảnh hưởng rất nhiều đến chi phí sản xuất. Để sản xuất mỗi loại sản phẩm đòi hỏi phải có một số lượng các chi tiết, bộ phận nguyên phụ liệu rất đa dạng, nhiều chủng loại khác nhau.

Thêm vào đó, lượng nguyên phụ liệu cần sửdụng vào những thời điểm khác nhau và không cố định. Vì vậy, việc lập kếhoạch xác định nhu cầu nguyên phụliệu, đúng khối lượng và thời điểm là một vấn đề không hề đơn giản, đòi hỏi nhà quản trị phải tính toán sao cho nguyên phụliệu đầy đủ, kịp thời với chi phí nhỏnhất.

Các bước hoạch định nhu cầu nguyên phụliệu -Bước 1: Phân tích cấu trúc sản phẩm

Phương pháp hoạch định nhu cầu nguyên phụliệu được tiến hành dựa trên việc phân loại nhu cầu độc lập và nhu cầu phụthuộc.

Nhu cầu độc lập là nhu cầu về sản phẩm cuối cùng và các chi tiết bộ phận khách đặt hàng

Nhu cầu phụ thuộc là những nhu cầu tạo ra từ các nhu cầu độc lập, nó được tính toán từcác quá trình phân tích sản phẩm thành các bộphận, chi tiết và nguyên phụliệu.

-Bước 2: Xác định tổng nhu cầu và nhu cầu thực tế

Tổng nhu cầu chính là tổng số lượng dựkiến đối với loại chi tiết hoặc nguyên phụliệu trong tưng giai đoạn mà không tínhđến dựtrữa hiện có.

Nhu cầu thực tế là lượng nguyên phụliệu cần thiết trong từng khoảng thời gian nhất định và được xác định như sau:

Nhu cầu thực tế

= Tổng

nhu cầu

- Dựtrữ sẵn có

+ Dựtrữan toàn

+ Hệsốphếphẩm cho phép Trong đó:

Dựtrữsẵncó = Lượng tiếp nhận theo tiến độ+ Dựtrữcòn lại kì trước

Dữtrữ sẵn có là tổng dự trữ đang có ởthời điểm bắt đầu của từng thời kỳ. Dự trữsẵn có theo kếhoạch là số lượng dữtrữtheo dự kiến, có thể được sửdụng đểthỏa mãn nhu cầu sản xuất.

Lượng tiếp nhận là tổng sốbộphận, chi tiết đãđưa vào sản xuất nhưng chưa hoàn thành hoặc số lượng đặt hàng mong đợi sẽnhận được tại điểm bắt đầu mỗi giai đoạn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

Đơn hàng phát ra theo kế hoạch là tổng khối lượng dự kiến kế hoạch đặt hàng trong từng giai đoạn

Đặt hàng theo lô là số lượng đặt hàng bằng với nhu cầu thực tế

Đặt hàng theo kích cở là số lượng hàng hàng đặt có thể vượt nhu cầu bằng cách nhân với một lượng cụthểhoặc bằng đúng lượng yêu cầu trong thời điểm đó.

- Bước 3: Xác định thời gian phát lệnh sản xuất đơn hàng theo nguyên tắc trừ lùi từthời điểm sản xuất.

Đểcung cấp hoặc sản xuất nguyên liệu, chi tiết cần tốn thời gian cho chờ đợi, chuẩn bị, bốc dở, vận chuyển, sắp xếp hoặc sản xuất. Đó là thời gian phân phối hay thời gian cung cấp, sản xuất của mỗi bộ phận. Do đó, từthời điểm cần có sản phẩm để đáp ứng nhu cầu khách hàng sẽphải tính ngược lại để đáp ứng nhu cầu khách hàng sẽ phải tính ngược lại để xác định khoảng thời gian cần thiết cho từng chi tiết bộ phận.

Thời gian phải đặt hàng sản xuất được tính bằng cách lấy thời điểm cần có trừ đi khoảng thời gian cung ứng hoặc sản xuất cần thiết đủ để cung cấp đúng lượng hàng yêu cầu.

1.8.2. Vai trò của hàng dự trữ

Hàng dựtrữlà số lượng hàng hóa được tạo trong kinh doanh nhằm đáp ứng cho nhu cầu tương lai. Hàng dự trữ thường chiếm tỷ trong lớn trong tài sản của doanh nghiệp (thông thường chiếm 40 –50%). Chính vì vậy, việc quản lý, kiểm soát tốt hàng dựtrữcó ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó góp phần đảm bảo cho quá trình sản xuất tiến hành liên tục, có tính hiệu quả.

Đối với lĩnh vực sản xuất, sản phẩm trải qua một quá trình chếbiến để biến các yếu tố đầu vào là nguyên vật liệu sản phẩm thành các yếu tố ở đầu ra tạo nên hàng dựtrữbao gồm nguyên liệu, bán thành phẩm trên dây chuyền và thành sản phẩm cuối cùng.

Trong quản trịdựtrữ thường đềcập đến các loại chi phí liên quan sau đây:

- Chi phí mua hàng: Là chi phí được tính từkhối lượng hàng của đơn hàng và giá mua một đơn vị. Chi phí này có thể được hưởng giảm giá nếu mua cùng một lúc với số lượng lớn.

- Chi phí lưu kho: Là những chi phí phát sinh trong thực hiện hoạt động dựtrữ.

Nó bao gồm các chi phí:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

+ Chi phí cơ hội: Khi món hàng được dự trữ thì vốn đầu tư không dùng vào mục đích khác được hoặc lãi suất ngân hàng không tồn đọng hàng.

+ Chi phí cất giữ: Chi phí thuê địa điểm lưu giữ hàng hóa, chi phí hao mòn cơ sởhạtầng kho bãi, bảo hiểm, chi phí bảo quản.

+ Chi phí do lỗi thời, hư hỏng và mất mát: Chi phí do lỗi thời sẽ được phân bổ cho các món hàng có nhiều rủi ro bị lỗi thời, mà rủi ro càng cao thì chi phí càng lớn.

Chi phí mất mát là chi phí có thểdo hàng hóa bịláy cắp, thất thoát hoắc đổvỡ.

- Chi phí thiếu hàng: Là những tổn thất do thiếu hàng gây nên. Từ góc độ bán hàng, nếu thiếu hàng cung cấp, khách hàng sẽchuyển sang đặt hàng của doanh nghiệp khác. Từ góc độ sản xuất, trong quá trình sản xuất, thiếu hàng dẫn đến việc ngừng sản xuất đợi nguyên liệu,ứ đọng bán thành phẩm, kéo dài thời gian giao hàng và dẫn đến ngưng ca.

Trong sản xuất kinh doanh,dự trữhàng hóa, nguyên vật liệu là cần thiết khách quan, vì duy trì hàng dựtrữcó những vai trò sau:

- Đảm bảo sự gắn bó, liên kết chặt chẽ giữa các khâu, các giai đoạn trong quá trình sản xuất. Khi cung và cầu vềmột loại hàng dựtrữnàođó không đều đặn giữa các thời kỳ, thì việc duy trì thường xuyên một lượng dự trữnhằm tích lũy đủcho thời kỳ cao điểm là một vấn đềhết sức cần thiết. Nhờ duy trì dựtrữ, quá trình sản xuất sẽ được tiến hành liên tục, tránh được sựthiếu hụt đứt quãng của quá trình sản xuất.

-Đảm bảo kịp thời nhu cầu khách hàng, trong bất kì thời điểm nào. Đây cũng là cách tốt nhất để duy trì và tăng số lượng khách hàng của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, việc duy trì một khách hàng là rất khó khăn, ngược lại, để mất đi một khách hàng là rất dễ.

- Phòng ngừa những yếu tố rủi ro trong sản xuất và cung ứng (những lúc máy hỏng hoặc cungứng nguyên phụliệu chưa kịp thời). Sự thay đổi của thời gian sản xuất và vận chuyển trong suốt quá trình hoạt động cũng có thể diễn ra sẽ dẫn đến các sự không chắc chắn vềthời gian đáp ứng đơn hàng. Dữtrữcó thểlàm giảm tác động của sựbiến đổi trên giúp doanh nghiệp hoạt động trong môi trường một cách bình thường.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY MAY 4 – CÔNG TY CỔ

PHẦN DỆT MAY HUẾ

2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Dệt May Huế 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

2.1.1.1. Khái quát chung

- Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔPHẦN DỆT MAY HUẾ

- Tên giao dịch quốc tế: HUE TEXTILE GARMENT JOINT STOCK COMPANY - Tên viết tắt: HUEGATEX

- Logo:

- Vốn điều lệ: 100.000.000 (Một trăm tỷ đồng chẵn)

-Địa chỉ: 122 Dương Thiệu Tước– Phường Thủy Dương –Thịxã Hương Thủy –Tỉnh Thừa Thiên Huế.

-Điện thoại: (84).234.3864337–(84).234.3864957 - Email: khxnk.huegatexco.vn

- Fax: (84).234.3864.338 - Website: huegatex.com.vn - Mã sốcổphiếu: HDM

2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển

CTCP Dệt may Huếlà thành viên của Tập đoàn Dệt may Việt Nam được thành lập ngày 26/03/1988. Căn cứ theo quyết định số 169/2001/QĐ-BCN ngày 09/12/2004 và quyết định số 2722/2005/QĐ-BCN ngày 25/08/2005 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) chuyển Công ty Dệt may Huếthành CTCP Dệt May Huế, hoạt động theo giấy phép đăng ký số 3103000140 ngày 17/11/2005 và thay đổi lần thứ nhất số 3300100628 ngày 21/5/2012 do phòng đăng kí kinh doanh Doanh nghiệp–Sởkếhoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huếcấp.

- Các mốc phát triển của Công ty:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

+ Tháng 04/1994: Nhà máy Sợi Huếtiếp nhận nhà máy Dệt Thừa Thiên Huếvà chuyển đổi tổ chức của Nhà máy sợi Huế thành Công ty Dệt Huếtheo Quyết định số 140/QĐ – TCLĐ

+ Tháng 05/2000: Do yêu cầu hoạt động sản xuất, công ty Dệt Huế được đổi tên thành Công ty Dệt May Huếtheo Quyết định số 29/QĐ – HĐQT ngày 18/08/2000 của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam.

+ Tháng 04/2002: Công ty Dệt May Huếtiếp nhận và sát nhập công ty May xuất khẩu Thừa Thiên Huếchuyển giao và thành lập một đơn vịthành viên là nhà máy May II.

+ Tháng11/2005 đến nay, do nhu cầu đổi mới và phát triển doanh nghiệp, công ty Dệt May Huế thực hiện phương án cổ phần hóa công ty, chuyển tên Công ty Dệt May Huếthành CTCP Dệt May Huếtheo quyết định số 169/2004/ QĐ-BCN.

Công ty chuyên sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng sợi, vải dệt kim và hàng may mặc. Công ty có 7 nhà máy thành viên và gần 6.000 cán bộ công nhân lao động, doanh thu hàng năm trên 1.500 tỷ đồng, mức tăng trưởng từ 12- 15%/năm. Các nhà máy thành viên của Công ty bao gồm:

- Nhà máy Sợi được trang bị đồng bộ03 dây chuyền, thiết bị nhập khẩu từ Đức, Thụy Sĩ, Trung Quốc, Nhật Bản với 60.000 cọc sợi, sản lượng sợi hàng năm trên 12.000 tấn, bao gồm các loại sợi PE, PECO, sợi Cotton chải thô và chải kỹcó ghi sốtừ Ne 16 đến Ne 60.

- Nhà máy Dệt Nhuộm được trang bị các thiết bị dệt kim nhuộm, hoàn tất nhập khẩu từ Đức, Thụy Sỹ, Đài Loan với sản lượng vải dệt kim hàng năm là 1.200 tấn.

- Công ty hiện có 5 Nhà máy may thành viên,được trang bị các máy may hiện đại với các sản phẩm chính là áo T – shirt, Polo-shirt, áo Jacket, quần Short, quần áo trẻ em và các loại hàng may mặc khác làm từ vải dệt kim và dệt thoi. Sản lượng đạt trên 15 triệu sản phẩm/năm, tiếp tục cải tiến công tác quản lý, tiền lương, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm bao gồm:

+ 3 Nhà máy May tại Hương Thủy, Thừa Thiên Huếvới 50 chuyền May.

+ 1 Nhà máy May tại khu công nghiệpPhú Đa, Phú Vang, Thừa Thiên Huếvới 16 chuyền May.

+ 1 Nhà máy May tại LệThủy, Quảng Bình với 20 chuyền May

- Xí nghiệp Cơ Điện chuyên vận hành, chuyển tải trạm 110/6 KV, gia công cơ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

khí; sửa chửa và xây dựng các công trình phụcho các nhà máy thành viên.

Sản phẩm của công ty hiện nay đang được xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản, EU, Đài Loan, Hàn Quốc (đối với hàng may mặc), Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Bồ Đào Nha (đối với sản phẩm sợi) và được bán rộng rãi trên thị trường nội địa. Sản phẩm công ty nhiều năm được bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao.

Năm 2017, tổng doanh thu Công ty đạt 1.653 tỷ đồng.

2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh

- Ngành nghề : sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu sản phẩm sợi, vải, hàng may mặc.

-Địa bàn kinh doanh trong nước và xuất khẩu.

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Dệt May Huế - Chức năng

+ Sản xuất và kinh doanh các mặt hàng sợi, vải sản phẩm may mặc cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước.

+ Nhận gia công hàng dệt may cho các công ty trong và ngoài nước.

- Nhiệm vụ

+ Là đơn vị sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp. Bảo toàn và phát triển nguồn vốn được huy động từcác cổ đông và các tổchức kinh tếphát triển.

+ Thực hiện các nghĩa vụ, chính sách kinh tếvà pháp luật của nhà nước.

+ Thực hiện phân phối lao động trên cơ sở sản xuất kinh doanh hiệu quả, đảm bảo việc làm, chăm lo cải thiện đời sống tinh thần cho cán bộ, công nhân viên.

- Sứmệnh của Công ty

+ Huegatex cung cấp cho khách hàng và người tiêu dùng những sản phẩm thời trang đáng tin cậy cùng những dịch vụ chuyên nghiệp, tạo sự tự tin khi đồng hành cùng thương hiệu Huegatex.

- Triết lý kinh doanh + Làm đúng ngay từ đầu

+ An toàn, hiệu quả, bền vững và chuẩn mực quốc tế + Đoàn kết, hợp tác, chia sẻvà trách nhiệm xã hội

+Sựthịnh vượng của khách hàng là sựthành công của Huegatex.

2.1.4. Sơ đồ bộ máy tổ chức

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

2.1.4.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty Cổ phần Dệt May Huế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(35)

24

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy CTCP Dệt May Huế

(Nguồn: Phòng nhân sự)

Trường Đại học Kinh tế Huế

(36)

2.1.4.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty

- Đại hội cổ đông: Bao gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổphần; có chức năng quyết định những vấn đề được Luật pháp và điều lệ Công ty quy định.

- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lí công ty, có toàn quyền nhân danh công ty quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông và chịu trách nhiệm quản lí công ty và các quyền hợp pháp của cổ đông.

- Ban kiểm soát: Là cơ quan do Đại hội cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lí, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của công ty. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lí, hợp pháp trong hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính Công ty.

- Tổng giám đốc: Có quyền quyết định tất cả các vấn đềliên quan trực tiếp đến tình hình hoạt động hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước hộ đồng quản trị vềviệc thực hiện các quyền nhiệm vụ được giao.

- Các Phó Tổng giám đốc: là người giúp việc cho tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các phần phụ trách, chủ động giải quyết những công việc được Tổng giám đốcủy quyền và phân công theo chế độchính sách Nhà nước và điều lệcủa công ty.

Các phòng ban nghiệp vụ:

- Phòng nhân sự: Tham mưu cho lãnhđạo công ty vềcông tác quản lí lao động, an toàn lao động, xây dựng kếhoạch bồ dưỡng nguồn lực đáp ứng nhu cầu phát triển công ty. Thực hiện các nhiệm vụ về hành chính văn phòng đáp ứng kịp thời theo yêu cầu của lãnh đạo Công ty và các phòng nghiệp vụ. Nghiên cứu các chế độ chính sách của Nhà nước đểáp dụng thực hiện trong Công ty. Giải quyết các chế độ đối với người lao động. Xây dựng các nội quy, quy chếcông ty theo luật lao động.

- Phòng kinh doanh: Có chức năng tham mưu phương án kinh doanh tiêu thụ hàng nội địa. Tổ chức sản xuất, khai thác hàng may mặc, phát triển thị trường nội địa theo đúng định hướng của công ty.

- Phòng quản lí chất lượng: Có chức năng tham mưu cho Ban giám đốc vềcác

Trường Đại học Kinh tế Huế

(37)

giải pháp để thực hiện tốt công tác kỹ thuật trong từng công đoạn sản xuất, quản lý định mức tiêu hao nguyên phụ liệu. Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, tham mưu trong công tác kỹthuật, tham mưu trong công tác lựa chọn khách hàng. Xây dựng mục tiêu chiến lược chung trong toàn công ty.

- Phòng Kế hoạch Xuất Nhập khẩu: Phụ trách chính đối với mặt hàng may về các vấn đề như khai thác thị trường, tìm kiếm và lựa chọn khách hàng, định hướng chiến lược, xác định mục tiêu và phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh tham mưu cho Ban giám đốc về kế hoạch thực hiện để đạt hiệu quả cao nhất. Xây dựng kế hoạch sản xuất theo từng tháng, quý, năm trên cơ sở năng lực hiện có và tình hình thị trường. Tổ chức tiếp nhận vật tư, tổchức sản xuất, tiến độthực hiện, theo dõi hợp đồng.

- Phòng tài chính - Kế toán: Lập kế hoạch về việc sử dụng và quản lí nguồn tài chính, phân tích các hoạt động kinh tế nhằm bảo toàn vốn của công ty, tổ chức công tác hạch toán kế toán theo đúng chế độ kếtoán thống kê và chế độ quản lí tài chính của Nhà nước. Ngoài ra, còn thực hiện thanh, quyết toán các chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tham mưu cho lãnhđạo công ty vềcác chế độquản lí tài chính tiền tệ, thực hiện công tác xây dựng kếhoạch tài chính hàng tháng, quý, năm.

- Phòng Kỹ thuật Đầu tư: Có chức năng xây dựng, triển khai chiến lượcđầu tư tổng thểvà lâu dài, xây dựng kếhoạch đầu tư nua sắm, sửa chữa thiết bị phụtùng, lắp đặt thiết bị mới. Xây dựng ban hành hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật và theo dõi thực hiện rà soát, hiệu chỉnh ban hành định mức mới. Tổchức nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹthuật đảm bảoổn định sản xuất và mang lại hiệu quả.

- Phòng điều hành May: Đảm bảo việc kiểm tra nguyên phụ liệu kịp thời theo quy định, đúng chất lượng chính xác vềsố lượng. Xây dựng kếhoạch sản xuất cho các nhà máy May đảm bảo sảnlượng sản xuất ra đáp ứng nhu cầu đơn hàng. Đảm bảo việc quyết toán và hoàn trảnguyên phụliệu còn thừa của các đơn hàng gia công được hoàn thành trong thời gian quy định và đảm bảo không đểxảy ra tình trạng sai sót, nhầm lẫn trong việc giao hàng.

- Ban kiểm soát nội bộ: Xây dựng quy chếtổ chức, phương thức hoạt động và các tài liệu hệthống liên quan của ban để đảm bảo hoạt động có hiệu quảvà tiến hành phân công nhiệm vụcụthểvà tổchức đào tạo cho các thành viên của ban.

- Nhà máy sợi, nhà máy dệt nhuộm, nhà máy May 1,2,3,4, nhà máy May Quảng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(38)

Bình: Trực tiếp sản xuất theo kế hoạch của Công ty. Đảm bảo các mặt hàng sản xuất đáp ứng kịp thời tiến độ và chất lượng yêu cầu, tiết kiệm chi phí bỏ ra. Phân công nhiệm vụhợp lí cho các nhân viên đạt hiệu quảtối đa.

- Cửa hàng Kinh doanh giới thiệu sản phẩm: Trực tiếp giới thiệu sản phẩm, mẫu mã các mặt hàng của công ty cho khách hàng. Nhanh chóng cập nhập, nắm bắt thông tin vềmã sản phẩm, các mẫu mới sản xuất ra của công ty.

- Ban bảo vệ: Giám sát nội quy ra vào của công ty, tổ chức đốn tiếp khách hàng đến giao dịch tại công ty, kiểm tra giám sát ghi chép chi tiết khách hàng và hàng hóa, vật tư ra vào công ty, bảo vệ tài sản công ty, kiểm tra giám sát công tác phòng cháy chửa cháy, công tác bảo vệquân sự đáp ứng một cách nhanh nhất khi tình huống xấu xảy ra.

- Ban đời sống: Có trách nhiệm phụtrách về công tác phục vụ bữa ăn cho cán bộ, công nhân viên trong công ty.

- Trạm y tế: Có chức năng chăm sóc sức khỏe các bộ, công nhân viên trong công ty.

2.1.4.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của CTCP Dệt May Huế.

Bảng 1.1: Tình hình tài chính CTCP Dệt May Huế giai đoạn 2016 - 2017 (ĐVT: Triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 % Tăng/giảm

Tổng giá trịtài sản 679.185

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Phát triển là phải đạt lợi nhuận cao, mở rộng sản xuất kinh doanh theo cả chiều rộng và chiều sâu, đủ sức cạnh tranh trên thị trường và bắt kịp xu thế của xã hội.Với việc

Xuất phát từ những lý do đó, tôi đã chọn đề tài: “Phân tích những nhân tố tác động đến sự cam kết gắn bó với tổ chức của người lao động trực tiếp tại Công ty

Cần có cách chính sách quan tâm hơn nữa đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may trong địa bàn Tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh

 Bên cạnh đó là sự ảnh hưởng từ công việc của các bộ phận khác không đáp ứng dẫn đến rủi ro trong bộ phận kế hoạch, như là bộ phận cung ứng cung

Mong rằng, từ những phân tích, giải pháp nhằm hạn chế những rủi ro trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu, Công ty sẽ có những nhìn nhận khách quan, đa chiều hơn về

- Tuyển dụng được những người thực sự phù hợp với yêu cầu của công việc, phù hợp với mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị mà tổ chức theo đuổi, phù hợp với khả năng

Phát triển công nghệ được thực hiện bằng nhiều con đường như: tự nghiên cứu và phát triển, nhận chuyển giao công nghệ, mua bán, cho tặng…Tuy nhiên,

Đây là giai đoạn đầu tiên cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.Mục đích là nghiên cứu khả năng tiêu thụ hàng hóa trên một địa bàn trong một