• Không có kết quả nào được tìm thấy

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC

chi phí phòng ngừa… từ đó giảm được giá thành của một sản phẩm, thỏa mãn tốt nhu cầu của khách hàng.

Quá trình quản lý tốt các bộ phận sẽ đảm bảo chu trình sản xuất được tiến hành liên tục và có hiệu quảcao. Muốn sản xuất được một sản phẩm đáp ứng được yêu cầu khách hàng thì cần phải xác định theo dõi kiểm soát các yếu tố đầu vào. Như vậy chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của mỗi bộ phận mỗi một nhiệm vụ trong quá trình sản xuất của Nhà máy phải được coi trọng và kiểm soát một cách chặt chẽcó hệthống.

Khi chất lượng của sản phẩm được bảo đảmở tất cả các công đoạn thì quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm được đảm bảo và nâng cao hơn có thể tiết kiệm nguồn giá trị sản phẩm trên một đơn vị đầu vào tạo điều kiện cho doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường, tăng doanh thu và lợi nhuận, thu hồi vốn nhanh giúp Nhà máy ngày càng vững mạnh, phát triển và mở rộng sản xuất tăng năng suất lao động và tăng thu nhập cho người lao động.

3.1.2. Những giải pháp trong công tác chuẩn bị các điều kiện sản xuất 3.1.2.1. Tuân thủ và cải tiến theo quy trình.

Trong công tác chuẩn bị các điều kiện sản xuất cần đảm bảo thực hiện theo quy trình trên cụthể như sau:

PLAN( Lập kếhoạch sản xuất, chuẩn bịsản xuấtvà phương pháp đạt mục tiêu):

- Xây dựng kếhoạch hành động: Xác định các công việc cần đạt được thực hiện và nguồn lực đểtiến hành đạt được miêu tiêu đềra.

- Kiểm soát các hoạt động, các quá trình với chi phí hiệu quảthấp nhất.

DO( Đưa kếhoạch vào thực hiện):

- Đào tạo huấn luyện giúp cho các thành viên có đủ nhận thức, khả năng tự đảm nhận công việc của mình.

- Thực hiện kiểm soát điều chỉnh các quá trình CHECK( Theo dõi, kiểm tra):.

- Kiểm tra kiểm soát kịp thời các sựcốxảy ra làmảnh hưởng đến chất lượng và sản lượng, đồng thời có thể dựa vào tình hình trước mắt dự báo nguy cơ, kịp thời đưa ra phương phápgiải quyết.

Trường Đại học Kinh tế Huế

+ Theo dõi tình hình cung ứng nguyên phụ liệu đầu vào: Nguyên phụ liệu đầu vào có chất lượngổn định chính là tiền đềcho việc sản xuất hiệu quả.

+ Theo dõi tình hình, tiến độsản xuất: Bao gồm tình hình cungứng nguyên liệu cho tổcắt, cung ứng bán thành phẩm cho tổ may và cungứng thành phẩm cho tổhoàn thành và theo dõi năngsuấtlao động.

ACTION( Điều chỉnh):

Thông qua các kết quả thu được để đề ra những tác động điều chỉnh thích hợp nhằm bắt đầu lại chu trình với những thông tin đầu vào mới.

3.1.2.2. Tăng cường sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu

Xác định và xây dựng kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu hợp lý: Để lập được một kế hoạch xây dựng nguyên phụ liệu một cách chính xác cần phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất, định mức tiêu hao cụthểcủa từng sản phẩm, tỷlệphần trăm hao hụt…

Căn cứvào kếhoạch Nhà máy có thểthực hiện một cách chính xác.

Phát động chính sách tiết kiệm nguyên vật liệu cho từng công đoạn, đưa ra các ý tưởng cải tiến vềnguyên vật liệu kịp thời.

Việc cấp phát nguyên phụ liệu cần được kiểm tra thực hiện sát sao theo đúng định mức và kếhoạch đềra nhằm hạn chếthất thoát bên cạnh đó nhóm nhân viên điều độcần theo sát hơn tiến độ và tình hình sản xuất để có thểthực hiện một cách tốt nhất hạn chếthất thoát và thiếu hụt. Ví dụ: Nếu các nguyên phụliệu như vải cổ, nhãn heat seal, nhẫn treo, nút … trong quá trình sản xuất mà vẫn thiếu thì yêu cầu cấp thêm và xem xét tìm hiểu các lí do đểtránh tình trạng lặp lại.

Đảm bảo độ “an toàn”: Đồng bộ nguyên phụ liệu, đơn hàng chạy đều, dự báo nhanh khi có biến động, đảm bảo cân đối giữa doanh thu và chi phí để mang lại hiệu quảkinh doanh.

Phối hợp, kết nối thông tin xuyên suốt giữa các đơn vị, kịp thời thông báo cho toàn hệthống khi có vấn đề phát sinh, thay đổi nhận thức, xem trọng công tác chuẩn bị đầu vào.

3.1.2.3. Đảm bảo công tác điều hành

Tăng năng suất lao động, giảm chi phí, đảm bảo hiệu quảkinh doanh .

Tiếp tục thực hiện đổi mới toàn diện, bắt đầu tư duy, nhận thưc đến cách làm

Trường Đại học Kinh tế Huế

đối với toàn bộhệthống điều hành.

Thay đổi nắm bắt kịp thời cuộc cách mạng công nghệ 4.0, áp dụng phần mền quy trình trong quản lý.

Rà soát, đánh giá mục tiêu chất lượng phù hợp với nhu cầu thực tếcủa công ty.

Thực hiện “số hóa” trong quản trị Công ty để tiết kiệm chi phí, thời gian nhân sự, nhằm tăng tính cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận.

3.1.2.4. Đảm bảo công tác quản lý hệ thống chất lượng

Cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng theo nguyên tắc kiểm soát chất lượng tại nguồn, phải thực hiện đúng quy trình, tuyệt đối không cắt giảm quy trình, bỏ bước công việc.

Xây dựng hệthống “tuân thủ” thành “chuyên nghiệp” để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường và khách hàng.

Tìm kiếm những điểm không phù hợp trong hệ thống thông qua nhiều lầnđánh giá của khách hàng, đánh giá nội bộ, tự kiểm tra, kiểm soát để đưa ra các biện pháp khắc phục đểngày càng hoàn thiện hệthống hơn.

Đẩy mạnh năng suất phải đi đôi với ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm đểgiữvững lòng tin của khách hàng, đồng thời quảng bá được thương hiệu.

Trực tiếp kiểm tra giám sát các bộ phận, có sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận đểhạn chếrủi ro đến mức thấp nhất.

3.1.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, công tác tổ chức

Trình độ của lực lượng lao động của Nhà máy vẫn còn nhiều hạn chế, trìnhđộ đại học, cao đẳng chiếm tỉ trọng ít. Vì thếNhà máy cần quan tâm duy trì và phát triển nguồn lao động hiện có thông qua các lớp đào tạo bồi dưỡng nâng cao tay nghề.

Tạo động lực cho người lao động bằng cách tạo cơ hội thăng tiến cho những người có năng lực có sựcốgắng tận tâm với công việc.Bên cạnh đó tạo điều kiện,động lực cho lực lượnglao động có thểhoàn thành công việc hết khả năng của mình.

Xây dựng và phát triển các mối quan hệ giữa bộ phận quản lí và công nhân trong Nhà máy để có thể liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận hơn, nâng cao tinh thần đoàn kết, hỗtrợ giúp đởlẫn nhau.

Luôn khuyên khích cán bộ công nhân viên của Nhà máy đóng góp các sáng kiến ý kiến từ đó tổng hợp lại khắc phục những sựcố, tăng năng suất lao động và chế

Trường Đại học Kinh tế Huế

độkhen thưởng phù hợp.

Sắp xếp bố trí cán bộ, nhân viên phù hợp với tình hình thực tếtrong từng giai đoạn, tăng cường những cán bộ có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt.

Thực hiện các biện pháp điều tiết lao động với cường độ lao động đạt hiệu suất cao nhất.