• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đánh giá của các bên liên quan về công tác huy động vốn đầu tư xây dựng cơ

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ

2.2. Thực trạng huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới huyện

2.2.4. Đánh giá của các bên liên quan về công tác huy động vốn đầu tư xây dựng cơ

2.2.4.1.Người dân địa phương

Qua tổng hợp kết quả điều tra của đề tài tại bảng 2.9, nhận thấy 61,11%

người dân được hỏi sẵn sàng đóng góp cho xây dựng CSHT nông thôn, tỷ lệ người dân không muốn đóng góp chỉ chiếm 16,67%.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.9: Tình hình về mức độmuốn đóng góp vốn của người dân vào xây dựng CSHT NTM

Đơn vị: %

Mức độ

Tây Trạch

(%)

Trung Trạch (%)

Mỹ Trạch

(%)

Tỷ lệ (%)

Sẵn sàng đóng góp 56,67 76,67 50,00 61,11

Còn tùy 26,66 13,33 26,67 22,22

Không muốn đóng góp 16,67 10,00 23,33 16,67

Tổng 100 100 100 100,00

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của Đề tài Bảng 2.10: Tỷ lệ đồng ý việc xây dựng CSHT NTM tác động tích cực/ tốt

đến đời sống tinh thần, việc làm và thu nhập

Đơn vị:%

Tác động

Tây Trạch

(%)

Trung Trạch (%)

Mỹ Trạch

(%)

Tỷ lệTB (%)

Tăng thu nhập 100,00 56,67 36,66 64,44

Tạo việc làm 43,33 60,00 33,33 45,56

Giao thông đi lại được cải thiện 76,66 90,00 80,00 82,22 Kênh mương nội đồng được củng cố 60,00 73,33 56,66 63,33

Điện được cung cấp đầy đủ 96,00 100,00 28 92,22

Nước sạch được cung cấp đầy đủ 50,00 83,33 56,66 63,33 Hoạt động buôn bán thuận lợi (chợ) 60,00 80,00 66,67 68,89

Thông tin liên lạc dễ dàng 46,66 70,00 43,30 53,33

Sức khỏe được chăm sóc tốt 80,00 86,67 83,33 83,33

Hoạt động giáo dục được cải thiện 83,33 90,00 83,33 85,56 Các hoạt động văn hóa,TT phong phú 53,33 73,33 46,66 57,78 Nhà cửa được chỉnh trang sạch đẹp 86,67 93,33 86,67 88,89 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của Đềtài

Đi sâu vào tìm hiểu các yếu tố quyết định đến sự tham gia đóng góp của người dân cho xây dựng CSHT NTM nhận thấy yếu tố tiên quyết khiến cho nhiều người dân muốn tham gia đóng góp đó là việc xây dựng CSHT mang lại nhiều lợi ích thiết thực, gần gũi cho gia đình họ và cộng đồng. Hơn 80% số người dân được

Trường Đại học Kinh tế Huế

hỏi cho rằng việc xây dựng các công trình CSHT ở địa phương giúp họ tiếp cận tốt hơn và nhanh hơn các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, chất lượng giáo dục được nâng cao, giao thông đi lại được cải thiện, điện được cung cấp đầy đủ, nhà cửa được chỉnh trang sạch đẹp. Điều này góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống của họ, tạo động lực to lớn để họ đóng góp cho Chương trình. Tỷ lệ người dân đồng ý việc xây dựng CSHT tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho họ chiếm tỷ lệ lần lượt là 45,56% và 64,44%. Tuy đây chưa phải là một con số cao nhưng cũng cho thấy người dân có niềm tin và sự mong đợi vào những điều tích cực mà việc xây dựng CSHT mang lại cho họ trong tương lai.

Bảng 2.11: Hình thức người dân muốn đóng góp nhất cho xây dựng CSHT NTM

Hình thức Tây

Trạch

Trung Trạch

Mỹ

Trạch Tổng Tỷ lệ (%)

1. Tiền 8 4 3 15 16,67

2. Đất đai 3 3 1 7 7,78

3. Ngày công lao động 17 19 23 59 65,56

4. Vật liệu xây dựng 2 4 3 9 10,00

Tổng 30 30 30 90 100,00

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của Đề tài Thông qua số liệu tổng hợp của đề tài cũng nhận thấy đa phần người dân do điều kiện sốngcòn khó khăn (73,33% người dân được phỏng vấn có thu nhập/tháng dưới2,5 triệu đồng, đặc biệt là người dân ở vùng bãi ngang của huyện)nên hạn chế đóng góp bằng tiền, chỉ có 16,67% lựa chọn hình thức này. Hình thức đóng góp bằng đất đai là hình thức mà người dân ít muốn đóng góp nhất (chỉ có 7,78%) do đất đai hạn chế và là tài sản lớn, phương kế sinh nhai của cả gia đình. Đối với hình thức đóng góp bằng vật liệu xây dựng thì mức độ muốn đóng góp cũng chiếm tỷ lệ khá thấp là 10%. Hình thức mà người dân mong muốn đóng góp nhất cho xây dựng CSHT là ngày công lao động với 65,56% ý kiến tán thành. Đây là hình thức mà đối với cả những hộ nghèo, hộ gia đình có thu nhập thấp vẫn có thể tham gia đóng góp được cho xây dựng CSHT ở địa phương.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Thực tế cho thấy trong 3năm qua số vốn huy động từ cộng đồng địa phương cho xây dựng CSHT NTM là khá lớn, điều này cho thấy việc tuyên truyền, vận động người dân đóng góp vào xây dựng CSHT nông thôn được chính quyền địa phương thực hiện khá tốt và hiệu quả, người dân đã thấy được lợi ích mà việc xây dựng CSHT NTM mang lại cho gia đình họ và cộng đồng, từ đó ý thức được trách nhiệm của mình trong xây dựng NTM, hạn chế được tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước mà tự giác, tự nguyện tham gia đóng góp cho Chương trình.

Trong thời gian tới, huyện cần có những chính sách, giải pháp huy động tích cực hơn nữa để tranh thủ tối đa được nguồn lực trong nhân dân cho xây dựng CSHT, giảm được phần nào áp lực cho địa phương trong xây dựng NTM khi mà nguồn vốn đầu tư từ ngân sách cho Chương trình còn quá hạn hẹp.

a. Khái quát chung vềmẫu điều tra

Bảng 2.12: Đặc điểm mẫu điều tra

Chỉtiêu ĐVT

Tây Trạch Trung Trạch Mỹ Trạch số

lượng

Tỷ lệ (%)

số lượng

Tỷ lệ (%)

số lượng

Tỷ lệ (%) 1. Số người dân được

điều tra người 30 100,00 30 100,00 30 100,00

2. Giới tính

- Nam người 22 73,33 26 86,67 21 70,00

- Nữ người 8 26,67 4 13,33 9 30,00

3. Tuổi bình quân của

chủ hộ tuổi 40 39 41

4. Trìnhđộ văn hóa của chủ hộ

- Trên THPT và THPT người 8 26,67 6 20,00 7 23,33

- THCS người 18 60,00 19 63,33 17 56,66

- Tiểu học người 4 13,33 5 16,67 6 20,00

5. Thu nhập của chủ hộ/tháng - Từ 1,5 đến <2 triệu

đồng người 5 16,67 3 10,00 10 33,33

- Từ 2 đến 3 triệu

đồng người 17 56,66 18 60,00 17 56,66

- Trên 3 triệu đồng người 8 26,67 9 30,00 3 10,00

6. Nghề nghiệp

-Cơ quan Nhà nước người 8 26,67 6 20,00 4 13,33

- Buôn bán, sản xuất người 7 23,33 8 26,67 6 20,00

Trường Đại học Kinh tế Huế

nhỏ

- Nông dân người 15 16,67 16 53,33 20 66,67

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của Đề tài Đề tài đã tiến hành điều tra 90 hộ dân trên địa bàn 3 xã Tây Trạch, Trung Trạch, Mỹ Trạch. Tuổi bình quân của chủ hộ là 40 tuổi. Trình độ văn hóa của chủ hộ:trên THPT và THPT: 21người, chiếm tỷ lệ 23,33%; THCS: 54 người, chiếm tỷ lệ 60,00%; tiểu học: 15 người, chiếm tỷ lệ 16,67. Thu nhập của chủ hộ/tháng: thu nhập từ 1,5 đến < 2 triệu đồng: 18 người,chiếm tỷ lệ 20%; từ 2 - 3 triệu đồng:52 người, chiếm tỷ lệ 57,77%; thu nhập trên 3 triệu đồng: 20 người, chiếm tỷ lệ 22,22%; Nghề nghiệp của chủ hộ: cơ quan Nhà nước: 18 người, chiếm tỷ lệ 20,00%; buôn bán, sản xuất nhỏ: 21 người, chiếm tỷ lệ 23,30%;nông dân: 51 người chiếm tỷ lệ 56,67%.

b.Đánh giá của người dân về công tác huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mớihuyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Xây dựng NTM là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, trong đó người dân đóng vai trò chủ thể, là người tham gia xây dựng kế hoạch, chương trình và tổ chức thực hiện, Nhà nước, chính quyền địa phương chỉ đóng vai trò hỗ trợ, thúc đẩy, định hướng và dẫn dắt.

Xây dựng CSHT là một trong những nội dung quan trọng, được ưu tiên đầu tư trong xây dựng NTM. Quy mô xây dựng hệ thống CSHT lớn, thời gian kéo dài, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên nhu cầu vốn là rất lớn, trong khi nguồn vốn từ NSNN còn quá hạn chế. Vì vậy, việc huy động các nguồn lực ngoài ngân sách là vô cùng cần thiết, trong đó huy động đóng góp từ nhân dân là quan trọng nhất. Để đạt được các tiêu chí về CSHT đòi hỏi sự phấn đấu, nỗ lực trong một thời gian dài, do đó cần có một chương trình, kế hoạch với những lộ trình, biện pháp, cách làm cụ thể.Mỗi một địa phương có những điểm xuất phát khác nhau, có những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội không giống nhau nên để những biện pháp xây dựngCSHT phù hợp với mỗi địa phương thì chính người dân ở địa phương đó phải là người tham gia bàn bạc, quyết định. Chỉ khi nào cán bộ chính quyền lấy công khai, minh bạch làm đầu, phát huy tính dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện cho người

Trường Đại học Kinh tế Huế

dân có quyền quyết định việc sử dụng nguồn vốn do mìnhđóng góp, giám sát việc sử dụng nguồn vốn đó thì người dân mới tích cực, hăng hái đóng góp tiền của để xây dựngNTM.

Theo đánh giá của người dân trên địa bàn huyện, việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng CSHT NTM được chính quyền địa phương khá quan tâm.Người dân cho biết khi có một công trình CSHT được xây dựng trên địa bàn họ đãđược tham gia, bàn bạc, đóng góp ý kiến. Qua kết quả khảo sát của đề tài, có thể thấy người dân được tham gia đóng góp ý kiến cho xây dựng một số công trình CSHT thiết yếu với tỷ lệ cao như các công trình giao thông (74,44%), thủy lợi (62,22%), chợ (60%), chỉnh trang nhà ở dân cư (81,11%). Người dân đóng góp ý kiến của mình thông qua nhiều hình thức nhưng hình thức chủ yếu nhất là thông qua các cuộc họp của địa phương (chiếm tỷ lệ 100%).

Bảng 2.13: Tỷ lệ tham gia góp ý kiến của người dân trong xây dựng CSHT NTM

Đơn vị:%

Nội dung Tây

Trạch

Trung Trạch

Mỹ Trạch

Tỷ lệ TB (%) - Các công trình giao thông 73,33 83,33 66,67 74,44

- Các công trình thủy lợi 60,00 73,33 53,33 62,22

- Các công trình cung cấp điện 33,33 40,00 30,00 34,44 - Các công trình phục vụ hoạt động

văn hóa, thể thao 26,67 36,67 23,33 28,89

- Các công trình phục vụ y tế 23,33 30,00 13,33 22,22

- Các công trình giáo dục 23,33 26,67 10,00 20,00

- Chợ nông thôn 53,33 66,67 60,00 60,00

-Bưu điện 16,67 26,67 13,33 18,89

- Chỉnh trang nhàở dân cư 76,67 86,67 80,00 81,11

Trường Đại học Kinh tế Huế

Điều này đã góp phần phát huy được vai trò làm chủ của họ trong xây dựng CSHT, tạo cho họ sự phấn khởi, tích cực tham gia và tự nguyện đóng góp công sức, tiền của vào xây dựng CSHT. Thực tế cho thấy, trong 3 năm đã huy động được từ nhân dân tổng số vốn 105.066 triệu đồng để xây dựng CHST nông thôn và chỉnh trang nhàở dân cư.

Đối với một số công trình CSHT khác như công trình phục vụ giáo dục, y tế, công trình phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao, công trình cung cấp điện, bưu điện… người dân cho rằng họ chưa được tham gia đóng góp ý kiến nhiều (tỷ lệ được tham gia góp ý kiến dưới 35%) nên phần nào hạn chế khả năng đóng góp của họ vào việc xây dựng những công trình này. Hơn nữa, khi tham gia đóng góp ý kiến, nhiều người dân cho rằng ý kiến của mình không được tiếp thu (chiếm 58,89%) hoặc chỉ được tiếp thu một phần (chiếm 30%). Như vậy, chính việc không công khai giải trình về những ý kiến được tiếp thu cũng như những ý kiến không được tiếp thu từ chính quyền xã, thôn đã phần nào khiến người dân nghĩ rằng ý kiến của họ không được lắng nghe, không được tôn trọng làm ảnh hưởng đến mức độ đóng góp của họ vào xây dựng CSHT ở địa phương.

Bảng 2.14: Mức độ tiếp thu ý kiến đóng góp của người dân

Đơn vị:%

Mức độ

Tây Trạch

Trung Trạch

Mỹ

Trạch Tỷ lệ TB

Không được tiếp thu 60,00 50,00 66,67 58,89

Được tiếp thu một phần 26,67 40,00 23,33 30,00

Được tiếp thu toàn bộ 13,33 10,00 10,00 11,11

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của Đề tài Bên cạnh việc tiếp thu ý kiến đóng góp của người dân khi xây dựng CSHT NTM thì việc khuyến khích người dân tham gia vào hoạt động giám sát thi công và nghiệm thu các công trình cũng đóng vai trò không nhỏ trong huy động nguồn vốn

Trường Đại học Kinh tế Huế

đầu tư từ cộng đồng. Tuy nhiên, qua đánh giá của người dân thì hoạt động giám sát cộng đồng (GSCĐ) chưa được triển khai sâu rộng trong thực tế và vai trò của người dân chưa được phát huy một cách tích cực.

Bảng2.15: Tỷ lệ người dân tham gia vào giám sát các hoạt động xây dựngCSHT NTM

Đơn vị:%

Giám sát Tây

Trạch

Trung Trạch

Mỹ Trạch

Tỷ lệ trung bình

Không tham gia 73,33 53,33 73,33 66,67

Giám sát thi công các công trình

20,00 26,67 20,00 22,22

Giám sát nghiệm thu các

công trình 6,67 20,00 6,67 11,11

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của Đề tài Bảng 2.16: Mức độ ý kiến của người dân được tiếp thu khi tham gia giám sát

các hoạt động xây dựng CSHT NTM

Mức độ

Tây Trạch Trung Trạch Mỹ Trạch Tỷ lệ trung bình

(%) Số

lượng (người)

Tỷ lệ

%

Số lượng (người)

Tỷ lệ

%

Số lượng (người)

Tỷ lệ

%

Không được tiếp thu 7 87,50 8 57,14 6 75,00 73,21

Được tiếp thu một số

ý kiến 1 12,50 4 28,57 2 25,00 22,02

Được tiếp thu hầu hết

các ý kiến 0 0,00 2 14,29 0 0,00 4,76

Được tiếp thu tất cả

các ý kiến 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0,00

Tổng 8 100,0 14 100,0 8 100,0 100,00

Trường Đại học Kinh tế Huế

Có đến 66,67% người dân cho rằng họ không tham gia vào giám sát xây dựng CSHT NTM, chỉ có 22,22% người dân có tham gia vào giám sát thi công các công trình, 11,11% người dân có tham gia vào giám sát nghiệm thu các công trình và cóđến 73,21% người dân cho rằng ý kiến đóng góp của họ khi tham gia giám sát các hoạt động xây dựng CSHT không được tiếp thu. Điều này cho thấy hoạt động GSCĐ chưa thực sự được quan tâm đúng mức, chính quyền, Mặt trận ở địa phương chưa làm tốt công tác tuyên truyền để nhân dân hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình trong hoạt động giám sát, dẫn đến sự tham gia của người dân vào giám sát xây dựng các CSHT trên địa bàn còn hạn chế. Bên cạnh đó vai trò giám sát của người dân cũng chưa được đề cao, việc giám sát còn chủ quan, thiếu công khai, minh bạch làm giảm niềm tin của nhân dân,ảnh hưởng đến mức độ đóng góp của họ cho Chương trình.

Bảng 2.17: Chất lượngsử dụngcủacác công trình CSHT sau khi hoàn thành Công trình cơ sở hạ tầng Tốt Tỷlệ

(%)

Trung bình

Tỷlệ

(%) Kém Tỷlệ (%)

- Các công trình giao thông 42 46,67 39 43,33 9 10,00

- Các công trình thủy lợi 39 43,33 45 50,00 6 6,67

- Các công trình cung cấp điện 82 91,11 8 8,89 0 0,00

- Các công trình phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao (nhà văn hóa xã, thôn..)

76 84,44 14 15,56 0 0,00

- Các công trình phục vụ y tế (trạm y

tế…) 56 62,22 34 37,78 0 0,00

- Các công trình giáo dục (trường

học...) 72 80,00 18 20,00 0 0,00

- Chợ nông thôn 42 46,67 48 53,33 0 0,00

-Bưu điện 67 74,44 23 25,56 0 0,00

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của Đề tài Huy động vốn xây dựng CSHT NTM cần phải gắn liền với hiệu quả sử dụng vốn, đảm bảo các dự án, công trình sau khi hoàn thành đáp ứng được yêu cầu của người dân và xã hội, phục vụ hiệu quả cho sự phát triển bền vững của KT-XHở khu vực nông thôn. Có như vậy thì việc huy động nguồn vốn từ nhân dân để xây dựng CSHT mới đạt kết quả tốt.

Kết quả điều tra của đề tài cho thấy, đa số các loại công trìnhđược khảo sát đều được người dân đánh giá chất lượng ở mức trung bình với tỷ lệ tương đối cao, từ

Trường Đại học Kinh tế Huế

37,78% đối với các công trình phục vụ y tế, 43,33% đối với các công trình giao thông, 50% đối với các công trình thủy lợi đến 53,33% đối với chợ nông thôn. Hệ thống các công trình giao thông, thủy lợi còn nhận được đánh giá chất lượng ở mức kém với tỷ lệ người lựa chọn lần lượt là 10% và 6,67%. Mặc dù tỷ lệ này chưa cao nhưng nhìn chung kết quả khảo sát đã cho thấy chất lượng các công trình CSHT trên địa bàn khảo sát chưa đồng đều, việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM ở huyện chưa tính đến sự phát triển NTM bền vững mà chủ yếu là sự chạy đua “về đích” để đạt chuẩn NTM của các xã. Do vậy dẫn đến sự đầu tư tràn lan, hiệu quả mang lại chưa cao. Điều này đã phần nào tạo ra rào cản khi huy động vốn đóng góp từ nhân dân.

2.2.4.2. Cán bộ xã

a. Khái quát chung về mẫu điều tra đối với cán bộ xã

Đề tài đã tiến hành điều tra 30 cán bộ trên địa bàn 3 xã Tây Trạch, Trung Trạch, Mỹ Trạch. Giới tính: Nam: chiếm tỳ lệ 90,00%, nữ chiếm tỷ lệ 10,00%. Tuổi bình quân của cán bộ là 45 tuổi. Trìnhđộ văn hóa của cán bộ: trên THPT và THPT:

27 người; chiếm tỷ lệ90,00%; trìnhđộTHCS: 3người, chiếm 10,00%..

Bảng 2.18: Thông tin chung về mẫu điều tra

Chỉ tiêu ĐVT

Tây Trạch

Trung Trạch

Mỹ Trạch Số

lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%) 1. Số cán bộ được

điều tra người 10 100,00 10 100,00 10 100,00

2. Giới tính

- Nam người 8 80,00 9 90,00 7 70,00

- Nữ người 2 10,00 1 10,00 3 30,00

3. Tuổi bình quân tuổi 44 45 46

4. Trìnhđộ văn hóa - Trên THPT và

THPT người 9 90,00 10 100,00 8 80,00

- THCS người 1 10,00 0 0,00 2 20,00

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của Đề tài

Trường Đại học Kinh tế Huế

b. Đánh giá của cán bộ xã về công tác huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình triển khai và tổ chức thực hiện Chương trình. Các cấp chính quyền cần tích cực tuyên truyền, vận động để người dân hiểu Chương trình xây dựng NTM, đặc biệt là xây dựng CSHT nông thôn nhằm mục đích phát triển nông thôn toàn diện, bền vững, góp phần nâng cao hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần của chính dân cư nông thôn. Trong xây dựng NTM, người dân vừa là người làm vừa là người thụ hưởng. Đồng thời, các cấp chính quyền cũng cần chú ý tuyên truyền cho người dân hiểu trong điều kiện nguồn ngân sách hạn hẹp, Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần kinh phí, hỗ trợ kỹ thuật,… còn vai trò chính vẫn là mỗi người dân.

Theo đánh giá của cán bộ xã trên địa bàn được khảo sát của huyện ta thấy, công tác tuyên truyền về xây dựng NTM được chính quyền địa phương thực hiện khá thường xuyên (66,67% ý kiến cán bộ xã cho rằng hoạt động tuyên truyền được thực hiện thường xuyên và 6,67% cho rằng thực hiện rất thường xuyên).

Bảng 2.19: Mức độ thường xuyên của hoạt động tuyên truyền

Mức độ thực hiện (%) Thực hiện không

thường xuyên

Thực hiện thường xuyên

Thực hiện rất thường xuyên

Xã Tây Trạch 20,00 70,00 10,00

Xã Trung Trạch 10,00 80,00 10,00

Xã Mỹ Trạch 50,00 50,00 0,00

Tỷ lệ trung bình (%) 26,67 66,67 6,66

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của Đề tài

Công tác tuyên truyền tuy được thực hiện đa dạng dưới nhiều hình thức nhưng còn thiếu trọng tâm và phương pháp tuyên truyền chưa phù hợp. Việc tuyên

Trường Đại học Kinh tế Huế