• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ

3.2. Giải pháp huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới tại huyện

3.2.2. Giải pháp về tổ chức thực hiện

Tạo sự thống nhất trong lãnhđạo,chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở, sự tham giacủa Mặt trận và các đoàn thể chính trị- xã hội.

Làm tốt công tác tuyên truyền đến cán bộ, nhân dân và các tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệptrên địa bàn huyện nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai

Trường Đại học Kinh tế Huế

trò và tầm quan trọng của CSHT, đặc biệt là việc xây dựng các công trình thiết yếu nhằm tạo sự đồng thuận, hưởng ứngcao của cả cộng đồng.

Tăng cường vai trò của các tổ chức đoàn thể trong việc tuyên truyền xây dựng CSHT nông thôn, xây dựng NTM. Vận động và tạo điều kiện cho cán bộ hội viên các đoàn thể được thường xuyên tham gia sinh hoạt, hội họp, có điều kiện tiếp cận với các sách, báo, các phương tiện truyềnthông về xây dựng NTM.Tổ chức các hoạt động tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân bằng nhiều hình thức như qua hội họp,các cuộc thi, phát thanh, truyền hình, pano, áp phích,... hoặc lồng ghép các nội dung về xây dựng NTMtrong sinh hoạtcâu lạc bộ của các tổ chức đoàn thể.

Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở với phương châm“dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” để huy động mọi nguồn lực nhất là sự đóng góp của nhân dân trong việc xây dựng các công trình CSHT. Các công trình có sự tham gia đóng góp của nhân dâncầnbàn bạc dân chủ, xây dựng dự án và nguồn vốn cần huy động, trên cơ sở đó triển khai thực hiện có tính khả thi, hạn chế tình trạng nợ vốn xây dựngCSHT.

Trong quy hoạchcần xác định đâulà dự án trọng tâm, các hạng mụccần phải ưu tiên, đầu tư trước. Từ đó xác định được rõ nhất nguồn vốn và thực hiện đầu tư trong từng giai đoạn, có lộ trình cụ thể trong việc đầu tư xây dựng, không đầu tư dàn trải, đầu tư những công trình chưa pháthuy ngayđược hiệu quả sử dụng, chỉ thi công xây dựng những công trình khi đã xác định được rõ nguồn vốn và có chủ trương của UBND huyện. Tập trung đầu tư ưu tiên trước cho những công trình mang ý nghĩa, lợi ích cộng đồng cao. Tất cả các công trình sau khi được bàn giao đưa vào sử dụng phải có chủ thể quản lý phù hợp, thường xuyên thực hiện công tác duy tu, bảo trìđịnhkỳ để nâng cao tuổi thọ công trình.

Tiếp tục chỉ đạo tổ chức tổng kết xây dựng CSHT cấp huyện và ở các xã hàng năm nhằm công khai, minh bạch trong công tác đầu tư, sử dụng nguồn vốn xây dựng CSHT; công khai tài chính đối với các công trình xây dựng CSHT có sự tham gia vàđóng góp của nhân dân và các tổ chức khác.

Trường Đại học Kinh tế Huế

3.2.3. Giải pháp về vốn

3.2.3.1.Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước

Để tăng cường nguồn vốn NSNN cho xây dựng CSHT NTM, cần thực hiện các giải pháp cụ thể sau:

a) Đối với nguồn hỗ trợ đầu tư từ Trung ương

- Vận dụng có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương để xây dựng các chương trình, dự án nhằm tranh thủ nguồnhỗ trợ đầu tư từ Trung ương.

- Triển khai lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác trên địa bàn với nguồn vốn thuộc Chương trình NTMđể phát huy hiệu quả đầu tư.

Trên cơ sở các chương trình mục tiêu đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt và kết quả đánh giá tình hình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu, thực hiện rà soát và giảm danh sách các CTMTQG nhằm đảm bảo nguồn vốn đầu tư công cho các chương trình thực sự cần thiết, không xé lẻ vốn cho nhiều chương trình. Giaiđoạn 2016- 2020 chỉ thực hiện 2 CTMTQG là giảm nghèo bền vững và xây dựng NTM để tạo điều kiện cho các địa phương chủ động lồng ghép, quản lý và sử dụng vốn hiệu quả hơn, hạn chế dàn trải, trùng lắp. Đây là hai Chương trình có tính bao quát và toàn diện về nội dung cũng như địa bàn thực hiện, đảm bảo theo hướng lồng ghép các chương trình có cùng mục tiêu, nhiệm vụ đảm bảo cân đối nguồn vốn và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện chương trình.

Các cơ quan quản lý các CTMTQG nhanh chóng xây dựng và ban hành khung giám sát, kiểm tra kết quả thực hiện của các Chương trình, quy định rõ ràng các trường hợp xử lý vi phạm. Đặc biệt là cần đề cao vai trò giám sát của cộng đồng và của người dân nhằm phát hiện một cách kịp thời các sai sót để nhanh chóng khắc phục và quy rõ trách nhiệm cụ thể đối với tập thể hoặc cá nhân.

b) Đốivới ngân sách địa phương

- Huy động nguồn ngân sách cấp tỉnh, huyện, xã và các nguồn vốn hợp pháp khác bằng các cơ chế chính sách, nguồn ngân sách tỉnh với vai trò là nguồn vốn

“kích cầu” để hỗ trợ triển khai thực hiện.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp tăng thu ngân sách:

Trường Đại học Kinh tế Huế

+ Tăng cường công tác tuyên truyền các chính sách, pháp luật về thuế bằng nhiều hình thức, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh nắm bắt kịp thời, đầy đủ các chính sách, pháp luật về thuế. Tăng cường công tác hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế và thực hiện tốt chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2016 - 2020.

+ Thực hiện các giải pháp đồng bộ để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn, tạo nguồn thu lớn, ổn định và bền vững cho NSĐP, trong đó tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho các chủ đầu tư triển khai thực hiện các dự án sản xuất - kinh doanh dịch vụ, khu công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ các chủ đầu tư về các thủ tục đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng, đảm bảo an ninh trật tự,… để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, sớm đưa dự án vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách; tập trung các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tăng nguồn thu cho ngân sách.

+ Tập trung tăng cường thu tài chính trên lĩnh vực đất đai thông qua công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất và thu nợ theo quy định; Triển khai lập, rà soát quy hoạch các khu dân cư trên địa bàn huyện và xây dựng các giải pháp đồng bộ để xây dựng, hoàn chỉnh các khu dân cư trên địa bàn, khai thác tốt quỹ đất các khu dân cư để đưa ra bán đấu giá cho nhân dân có nhu cầu về đất ở, tăng nguồn thu cho ngân sách.

Huy động và sử dụng tốt nguồn vốn từ quỹ đất để xây dựng CSHT. Nguồn thu từ nguồn lực đất đai chủ yếu thể hiện qua chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, phí, lệ phí có liên quan. Đồng thời, đa dạng hóa các hình thức khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai như việc đổi đất lấy hạ tầng, việc thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất góp phần huy động nguồn lực cho xây dựng CSHT.

Để thực hiện tốt huyện Bố Trạch cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tạo thuận lợi cho việc đấu giá quyền sử dụng đất, tăng nguồn thu ngân sách.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tập trung quản lý tốt khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn, đảm bảo việc khai thác phải đúng quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và cấp phép khai thác, tổ chức thu đúng, thu đủ vào ngân sách từ hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản. Kiên quyết xử lý các trường hợp khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép, truy thu và xử phạt nghiêm các trường hợp khai thác trái phép hoặc không thực hiện nộp tiền khai thác tài nguyên khoáng sản vào ngân sách theo đúng quy định của pháp luật.

+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm chống thất thu ngân sách, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi trốn thuế, gian lận thương mại, buôn lậu. Triển khai thực hiện tích cực các biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ, xử lý nợ đúng quy định của pháp luật.

- Khai thác thế mạnh phát triển kinh tế của mỗi địa phương để gia tăng nguồn thu cho NSNN.

Ở mỗi xã cần xác định rõ thế mạnh phát triển kinh tế của mình là gì (phát triển nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, phát triển du lịch…). Mỗi xã trên địa bàn huyện đều có những tiềm năng, thế mạnh riêng, nếu biết khai thác và có những chính sách phát triển hợp lý sẽ là động lực phát triển chủ đạo của địa phương.

Trên cơ sở xác định đúng thế mạnh phát triển kinh tế, mỗi địa phương cần xây dựng kế hoạch, chiến lược cụ thể để phát triển thế mạnh đó, nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương, tăng thu nhập, tăng nguồn thu cho NSNN, từ đó tạo điều kiện tăng vốn đầu tư cho các công trình xây dựng CSHT NTM.

-Đẩy mạnh phân cấp NSNN cho ngân sách cấp cơ sở.

+ Tăng cường nguồn thu cho NSĐP thông qua việc xác định lại nguồn thu phân cấp cho các địa phương trên cơ sở Luật NSNN sửa đổi. Tăng tỷ lệ điều tiết các khoản thu từ đất đai cho chính quyền cấp xã nhằm khuyến khích chính quyền cấp xã chủ động, tích cực hơn trong việc quản lý, khai thác nguồn thu từ đất để đầu tư xây dựng CSHT NTM trên địa bàn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

+ Khuyến khích cấp xã tăng cường quản lý, khai thác triệt để nguồn thu từ đất, tài nguyên, khoáng sản sẵn có ở địa phương dựa trên các chính sách, chế độ của Nhà nước và sự chỉ đạo điều hành của UBND huyện.

3.2.3.2. Vốn tín dụng

Trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu vốn để phát triển CSHT nông thôn trên địa bàn huyện là rất lớn, trong khi nguồn vốn hỗ trợ từ Nhà nước và đóng góp của người dân, doanh nghiệp có giới hạn, thì việc mở rộng tín dụng đối với lĩnh vực đầu tư CSHT nông thôn là rất cần thiết. Bên cạnh nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước cần mở rộng huy động nguồn vốn tín dụng thương mại. Hiện nay, việc huy động nguồn vốn tín dụng vào xây dựng CHST NTM trên địa bàn huyện đang gặp nhiều khó khăn. Để cải thiện tình trạng này cần có những giải pháp thiết thực. Đối với nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước cần tập trung đầu tư cho những công trình trọng điểm. Đồng thời, cần phải quản lý, giám sát chặt chẽ để tránh thất thoát, bởi đây là nguồn vốn có tính “ưu đãi” và mang yếu tố “công”. Đối với nguồn vốn tín dụng thương mại, kiến nghị tháo gỡ khó khăn vướng mắc của tư nhân về tiếp cận tín dụng và đầu tư hiệu quả như: bảo lãnh, hỗ trợ lãi suất cho khu vực tư nhân đầu tư CSHT nông thôn.Tạo điều kiện thuận lợi để người dân, hợp tác xã và doanh nghiệp dễ tiếp cận vốn tín dụng. Đối với các công trình CSHT xây dựng ở địa phương có yêu cầu kỹ thuật cao, đòi hỏi có trình độ chuyên môn mà BQL xã không đủ năng lực và không nhận làm chủ đầu tư thì UBND huyện giao cho một đơn vị có đủ nănglực làm chủ đầu tư và cần có cơ chế hỗ trợ chủ đầu tư về các rủi ro phát sinh như cơ chế kéo dài thời gian hoàn vốn, cơ chế thu phí... do tăng tổng mức đầu tư, chậm giải phóng mặt bằng, giúp các ngân hàng kiểm soát rủi ro khi cho vay đối với các dự án. Ngoài ra, tăng cườnghỗ trợ trong việc đẩy nhanh thủ tục về đất đai, cấp giấy phép xây dựng công trình, giải phóng mặt bằng,... để hoàn thiện cơ sở pháp lý của dự án, đảm bảo tiến độ và hiệu quả của các dự án, thu hút các ngân hàng thương mại cho vay đối vớicác dự ánxây dựng CSHT nông thôn.

Hàng năm, kiến nghị cấp tỉnh có kế hoạch huy động vốn từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương để đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho đầu

Trường Đại học Kinh tế Huế

tư xây dựng CSHT cấp bách và trọng điểm, hoặc bổ sung quỹ hỗ trợ đầu tư mởrộng cho vay đối với khu vực tư nhân đầu tư phát triển CSHT.

3.2.3.3. Vốn doanh nghiệp

Trên địa bàn huyện Bố Trạch, việc tham gia xây dựng CSHT của các doanh nghiệp còn rất hạn chế. Với những quy định hiện hành thì việc đầu tư vào lĩnh vực này không mang lại hiệu quả kinh tế nên không thu hút được tư nhân tham gia vào.

Vì vậy để cải thiện tình hình cần có những chế độ ưu đãi, thu hút đối với các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.

- Thực hiện đa dạng hóa hình thức đầu tư nhằm thu hút đầu tư của doanh nghiệp. Các hình thức đầu tư vốn xây dựng CSHT có thể áp dụng để thu hút đầu tư của doanh nghiệp như hình thức BOT, BOO doanh nghiệp tiến hành xây dựng công trình theo hợp đồng ký kết và thu phí trong một giai đoạn nhất định; có thể thiết kế, xây dựng, tài trợ cho công trình và thu tiền thanh toán theo hợp đồng…

- Mức độ và hình thức tham gia của doanh nghiệp vào lĩnh vực xây dựng CSHT nông thôn phụ thuộc rất nhiều vào sức hấp dẫn và tầm quan trọng của từng dự án. Cần tạo điều kiệnthuận lợi cho các doanh nghiệp, HTXvà các loại hình khác đầu tư vào các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp như chợ, công trình cấp nước sạch cho cụm dân cư, điện, thu dọn và chôn lấp rác thải...

- Tăng cường các chính sách khuyến khích đầu tư, hỗ trợ cải thiện môi trường pháp lý, tăng cường hiệu quả quản lý và giám sát đầu tư. Cụ thể cơ chế chính sách phải tạo ra được sự hấp dẫn thực sự để thu hút các doanh nghiệp, đi kèm đó là các chính sách hỗ trợ, ưu đãi với những điều kiện thuận lợi nhất. Xây dựng quy trình thủ tục thông thoáng, nhất quán, đột phá; có cơ chế hợp đồng ràng buộc về sự đóng góp, chia sẻ rủi ro, trách nhiệm cam kết; công khai, minh bạch các quy hoạch, đề án, dự án nhằm kêu gọi đầu tư; đơn giản hóa các thủ tục đầu tư, trình tự đầu tư, thanh quyết toán vốn,… để huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp.

- Tiếp tục nâng cấpCSHT KT-XH ở các xã nhằm bảo đảm kết nối hiệu quả với hệ thống hạ tầng ở các huyện, tỉnh, đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc vận chuyển hàng hóa, thông thương với thị trường; chăm

Trường Đại học Kinh tế Huế

lo vấn đề giải phóng mặt bằng, bố trí vốn đối ứng... Đồng thời, thực hiện các giải pháp tăng cường khả năng thu hút và sử dụng các nguồn vốn vay và tài trợ quốc tế.

3.2.3.4. Về huy động nguồn lực cộng đồng

Nâng cao khả năng kinh tế của hộ gia đình nhằm tăng mức đóng góp trong xây dựng CSHTNTM

- Thực hiện có hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng NTM, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

- Đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển dần sản xuất nông nghiệp phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu; đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất, đặc biệt là công tác giống vật nuôi gắn với các biện pháp phòng trừ dịch bệnh, tăng cường công tác thâm canh tăng năng suất; tập trung chuyển đổicây trồng ở các vùng đất cát nội đồng và ven biển cùng với việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh trên đất đồi, đất cát và sử dụng các loại phân bón phù hợp với từng chân đất để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, góp phần xóa đói, giảm nghèo; nâng cao giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp. Tiếp tục thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa, quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm nông nghiệp chủ lực có lợi thế như lúa chất lượng cao, cao su, tiêu, lạc, sắn... Hình thành chuỗi giá trị bằng các hình thức liên doanh, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản.

- Chú trọng việc xây dựng và nhân rộng các mô hình HTX, tổ hợp tác hoạt động hiệu quả,mô hình liên kết giữa nông hộ với doanh nghiệp và các đối tác kinh tế khác. Hỗ trợ phát triển sản xuất, tăng thu nhập và từng bước nâng cao mức sống của người dân ở địa bàn khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng bãi ngang ven biển tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về công tácgiảm nghèo.

- Đổi mới công tác đào tạo nghề, gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng NTM.

Trường Đại học Kinh tế Huế