• Không có kết quả nào được tìm thấy

Quy mô, cơ cấu các nguồn vốn đầu tư huy động được

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ

2.2. Thực trạng huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới huyện

2.2.1. Quy mô, cơ cấu các nguồn vốn đầu tư huy động được

định cho thực hiện Chương trình. Chương trình xây dựng NTM đã đem lại những thay đổi tích cực cho nông thôn huyện Bố Trạch về mọi mặt. Thậm chí ngay cả những tiêu chí chưa đạt chuẩn thì so với thời điểm chưa thực hiện đề án cũng đã có những chuyển biến đáng kể.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công cuộc xây dựng NTM ở huyện Bố Trạch vẫn còn tồn tại những hạn chế đó là: vẫn còn những tiêu chí có số xã đạt chuẩn với tỷ lệ chưa cao và những tiêu chí có số xãđạt chuẩn với tỷ lệ thấp, trong đó chủ yếu thuộc nhóm tiêu chí về CSHT nông thôn là giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa. Trên thực tế việc thực hiện các tiêu chí này khá khó khăn mà nguyên nhân chủ yếu do đây là những tiêu chí cần rất nhiều vốn đầu tư trong khi công tác huy động vốn của huyện Bố Trạch còn nhiều bất cập, cách thức huy động và quản lý nguồn vốn chưa hiệu quả và đáp ứng đúng nhu cầu của thực tiễn.

2.2. Thực trạng huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn

Nguồn vốnNSNN:Xét cơ cấu huy động vốn trong năm năm qua có thể thấy nguồn vốnNSNN huy động được đạt 179.386 triệu đồng, chiếm tỉ lệ 31,24%; trong đó 25,57% là nguồn vốn đầu tư trực tiếp và 5,67% là nguồn vốn từ các CTMTQG.

Tổngnguồn vốntrực tiếp hỗ trợ cho xây dựng CSHT trong 3nămlà 45.870 triệu đồng chiếm 25,57%. Hàng năm ngân sách tỉnh bố trí khoảng 7.000 triệu đồng từ nguồn thu nội địa, các nguồn vượt thu, nguồn thu từ xổ số kiến thiết theo quy định của pháp luật và các nguồn thu khác bổ sung đầu tư trực tiếp cho xây dựng CSHT thiết yếu.

Ngân sách huyện bố trí tối thiểu 30% nguồn thu từ quỹ đất sau khi trừ các khoản thực hiện theo các chính sách hiện hành và nguồn vượt thu để đầu tư trực tiếp xây dựng hạ tầng NTM. Hàng năm huyện cũng dành ít nhất 30% kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản tập trung được UBND tỉnh giao cho các huyện, thị xã tự cân đối để bố trí cho các xã phấn đấu đạt chuẩn NTM theo lộ trình. Ngân sách xã bố trí tối thiểu 70% nguồn thu từ quỹ đất trên địa bàn (phần đã phân cấp cho xã) sau khi trừ các khoản thực hiện theo các chính sách hiện hành và trích tối thiểu 30% nguồn vượt thu để thực hiện các tiêu chí NTM trên địa bàn theo quy hoạch. Tuy nhiên, do NSĐPchủ yếu trông chờ vào khai thác quỹ đất nhưng việc khai thác quỹ đất ở cấp xã đang bị trở ngại, do vướng các quy định trong Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ và giá đất nông thôn thấp nên các xã chưa khai thác được quỹ đất để đầu tư cho Chương trình. Bên cạnh đó, các địa phương hàng năm vẫn còn phụ thuộc vào cân đối của NSTW và vẫn đang gặp khó khăn trong bố trí ngân sách cho Chương trình bởi hạn hẹp về nguồn thu và có tâm lý trông chờ ỷ lại vào NSTW. Cụ thể số vốn mà các xã huy động được cho xây dựng CSHT bình quân trên 1,25 tỷ đồng/năm.

Trong khi nguồn vốn đầu tư trực tiếp chiếm tỉ lệ 25,09% thì nguồn vốn lồng ghép huyđộng được trong 3 năm chỉ đạt10.160 triệu đồng, chiếm 5,56%, quá thấp so với mong đợi. Nguồn vốn này được huy động từ các Chương trình đề án của chính phủ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nhìn chung nguồn vốn NSNN (bao gồm vốn trực tiếp và vốn lồng ghép) chưa huy động được nhiều là do việc triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM trong bối cảnh tình hình KT-XH chung của cả nước, của tỉnh và của huyện nói riêng còn gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Nguồn vốn tín dụng:trong 3năm qua (2015-2017), nguồn vốntín dụng huy động được đạt 10.000triệu đồng,chiếm tỉ lệ 5,57%.

Nguồn vốn tín dụng bao gồm vốn tín dụng đầu tư của Nhànước được Trung ương phân bổ cho tỉnh theo Chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, CSHT nuôi trồng thủy sản và CSHT làng nghề ở nông thôn. Từ đó tỉnh triển khai phân bổ cho huyện thực hiện. Bên cạnh đó là nguồn vốn tín dụng thương mại theo quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn.

Số lượng vốn tín dụng huy động được chiếm5,47%, tuy nhiên, số liệu vốn tín dụng hiện nay chưa tách bạch được giữa vốn tín dụng ưu đãiđầu tư phát triển và vốn tín dụng thương mại nên phần nàoảnh hưởng đến đánh giá sâu hơn về nguồn vốn này.

Hiện nay nguồn vốn tín dụng cho xây dựng CSHT NTM vẫn chưa huy động được nhiều. Một phần là do các khoản đầu tư tín dụng đa số tập trung vào phát triển sản xuất, và ít có khoản đầu tư cho xây dựng CSHT NTM. Mặt khác, việc cấp tín dụng của các ngân hàng đối với các dự án xây dựng CSHT NTM hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Cơ chế tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước còn chậm, điều chỉnh chưa phù hợp với diễn biến của thực tế. Nguồn vốn chưa thực sự ổn định và phát triển bền vững, việc quản lý và đảm bảo an toàn tín dụng của đầu tư Nhà nước cũng gặp nhiều khó khăn.

Đối với nguồn vốn tín dụng thương mại, mặc dù có chính sách hỗ trợ cho các địa phương vay vốn tín dụng thương mại vào việc xây dựng CSHT với nguồn vay tối đa 500 triệu đồng đối với đối tượng là HTX trong trường hợp không đảm bảo bằng tài sản thế chấp, nhưng nhiều TCTD không huy động đủ vốn để đáp ứng nhu cầuvay của khách hàng kịp thời. Và trong một số trường hợp đòi hỏi các thủ tục, hồ sơ phức tạp mà địa phương chưa đáp ứng được. Ngoài ra, các TCTD thường ưu tiên

Trường Đại học Kinh tế Huế

nguồn vốn cho các cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu vay vốn ít, thời hạn ngắn, hạn chế những rủi ro xảy ra. Nhưng năng lực tiếp cận tín dụng của người dân vẫn còn thấp, sự tuyên truyền, phổ biến về tín dụng thương mại ở nông thôn vẫn chưa được quan tâm, do đó người dân chưa tiếp cận nhiều với nguồn vốn này.

Nhìn chung trong giai đoạn hiện nay, nguồn vốn tín dụng ngày càng được mở rộng và hoàn thiện hơn về cả về chất lượng và phương thức cho vay. Nó góp phần giải quyết những vấn đề CSHT NTM, tạo sự cân đối hơn giữa các vùng miền, tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng bền vững.

Trên thực tế việc huy động nguồn vốn này chưa đạt hiệu quả cao nên vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp thích hợp để đẩy mạnh thu hút vốn tín dụng đầu tư vào CSHT NTM của huyện trong thời gian tới.

Nguồn vốn doanh nghiệp, HTX: Nguồn vốn có tỉ lệ huy động thấp nhất trong cơ cấu các nguồn vốn là nguồn vốn doanh nghiệp, HTX chiếm tỉ lệ 1,68%

trên tổng số nguồn vốn. Nguồn vốn này được huy động từ vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp hoặc doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hoặc tỉnh và được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật. Điều kiện cần chính là tạo dựng được môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi để thu hút doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp,nông thôn. Tuy nhiên, kể từ khi thực hiện Chương trình NTM cho đến nay, những biện pháp cần thiết để cải thiện môi trường đầu tư ở địa bàn nông thôn của huyện chưa thực sự phát huy hiệu quả và do đó, khả năng đóng góp của doanh nghiệp/tổ hợp tácvào xây dựng CSHT NTM còn hạn chế.

Đểkhuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn,Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định số 1099/QĐ-UBND ngày 08/7/2009 về việc quy định một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 210/2013/ NĐ-CP ngày 19/12/2013. Ủy ban nhân dân huyện xây dựng ban hành đề án phát triển cây trồng con nuôi giai đoạn 2016-2021, Chương trình hành động về xây dựng kết cấu hạ tầng, từng bước đô thị hóa. Theo đó, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được hưởng các ưu đãi và hỗ

Trường Đại học Kinh tế Huế

trợ đầu tư bổ sung của Nhà nước thông qua chính sách về đất đai như miễn, giảm tiền sử dụng đất, miễn giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước; được hỗ trợ thuê đất, mặt nước của hộ gia đình, cá nhân; được hỗ trợ xây dựng CSHT thiết yếu, hỗ trợ về giải phóng mặt bằng.Ngoài ra cònđược hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ phát triển thị trường, trong đó hỗ trợ chi phí quảng cáo đến 70%, được hỗ trợ dịch vụ tư vấn, hỗ trợ áp dụng khoa học và công nghệ, hỗ trợ cước phí vận tải…

Tuy nhiên, theo nhận định chung thì các mức hỗ trợ theo Nghị định này còn thấp và các cơ chế, thủ tục để nhận các khoản hỗ trợ từ NSNN còn rườm rà và phức tạp.

Nhiều khoản hỗ trợ rất nhỏ (100 triệu đồng) nhưng thủ tục còn rườm rà (Giấy chứng nhận ưu đãi, kế hoạch xét duyệt, kiểm soát giải ngân…) đã làm nản chí doanh nghiệp.

Các địa phương cơ bản khó khăn về vốn đầu tư nên chưa dành nguồn vốn hỗ trợ riêng để thực hiện các chính sách kêu gọi huy động doanh nghiệp đầu tư. Trong quá trình phát triển, doanh nghiệp ở nông thôn cũng gặp phải không ít những khó khăn, một phần vì địa bàn huyện chưa có nhiều công trình có thể thu lợi nhuận trực tiếp, ưu đãi chưa cao, hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế nghèo nàn, nên doanh nghiệp không có nhiều động lực để đầu tư.

Mặt khác hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XHở nông thôn trong những năm qua mặc dù đã được tăng cường đầu tư nhưng còn yếu, thiếu đồng bộ, chia cắt đẩy chi phí sản xuất kinh doanh lên cao.Tính cho đến hết năm 2017, cả huyện có 13 xã đạt tiêu chí về giao thông (chiếm 46,4%), 16 xã đạt tiêu chí thủy lợi (chiếm 57,1%).

Đây là rào cản làm ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động mở rộng đầu tư của doanh nghiệp trên địa bàn. Đa số các công trình CSHT NTMtrên địabànđược địa phương đầu tư thực hiện, các doanh nghiệp không tham gia vào.

Hoạt động của các doanh nghiệp ở khu vực nông thôn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn từ thuần nông sang cơ cấu kinh tế đa dạng hơn, tạo ra việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn, giúp người nông dân tăng thu nhập, phần nào thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Do đó việc huy động vốn từ các doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn là hết sức cần thiết. Với mức độ vốn huy động được từ doanh nghiệp chiếm tỷ lệ còn quá thấp như hiện nay thì yêu cầu cấp

Trường Đại học Kinh tế Huế

thiết đặt ra là cần có những giải pháp hữu hiệu để cải thiện nguồn vốn này, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn, tham gia xây dựng NTM.

Nguồn vốn cộng đồng:

Với vai trò là chủ thể trong xây dựng NTM, bằng nhiều hình thức đóng góp khác nhau như: công lao động, tiền, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, hiến đất, tự nguyện giải phóng mặt bằng,…trong 3 năm qua nguồn vốn huy động được từ cộng đồng địa phương cho xây dựng CSHT NTM đạt 105.066 triệu đồng, chiếmtỷ trọng lớn nhất (chiếm 58,56%) trong tổng các nguồn vốn huy động được cho xây dựng CSHT NTM. Trong đó, nhân dân đã đóng góp 105.066 triệu đồng tiền mặt, cùng hàng ngàn ngày công lao động và hiến hàng nghìn m2 để xây dựng các công trình phục vụ đời sống sinh hoạt, các công trình phát triển sản xuất, các công trình CSHT nông thôn. Đây là một kết quả khá khả quan, thể hiện sự chủ động tham gia của người dân vào xây dựng CSHT nông thôn.

2.2.2. Tốc độ tăng (giảm) vốn đầu tư huy động qua các năm