• Không có kết quả nào được tìm thấy

Kinh nghiệm về huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU

1.3.1. Kinh nghiệm về huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới

*Năng lực của chính quyền địa phương

Những yếu tố thuộc năng lực của chính quyền địa phương có ảnh hưởng trực tiếp đến việc huy động vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM bao gồm: Cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương nói chung và của BCĐ xây dựng NTM ở địa phương nói riêng; các phòng, ban chức năng phải phối hợp đồng bộ, thống nhất trong triển khai nhiệm vụ; bộ máy BCĐ xây dựng NTM phải có đầy đủ các thành phần liên quan, có sự phối hợp ăn ý, thống nhất, có bộ phận thường trực để luôn luôn quan tâm, đôn đốc, giám sát thường xuyên việc thực hiện Chương trình; trìnhđộ của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tư, xây dựng, tài chính của chính quyền địa phương; năng lực thực hiện công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương. Điều này yêu cầu chính quyền địa phương ở cơ sở phải công khai, minh bạch về tài chính đối với quá trình huy động vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM.

* Trìnhđộ nhận thức của người dân nông thôn

Nếu nhận thức của người dân nông thôn về Chương trình xây dựng NTM đầy đủ thì họ sẽ ý thức được rõ ràng vai trò chủ thể của mình trong xây dựng NTM, từ đó sẽ chủ động, tự giác trong việc đóng góp nguồn lực cho Chương trình, việc huy động vốn đối với họ sẽ thuận lợi hơn. Khi nhận thức của người dân nông thôn không rõ ràng, họ sẽ không hiểu xây dựng NTM là gì, không ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình mà chỉ coi đây là một Chương trình của Nhà nước, do Nhà nước đầu tư, họ sẽ ỷ lại vào Nhà nước, việc huy động vốn sẽ khó khăn hơn.

1.3. Cơ sở thực tiễn về huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông

ngày càng giảm. Để triển khaicó kếtquả cao Chương trình Xây dựngNTM, ngay từ đầu năm 2011, thực hiện chỉ đạocủa Huyện ủy và UBND, tấtcả11/11 xã của huyện đều đã thành lập BCĐ Chươngtrình xây dựngNTM.

Từ đầu năm 2011 đến cuối năm 2015, tổng nguồn vốn mà Cát Tiên huy động được để đầu tưvào Chươngtrình xây dựngNTM trênđịa bàn là 1.834 tỷ đồng, và số vốn huy động được năm sau đã luôn cao hơn năm trước. Cụ thể: trong năm2011,đã huy động được 150,4 tỷ đồng, năm 2012 huy động được 259,7 tỷ đồng, năm 2013 huyđộng được 351,1tỷ đồng, năm 2014 huy động được trên thựctế481,5 tỷ và năm 2015 được 591,3 tỷ. Đặc biệt, trong tổng số1.834 tỷ đồng vốn huy động được chỉ có khoảng 42,4tỷ đồnglà vốn của Chươngtrình xây dựngNTM, vốnnhân dânđóng góp khoảng 28,8 tỷ đồngcòn lại là vốn lồng ghép 684,4 tỷ đồng từ các Chương trình và dựánkhác đang đầu tưtrêncùng địa bàn và vốntín dụng1.078,4 tỷ đồng.Vớinguồn vốn huy động, địa phương đã đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầngKT-XH phục vụ xây dựng NTM gồm có 2 công trình chứa nước (hồ BêĐê vàhồ Tư Nghĩa), kiên cố hóa 7,45 km kênh mương nội đồng; đưa điện lưới quốc gia tới 9.423 hộ dân - đạt 96%

tổng số hộ vàtăng trên 5% so với năm 2011; đầu tư thi công 52 tuyến đườngGTNT vớitổng chiềudài 37,2 km; xây dựng2 chợ cụm xã và chợ nôngthôn tạicác xã Tiên Hoàng, Nam Ninh, Phù Mỹ, Đức Phổ; đầu tư xây mới 9 trường học và kiên cố hóa từng bướccho khoảng215 phòng họccác cấp;hầuhết cácxã, thôn đều đã có cơ sở y tế và các thiết chế văn hóa - thể thao. Hiện nay trên 82% dân số nông thôn của huyện Cát Tiên đã được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trên 75% số thôn đạt chuẩn thôn văn hóa, 87% số hộ đạt danh hiệu gia đình vănhóa.

Mặt mạnh của huyện Cát Tiên là đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong cả hệ thống chính trị và các tầng lớp dân cư về xây dựng NTM, nên nhân dân đã coi xây dựng NTM là quyền lợi và nghĩa vụ của chính mình, từ đó đã tích cực tham gia việc đóng góp công sức, tiền của, đất đai để cùng chính quyền địa phương đầu tư thi công các công trình hạ tầng phục vụ phát triển KT-XH theo phương châm“Nhân dân làm công trình,Nhà nước hỗ trợ vật tư”và tự đầu tư xây mới, chỉnh trang nhà cửa, đầu tư phát triển sản xuất.[11] Lê Thị Hiệp(2015)

Trường Đại học Kinh tế Huế

* Kinh nghiệmcủa huyệnHóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh

Huyện Hóc Môn sau 5 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM“gặt hái”

nhiều thành công tốt đẹp, diện mạoNTM tại các xã từng bước thay đổi, hạ tầng giao thông nông thôn được bê tông, nhựa hóa, các tuyến đường liên xã, liên ấp được nâng cấp mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại, làm ăn sinh sống, tạo cảnh quan, môi trường sốngxanh, sạch, đẹp và môi trường đầu tư cho các doanh nghiệp. Cơ sở văn hóa thể dục thể thao, các công trình trường học, chợ… được đầu tư xây mới, nâng cấp, tôn tạo; cơ cấu kinh tế nông nghiệp dần chuyển sang nông nghiệp đô thị, thu nhập người dân ngày càng được cải thiện, đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được nâng lên rõ rệt; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, hệ thống chính trị đạt trong sạch vững mạnh.

Đạt được những thành quả trên là nhờ huyện luôn xác định công tác tuyên truyền là khâu then chốt, tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân và nâng cao nhận thức trong nhân dân trên địa bàn huyện về nội dung, phương pháp, cách làm, cơ chế chính sách của Nhà nước về xây dựng NTM. Tiếp đó, có sự tập trung của BCĐxây dựng NTM cụ thể, liên tục, đồng bộ, huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị từ huyện đến 10 xã thực hiện; luôn chú trọng công tác xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ nồng cốt ở các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở xã;

đối với cấp xã phải có cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của từng xã. Xác định nguồn vốn xây dựng NTM rất lớn, do vậy, cần phải đa dạng hóa việc huy động nguồn lực để xây dựngNTM.

Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết của Huyện ủy về việc lãnh đạo xây dựng NTM,BCĐ huyện chỉ đạo các đơn vị, tổ chức đoàn thể chính trị xã hội trên địa bàn huyện tổ chức quán triệt, tuyên truyền nội dung và tầm quan trọng, mục đích, ý nghĩa Chương trình xây dựng NTM trong đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân: tuyên truyền theo từng cụm tổ nhân dân, các cuộc họp tổ nhân dân định kỳ hàng tháng, các cuộc họp của các đoàn thể từ Ban chấp hành đến các Chi hội, Chi đoàn, thường xuyên phát thanh tuyên truyền trên hệ thống Đài truyền thanh huyện, xã và bản tin Hóc Môn...

Trường Đại học Kinh tế Huế

Qua công tác thông tin tuyên truyền, vận động,đã góp phần nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân. Người dân đã nhận thức được mục tiêu, ý nghĩa của việc xây dựng NTM và chung tay góp sức vào thực hiện đề án trên địa bàn. Kết quả đã có 8.434 hộ dân hiến 272.666 m2đất và đóng góp vật kiến trúc với tổng trị giá gần 555,6 tỷ đồng và gần 8.000 ngày công lao động tham gia làmđường GTNT, nạo vét kênh mương, cống rãnh để đầu tư xây dựng các công trình CSHT; vận động doanh nghiệp thực hiện bê tông hóa các hẻm, ngõ xóm được447 tuyến, dài 53,2 km với kinh phí29,1 tỷ đồng.

Ðặc biệt, trong quá trình triển khai thực hiện tại các xã luôn bảo đảm sự công khai, minh bạch, phát huy vai trò làm chủ, giám sát của nhân dân đối với các công trình đầu tư hạ tầng và thực hiện tốt quy chếdân chủ cơ sở theo phương châm“dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”. Ngoài tuyên truyền dưới nhiều hình thức, huyện cònđẩy mạnh các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; cuộc vận động vì người nghèo; phong trào thi đua tại địa phương, từ đó củng cố thêm niềm tin để mọi tầng lớp nhân dân xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân cùng nhau xây dựng thành công NTM vững chắc. Cuối cùng mục tiêu cơ bản, chủ yếu của xây dựngNTM nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn,đạt19 tiêu chí Quốc gia NTM, xây dựngCSHT là tiền đề, phát triển sản xuấtkinh doanh, giải quyết việc làm cho dân là nền tảng đời sống. Lấylợi ích của người dân là động lực và sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư, doanh nghiệp là yếu tố quyết định sự thành công củaChương trình.

Ngày 10/10/2015, huyện tiến hành tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM và công bố Quyết định công nhận huyện NTM của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp tục duy trì 19 tiêu chí Quốc giavề đạt chuẩnNTM,đề ra nhiệm vụgiai đoạn 2016 - 2020, vững bước đưa Hóc Môn vào thời kỳ phát triển mới theo hướng bền vững và toàn diện. [10]. Kim Hân (2015)

* Kinh nghiệm của huyện Vĩnh Linh,tỉnh QuảngTrị

Sau 5 năm triển khai CTMTQG xây dựng NTM, mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng huyện Vĩnh Linh đã đạt được những kết quả quan trọng và là địa

Trường Đại học Kinh tế Huế

phương dẫn đầu ởtỉnh Quảng Bình. Bộ mặt nông thôn huyện Vĩnh Linh đã có nhiều khởi sắc, CSHT phát triển đồng bộ, đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân được nâng cao. Đến cuối năm 2014 trên địa bàn huyện đã có 3 xã là: Vĩnh Kim, Vĩnh Thạch, Vĩnh Thủy được côngnhận đạt chuẩn NTM, đây cũng là 3 xã cánđích đầu tiên củatỉnh Quảng Bình. Đến cuối năm 2015, Vĩnh Linh có thêm 4 xã là: Vĩnh Hiền, Vĩnh Thành, Vĩnh Lâm, Vĩnh Nam đạt chuẩn, đưa tỷ lệ xã đạt chuẩn của huyện lên 36,8% cao nhất so với toàn tỉnh, có 4 xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí, 5 xã đạt 10 đến 14 tiêu chí, riêng 3 xã miền núi là Vĩnh Ô, Vĩnh Hà, Vĩnh Khê đạt 7 đến 9 tiêu chí. Có được kết quả trên là nhờ huyện đã có những giải pháp hợp lý và mang tính đột phá.

Trước hết, xác định rõ vai trò của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, các tổ chức đoàn thể có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình tổ chức thực hiện, nhất là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, làm cho người dân thấy rõ trách nhiệm và quyền lợi trong xây dựng NTM. Đồng thời huyện đã lấy địa bàn xã làmđối tượng, lấy người dân làm chủ thể của Chương trình, xây dựng mô hình xã chuẩn toàn diện về tất cả các lĩnh vực. Chính nhờ vậy đã thu hútđược sự tham gia của cả cộng đồng và tạo ra phong trào thi đua sôi nổi ở tất cả các địa phương.

Huyện đã phát động mỗi ngành, mỗi đơn vị một phong trào để chung tay xây dựng NTM, nổi bật là các phong trào như “Vĩnh Linh chung sức xây dựng NTM”,

“Thanh niên chung tay xây dựng NTM”, “Thắp sáng đường quê”, “Chung sức trợ giúp xóa đói giảm nghèo 11 thôn bản đặc biệt khó khăn của huyện”... tạo ra một làn sóng thi đua sổi nổi trên khắp toàn huyện.

Bên cạnh đó, huyện rất chú trọng đến công tácxây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nòng cốt ở các cấp, đặc biệt là cán bộ cơ sở.Mỗi một cán bộ từ cấp huyện đến cấp xã, thôn, đặc biệt là các thành viên BCĐ Chương trình phải được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng về xây dựngNTM; Thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức,ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ nòng cốt.

Để chủ động trong quá trình thực hiện Chương trình, Vĩnh Linh đã lập kế hoạch cụ thể cho từng thời kỳ, từng giai đoạn. Huyện đã tiến hành điều tra, nắm

Trường Đại học Kinh tế Huế

chắc tình hình cơ bản của 19 xã trong huyện. Từ đó mà phân ra nhóm xã có hiện trạng CSHT tốt, có điều kiện thuận lợi thì giao kế hoạch để các địa phương thuộc nhóm đó triển khai và phấn đấu hoàn thành sớm, như:Vĩnh Kim, Vĩnh Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Hiền, Vĩnh Thành, Vĩnh Lâm, Vĩnh Nam. Những xã này phải hoàn thành vào năm 2014-2015, mục tiêu trên đãđạt và vượt thời gian kế hoạch đặt ra.

Để hoàn thành Chương trình cần phải có nguồn lực khá lớn. Rút kinh nghiệm trong quá trình phát triển, Vĩnh Linh đã huy động tổng hợp từ nhiều nguồn. Lấy nguồn lực huy động tại chỗ là quan trọng, sự hỗ trợ của ngân sách là cần thiết và khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm và con em đang sinh sống ở mọi miền đất nước. 5 năm qua, Vĩnh Linh đã huy động gần 50 tỷ đồng từ các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính xây dựng được 5 trạm y tế, 6 trường học, đường sá và một số công trình phúc lợi khác; Nguồn vốn đóng góp của nhân dân hơn 40 tỷ đồng, hơn 1.000 ngày công, nhiều hiện vật và hàng ngàn m2đất được người dân hiến tặng. Ngoài sự đầu tư của ngân sách, Vĩnh Linh đã huy động được hơn 400 tỷ đồng nguồn vốn ODA và NGO để lồng ghép xây dựng NTM, trong đó quỹ Arập- Xê út tài trợ hơn 330 tỷ đồng. Các nhà hảo tâm và con em xa quê thành đạt ủng hộ hơn 3 tỷ đồng xây dựng các công trình phúc lợi và đóng góp cho các quỹ khuyếnhọc, khuyến tàiở địa phương.[13]. Trần Hữu Hùng (2015)

1.3.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Bố Trạch, tỉnh