• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các chỉ tiêu đánh giá kết quả huy động vốn đầu tư

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU

1.2. Cơ sở lý luận về huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới

1.2.5 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả huy động vốn đầu tư

*Quy mô huy động vốn đầu tư

Cách tính chỉ tiêu: Quy mô huy động vốn đầu tư = Số vốn đầu tư huy động được/giai đoạn (Giai đoạn có thể là 3 hoặc 5 năm tùy thuộc mục đích thu thập số liệu và nguồn số liệu có được).

* Ý nghĩa của chỉ tiêu: Chỉ tiêu này cung cấp số liệu tổng thể về quy mô vốn đầu tư huy động được trong một giai đoạn, thông qua đó, người sử dụng số liệu có được cái nhìn khái quát về hoạt động huy động vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM, tạo tiền đề để tiếp tục thực hiện các phân tích, nghiên cứu chuyên sâu hơn.

* Tốc độ tăng (giảm) vốn đầu tư huy động Cách tính chỉ tiêu:∆V = (Vn–Vn-1) / Vn-1(%)

∆V: Tốc độ tăng (giảm) vốn đầu tư huy động Vn: Vốn đầu tư huy động được của năm thứ n Vn-1: Vốn đầu tư huy động được của năm trước đó

Ý nghĩa của chỉ tiêu: Chỉ tiêu này cung cấp thông tin phục vụ việc phân tích, đánh giá tốc độ tăng hay giảm lượng vốn đầu tư huy động xây dựng CSHT NTM hàng năm, từ đó xác định xu hướng và kịp thời có những điều chỉnh hoặc đề xuất các giải pháp nếu cần thiết.

*Cơ cấu các nguồn vốn huy động Cách tính chỉ tiêu: %Vn= Vn/∑V

%Vn: Cơ cấu nguồn vốn n

Vn: Số vốn huy động được của nguồn vốn n

∑V: Tổng số vốn huy động được của tất cả các nguồn vốn

Ý nghĩa của chỉ tiêu: Chỉ tiêu này phản ánh cơ cấu từng nguồn vốn trong tổng số vốn đầu tư huy động được cho xây dựng CSHT NTM trong một giai đoạn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Chỉ tiêu này là cơ sở để đánh giá tổng hợp khả năng phối kết hợp các nguồn vốn đầu tư trong xây dựng CSHT NTM, thực hiện các điều chỉnh cần thiết trong việc huy động từng nguồn vốn để tạo sự hài hòa, hợp lý về cơ cấu, phát huy tối đa các nguồnvốn tham gia xây dựng CSHT NTM.

* Mức độ đáp ứng nhu cầu vốn Cách tính chỉ tiêu: M = Vt/Vn (%)

M: Mức độ đáp ứng nhu cầu vốn trong một giai đoạn Vt: Vốn huy động được trên thực tế

Vn: Nhu cầu vốn trong giai đoạn

Ý nghĩa của chỉ tiêu: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho xây dựng CSHT NTM trong một giai đoạn. Mức độ đáp ứng càng cao chứng tỏ việc huy động vốn có hiệu quả. Trường hợp ngược lại, chỉ tiêu này là cơ sở để tiếp tục thực hiện các biện pháp để phối kết hợp tốt hơn các nguồn vốn đáp ứng nhu cầu.

1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới

* Nhân tố về quy hoạch

Các dự ánxây dựngCSHT phải được nằmtrong quy hoạch, chúngta khôngđủ tiền để xây dựng tất cả CSHT cùng một lúc nên càng cần phải thực hiện theo quy hoạch để đảmbảohiệu quảkhai thác tối đa,ngay cảcác dự án xây dựngCSHT cấpxã cũngcần trongquy hoạchchứ khôngphảido huyđộng từnguồn ngoài NSNN mà cấp huyệnhay cấp xã tùy ý quản lý, thựchiện.

* Tình hình phát triển kinh tế của địa phương

Nhân tố này được thể hiện bằng các chỉ số cụ thể như: tăng trưởng GDP, tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, thu nhập bình quân đầu người... Các chỉ số này tích cực sẽ phản ánh trình độ phát triển kinh tế ở địa phương ở mức cao, người dân có mức sống tốt, đồng nghĩa với việc nguồn lực tài chính của địa phương cũng như trong dân sẽ dồi dào hơn, xây dựng NTM vì thế cũng sẽ thuận lợi hơn. Thực tế cũng cho thấy những vùng nông thôn ở đó dân cư có mức sống cao thì việc đầu tư, triển khai xây dựng CSHT có nhiều thuận lợi. Các dự

Trường Đại học Kinh tế Huế

án phát triển hạ tầng có thể được triển khai nhanh trên cơ sở đáp ứng được nhu cầu về vốn, đặc biệt thông qua phương thức xã hội hóa. Các khu vực trong đó các ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển sẽ có nhiều thuận lợi trong thu hút nguồn vốn đầu tư cho phát triển CSHT. Thực tế cho thấy, ở một số vùng nông thôn có các hoạt động công nghiệp, dịch vụ, thương mại... phát triển thường đi kèm với sự phát triển, mở mang của hệ thống CSHT.

*Cơ chế, chính sách của Nhà nước

Các cơ chế, chính sách của Nhà nước tạo hành lang pháp lý cho việc thựchiện hoạt động huy động vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM. Đó là hệ thống cơ chế, chính sách liên quan đến việc phân bổ, điều tiết nguồn vốn NSNN cho xây dựng NTM, các cơ chế, chính sách khuyến khích để huy động các nguồn vốn ngoài NSNN, các nguồn vốn của cộng đồng, doanh nghiệp, HTX vào xây dựng CSHT NTM, chính sách khuyến khích ưu đãiđầu tư. Hệ thống cơ chế, chính sách càng đầy đủ, đồng bộ có tính đến yếu tố đặc thù của Chương trình xây dựng NTM sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư xây dựng CSHT ở nông thôn. Trong đó, chính sách hỗ trợ về vốn của Nhà nước đối với các vùng còn có nhiều khó khăn về KT-XH là vô cùng cần thiết. Chính sách mở rộng phân cấp cho các cấp chính quyền địa phương trong phê duyệt và thực hiện các dự án sẽ góp phần phát huy được tính chủ động và sáng tạo của các địa phương trong phát triển CSHT ở nông thôn, đồng thời cũng góp phần làm giảm gánh nặng cho NSNN. Để đưa các cơ chế, chính sách của nhà nước vào cuộc sống, áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn và hợp lòng dân, các cấp chính quyền địa phương cần phải có sự điều chỉnh linh hoạt phù hợp với điều kiện KT-XH cụ thể của mỗi địa phương.

* Tính chất, đặc điểm của hệ thống CSHT nông thôn

Nếu hệ thống CSHT nông thôn hiện tại đáp ứng được các yêu cầu về tính đồng bộ, liên thông, tính hiện đại và yêu cầu về chất lượng thì việc huy động vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM sẽ không có nhiều áp lực. Trong trường hợp ngược lại, nếu hệ thống CSHT hiện có ở nông thôn xuống cấp, lạc hậu thì nhu cầu vốn đầu tư phát triển CSHT sẽ lớn.

Việc huy động vốn đầu tư sẽ phải tính tới nhiều nguồn vốn và phải quản lý chặt chẽ, khoa học để đảm bảo tính hiệu quả trong huy động, đáp ứng được nhu cầu vốn đề ra.

Trường Đại học Kinh tế Huế

*Năng lực của chính quyền địa phương

Những yếu tố thuộc năng lực của chính quyền địa phương có ảnh hưởng trực tiếp đến việc huy động vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM bao gồm: Cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương nói chung và của BCĐ xây dựng NTM ở địa phương nói riêng; các phòng, ban chức năng phải phối hợp đồng bộ, thống nhất trong triển khai nhiệm vụ; bộ máy BCĐ xây dựng NTM phải có đầy đủ các thành phần liên quan, có sự phối hợp ăn ý, thống nhất, có bộ phận thường trực để luôn luôn quan tâm, đôn đốc, giám sát thường xuyên việc thực hiện Chương trình; trìnhđộ của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tư, xây dựng, tài chính của chính quyền địa phương; năng lực thực hiện công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương. Điều này yêu cầu chính quyền địa phương ở cơ sở phải công khai, minh bạch về tài chính đối với quá trình huy động vốn đầu tư xây dựng CSHT NTM.

* Trìnhđộ nhận thức của người dân nông thôn

Nếu nhận thức của người dân nông thôn về Chương trình xây dựng NTM đầy đủ thì họ sẽ ý thức được rõ ràng vai trò chủ thể của mình trong xây dựng NTM, từ đó sẽ chủ động, tự giác trong việc đóng góp nguồn lực cho Chương trình, việc huy động vốn đối với họ sẽ thuận lợi hơn. Khi nhận thức của người dân nông thôn không rõ ràng, họ sẽ không hiểu xây dựng NTM là gì, không ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình mà chỉ coi đây là một Chương trình của Nhà nước, do Nhà nước đầu tư, họ sẽ ỷ lại vào Nhà nước, việc huy động vốn sẽ khó khăn hơn.

1.3. Cơ sở thực tiễn về huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông