• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đánh giá của khách hàng về các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Hoàng Thịnh Phát Land

PHÁT LAND

P. HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ

5. Năng lực nguồn nhân lực: Cronbach’s Alpha = 0,795

2.2.6 Đánh giá của khách hàng về các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Hoàng Thịnh Phát Land

Bên cạnh việc phân tích tác động của các nhân tố đếnnăng lực cạnh tranh của công ty, ta tiếp tục tiến hành phân tích đánh giá của khách hàng đối với từng nhóm nhân tố. Đề tài tiến hành kiểm định về giá trị trung bình một tổng thể (One Sample T_test).

Thang đo đo lường biến quan sát này được xây dựng trên thang đo Likert 5 với 5 mức độ được chú thích theo mức như sau: (1) Rất không đồng ý, (2) Không đồng ý, (3) Trung lập, (4) Đồng ý, (5) Rất đồng ý. Với giá trị 3 có nghĩa là thái độ trung lập, như vậy với sự lựa chọn lớn hơn 3 thì có nghĩa là đánh giá của khách hàng đối với năng lực cạnh tranh của công ty đang ởmức vừa phải cho đến cao.

Giảthuyết đặt ra:

H0: mức độ đồng ý của khách hàng đối với các yếu tốcấu thành năng lực cạnh tranh bằng Test Value

H1: mức độ đồng ý của khách hàng đối với các yếu tốcấu thành năng lực cạnh tranh khác Test Value

Test Value = 3 tương ứng trong thang đo 5 mức độlà trung lập 2.2.6.1 Đánh giá của khách hàng về nhóm Năng lực marketing

Thang đó của nhóm Năng lực marketing bao gồm 5 biến quan sát: Các hình thức tiếp thị, xúc tiến bán hàng và quảng cáo đa dạng, thu hút khách hàng quan tâm (MAR1), Công ty duy trì quảng cáo sản phẩm trên báo giấy, tạp chí, facebook và các trang web chuyên ngành (MAR2), Công ty tổ chức các buổi hộ thảo, sự kiện tri ân khách hàng (MAR3), Công ty luôn cập nhật các thông tin vềsản phẩm, giá cảkịp thời lên trang Web và Fanpage để khách hàng dễ tiếp cận và theo dõi (MAR4), Công ty thiết lập mối quan hệtốt với khách hàng (MAR5)

H0: mức độ đồng ý của khách hàng về Năng lực marketing là 3 (µ = 3) H1: mứcđộ đồng ý của khách hàng về Năng lực marketing là khác 3 (µ ≠ 3)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 18: Đánh giá của khách hàng đối với nhóm Năng lực marketing

Biến quan sát

Rất không đồng ý (%)

Không đồng ý (%)

Trung lập (%)

Đồng ý (%)

Rất đồng ý

(%)

Giá trị trung

bình

Sig.

(2-tailed)

MAR1 7,0 8,7 13,9 32,2 38,8 3,86 0,000

MAR2 5,2 12,2 20,9 33,0 28,7 3,68 0,000

MAR3 2,6 21,7 22,6 37,4 15,7 3,42 0,000

MAR4 4,3 11,3 16,5 33,0 34,8 3,83 0,000

MAR5 1,7 7,8 24,3 39,1 27,0 3,82 0,000

(Nguồn: Kết quảxửlý sốliệu SPSS) Từkết quảtừbảng trên, ta thấy tất cả các biến đều có giá trị Sig. < 0,05. Như vậy ta bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận giả thuyết H1, nghĩa là mức độ đồng ý của khách hàng đối với các biến quan quan sát của nhân tố Năng lực marketing là khác 3.

Giá trị trung bình của các biến dao động từ 3,42 đến 3,86 ở mức độ tương đối cao.

Như vậy khách hàng đang có mức độ đồng ý với các biến trong nhân tố Năng lực marketing với độ tin cậy là 95% và từ đó có thể nói năng lực cạnh tranh của công ty đối với nhân tố này là tương đối tốt.

Trong đó, hai biến có giá trị trung bình tương đối cao đó là “Các hình thức tiếp thị, xúc tiến bán hàng và quảng cáo đa dạng, thu hút khách hàng quan tâm” và “Công ty luôn cập nhật các thông tin về sản phẩm, giá cảkịp thời lên trang Web và Fanpage để khách hàng dễ tiếp cận và theo dõi” lần lượt là 3,86 và 3,83 điều này cho thấy khách hàng đánh giá cao vềcách thức tếp thị cũng như tính minh bạch vềthông tin sản phẩm của công ty. Tuy nhiên, để có thể tận dụng tối đa nguồn năng lực này công ty cần đưa ra những biện pháp sao cho phù hợp.

2.2.6.2 Đánh giá của khách hàng về nhóm Danh tiếng công ty

Thang đo của nhóm Danh tiếng công ty gồm 4 biến quan sát là: Công ty luôn đầu tư xây dựng hình ảnh, uy tín tốt, có sức ảnh hưởng tích cực (DT1), Công ty chú trọng đến các hoạt động cộng đồng (DT2), Công ty luôn cung ứng những sản phẩm có

Trường Đại học Kinh tế Huế

đầu ra tốt, tính thanh khoản cao cho khách hàng (DT3), Danh tiếng của công ty nổi tiếng trên thị trường Huế(DT4)

H0: mức độ đồng ý của khách hàng vềDanh tiếng công ty là 3 (µ = 3) H1: mức độ đồng ý của khách hàng vềDanh tiếng công ty là khác 3 (µ ≠ 3)

Bảng 19: Đánh giá của khách hàng đối với nhóm Danh tiếng công ty

Biến quan sát

Rất không đồng ý (%)

Không đồng ý (%)

Trung lập (%)

Đồng ý (%)

Rất đồng ý

(%)

Giá trị trung

bình

Sig.

(2-tailed)

DT1 1,7 4,3 20,0 33,9 40,0 4,06 0,000

DT2 - 6,1 21,7 36,5 35,7 4,02 0,000

DT3 - 6,1 27,0 32,2 34,8 3,96 0,000

DT4 4,3 5,2 34,8 51,3 4,3 3,46 0,000

(Nguồn: Kết quảxửlý sốliệu SPSS) Từkết quảtừbảng trên, ta thấy tất cả các biến đều có giá trị Sig. < 0,05. Như vậy ta bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận giả thuyết H1, nghĩa là mức độ đồng ý của khách hàng đối với các biến quan quan sát của nhân tố Danh tiếng công ty là khác 3.

Giá trị trung bình của các biến dao động từ 3,46 đến 4,06 ở mức độ tương đối cao.

Như vậy khách hàng đang có mức độ đồng ý với các biến trong nhân tố Danh tiếng công ty với độtin cậy là 95% và từ đó có thể nói năng lực cạnh tranh của công ty đối với nhân tố này là tương đối tốt.

Trong đó ba biến có giá trị trung bình tương đối cao đó là “Công ty luôn đầu tư xây dựng hình ảnh, uy tín tốt, có sứcảnh hưởng tích cực”, “Công ty chú trọng đến các hoạt động cộng đồng” và “Công ty luôn cung ứng những sản phẩm có đầu ra tốt, tính thanh khoản cao cho khách hàng” lần lượt là 4,06, 4,02 và 3,96. Có thể thấy doanh nghiệp đã nỗ lực xây dựng được danh tiếng khá uy tín trên thị trường. Tuy nhiên, biến

“Danh tiếng của công ty nổi tiếng trên thị trường Huế” lại có giá trị trung bình là 3,46 chưa được cao như các biến còn lại mặc dù công ty đã xây dựng được hình ảnh khá tốt. Qua đó cho thấy rằng mặc dù hình ảnh của công ty trong tâm trí khách hàng là tốt nhưng mức độ nổi tiếng của công ty vẫn còn kém hơn các doanh nghiệp khác trong

Trường Đại học Kinh tế Huế

ngành do đó công ty cần đẩy mạnh hơn nữa trong việc xây dựng thương hiệu trên thị trường, để khi nhắc đến các công ty bất động sản nổi tiếng ở Huế thì khách hàng sẽ nghĩ đến Hoàng Thịnh Phát Land.

2.2.6.3 Đánh giá của khách hàng về nhóm Năng lực sáng tạo

Thang đo của nhóm Năng lực sáng tạo gồm 3 biến quan sát: Công ty cập nhật cho khách hàng những sản phẩm mới, đa dạng và phù hợp với thị trường (ST1), Công ty luôn cốgắng hỗtrợ cho khách hàng những điều kiện thuận lợi nhất để tiếp cận sản phẩm (ST2), Công ty đưa ra những chiến lược, cách thức làm việc mới phù hợp với tình hình xã hội (ST3)

H0: mức độ đồng ý của khách hàng về Năng lực sáng tạo là 3 (µ = 3) H1: mức độ đồng ý của khách hàng về Năng lực sáng tạo là khác 3 (µ ≠ 3)

Bảng 20: Đánh giá của khách hàng đối với nhóm Năng lực sáng tạo

Biến quan sát

Rất không đồng ý

(%)

Không đồng ý

(%)

Trung lập (%)

Đồng ý (%)

Rất đồng ý

(%)

Giá trị trung

bình

Sig. (2-tailed)

ST1 3,5 7,8 16,5 32,2 40,0 3,97 0,000

ST2 5,2 10,4 21,7 38,3 24,3 3,66 0,000

ST3 1,7 20,9 26,1 36,5 14,8 3,42 0,000

(Nguồn: Kết quảxửlý sốliệu SPSS) Từkết quảtừbảng trên, ta thấy tất cả các biến đều có giá trị Sig. < 0,05. Như vậy ta bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận giả thuyết H1, nghĩa là mức độ đồng ý của khách hàng đối với các biến quan quan sát của nhân tố Năng lực sáng tạo là khác 3.

Giá trị trung bình của các biến dao động từ 3,42 đến 3,96 ở mức độ tương đối cao.

Như vậy khách hàng đang có mức độ đồng ý với các biến trong nhân tố Năng lực sáng tạo với độ tin cậy là 95% và từ đó có thể nói năng lực cạnh tranh của công ty đối với nhân tố này là tương đối tốt.

Trong đó biến “Công ty cập nhật cho khách hàng những sản phẩm mới, đa dạng và phù hợp với thị trường” có giá trị trung bình cao nhất là 3,97. Khách hàng khá hài lòng về biến này, điều này chứng tỏ các sản phẩm của công ty đã phần nào đáp ứng

Trường Đại học Kinh tế Huế

được những nhu cầu khác nhau của khách hàng. Biến “Công ty đưa ra những chiến lược, cách thức làm việc mới phù hợp với tình hình xã hội” cũng được mức đánh giá đồng ý của khách hàng tuy nhiên còn chưa được cao với giá trị trung bình là 3,42.

Trong đợt dịch vừa rồi đã gây ra khó khăn cho nhiều lĩnh vực và trong đó có cả lĩnh lực bất động sản. Dịch bệnh xảy ra khá bất ngờ nên công ty chưa có dự phòng trước cũng như việc thay đổi cách thức làm việc đột ngột đã gây ra một số khó khăn cho công ty và khách hàng. Do đó công ty nên chú trọng về vấn đề này, cần có những chiến lược quản trị rủi ro từ trước để có thểnhanh chóng, kịp thời ứng phó được với những biến động của xã hội.

2.2.6.4 Đánh giá của khách hàng về nhóm Định hướng kinh doanh

Thang đo của nhóm Định hướng kinh doanh gồm 4 biến quan sát: Công ty tham gia những dựán lớn, doanh thu cao với mức độ rủi ro kiểm soát được (DH1), Công ty nên chú trọng đào tạo nhân viên dài hạn (DH2), Cụ thể hóa các hình thức và phương thức giao dịch (DH3), Công ty cạnh tranh lành mạnh với các đối thủcạnh tranh (DH4)

H0: mức độ đồng ý của khách hàng về Định hướng kinh doanh là 3 (µ = 3) H1: mức độ đồng ý của khách hàng về Định hướng kinh doanh là khác 3(µ ≠ 3) Bảng 21: Đánh giá của khách hàng đối với nhóm Định hướng kinh doanh

Biến quan sát

Rất không đồng ý

(%)

Không đồng ý

(%)

Trung lập (%)

Đồng ý (%)

Rất đồng ý

(%)

Giá trị trung

bình

Sig. (2-tailed)

DH1 5,2 10,4 27,0 23,5 33,9 3,70 0,000

DH2 7,0 28,7 27,0 25,2 12,2 3,07 0,516

DH3 0,9 30,4 26,1 27,8 14,8 3,25 0,013

DH4 6,1 7,8 27,8 38,3 20,0 3,58 0,000

(Nguồn: Kết quảxửlý sốliệu SPSS) Từkết quả từ bảng trên, ta thấy tất cảcác biến DH1, DH3, DH4 đều có giá trị Sig. < 0,05. Như vậy ta bác bỏgiảthuyết H0 và chấp nhận giảthuyết H1, nghĩa là mức độ đồng ý của khách hàng đối với các biến quan quan sát này của nhân tố Định hướng kinh doanh là khác 3. Riêng biến quan sát DH2 có mức ý nghĩa Sig. > 0,05 nên chưa

Trường Đại học Kinh tế Huế

có cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1. Do vậy. nghiên cứu sẽ không dựa vào giá trị trung bình của biến này để đưa ra kết luận hay nói cách khác là khách hàng có mức đánh giá trung lập vềbiến quan sát này.

Giá trị trung bình của hai biến “Công ty tham gia những dự án lớn, doanh thu cao với mức độ rủi ro kiểm soát được” và “Công ty cạnh tranh lành mạnh với các đối thủ cạnh tranh” là 3,70 và 3,58. Như vậy khách hàng đang có mức độ đồng ý với hai biến này trong nhân tố Định hướng kinh doanh với độ tin cậy là 95%. Biến “Cụ thể hóa các hình thức và phương thức giao dịch” có giá trị trung bình là 3,25 còn ở mức chưa được cao.

Có thể thấy đánh giá của khách hàng về nhóm nhân tố Định hướng kinh doanh còn ở mức trung lập và đồng ý . Ở mức độ này thì chưa đủ để đáp ứng đủ năng lực cạnh tranh của công ty. Do vậy công ty cần đặc biệt chú trọng trong việc đưa ra những chiến lược của mình nhằmnâng cao năng lực cạnh tranh.

2.2.6.5 Đánh giá của khách hàng về nhóm Năng lực nguồn nhân lực

Thang đo của nhóm Năng lực nguồn nhân lực gồm 4 biến quan sát: Đội ngũ nhân viên có tác phong và thái độ ứng xử tốt, sẵn sàng phục vụ khách hàng (NL1), Nhân viên giải quyết các vấn đề tốt, nhanh chóng và kịp thời (NL2), Nhân viên có trình độ chuyên môn để thực hiện các yêu cầu của khách hàng (NL3), Đội ngũ nhân viên phân phối sản phẩm của công ty mạnh, kênh phân phối rộng (NL4)

H0: mức độ đồng ý của khách hàng về Năng lực nguồn nhân lực là 3 (µ = 3) H1: mức độ đồng ý của khách hàng về Năng lực nguồn nhân lực là khác 3 (µ ≠ 3)

Bảng 22: Đánh giá của khách hàng đối với nhóm Năng lực nguồn nhân lực

Biến quan sát

Rất không đồng ý

(%)

Không đồng ý

(%)

Trung lập (%)

Đồng ý (%)

Rất đồng ý

(%)

Giá trị trung

bình

Sig. (2-tailed)

NL1 1,7 9,6 17,4 27,8 43,5 4,02 0,000

NL2 1,7 8,7 21,7 31,3 36,5 3,92 0,000

Trường Đại học Kinh tế Huế

NL3 1,7 8,7 21,7 35,7 32,2 3,88 0,000

NL4 1,7 12,2 20,9 36,5 28,7 3,78 0,000

(Nguồn: Kết quảxửlý sốliệu SPSS) Từkết quảtừbảng trên, ta thấy tất cả các biến đều có giá trị Sig. < 0,05. Như vậy ta bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận giả thuyết H1, nghĩa là mức độ đồng ý của khách hàng đối với các biến quan quan sát của nhân tố Năng lực nguồn nhân lực là khác 3. Giá trị trung bình của các biến dao động từ3,78 đến 4,02 ở mức độ tương đối cao. Như vậy khách hàng đang có mức độ đồng ý với các biến trong nhân tố Năng lực nguồn nhân lực với độtin cậy là 95% và từ đó có thể nói năng lực cạnh tranh của công ty đối với nhân tốnày là khá tốt.

Tất cảbốn biến quan sát đều có giá trị trung bình tương đối cao vàởmức xấp xỉ nhau. Qua đó có thể thấy khách hàng khá hài lòng về đội ngũ nhân viên của công ty.

Cũng có thể hiểu được vì công tác đào tạo nguồn nhân lực luôn được công ty chú trọng đến. Từ đó, công ty nên có các chính sách, chế độ đãi ngộ tốt để nâng cao sự trung thành, gắn bó cũng như khích lệtinh thần làm việc của đội ngũ nguồn nhân lực.

2.2.6.6 Đánh giá của khách hàng về nhóm Năng lực cạnh tranh

Thang đo của nhóm Năng lực cạnh tranh gồm 3 biến quan sát: Công ty đang cạnh tranh tốt với các đối thủ cùng ngành (CT1), Công ty có khả năng phát triển tốt trong dài hạn (CT2), Công ty là một đối thủcạnh tranh mạnh (CT3)

H0: mức độ đồng ý của khách hàng về Năng lực cạnh tranh là 3 (µ = 3) H1: mức độ đồng ý của khách hàng về Năng lực cạnh tranh là khác 3 (µ ≠ 3) Bảng 23: Đánh giá của khách hàng đối với nhóm Năng lực cạnh tranh

Biến quan sát

Rất không đồng ý

(%)

Không đồng ý

(%)

Trung lập (%)

Đồng ý (%)

Rất đồng ý

(%)

Giá trị trung

bình

Sig. (2-tailed)

CT1 - 0,9 27,0 63,5 8,7 3,80 0,000

CT2 - 0,9 35,7 45,2 18,3 3,81 0,000

CT3 - 4,3 28,7 55,7 11,3 3,74 0,000

(Nguồn: Kết quảxửlý sốliệu SPSS)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Từkết quảtừbảng trên, ta thấy tất cả các biến đều có giá trị Sig. < 0,05. Như vậy ta bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận giả thuyết H1, nghĩa là mức độ đồng ý của khách hàng đối với các biến quan quan sát của nhân tố Năng lực cạnh tranh là khác 3.

Giá trị trung bình của các biến dao động từ 3,74 đến 3,81 ở mức độ tương đối cao.

Như vậy khách hàng đang có mức độ đồng ý với các biến trong nhân tố Năng lực cạnh tranh với độtin cậy là 95%.

Có thể thấy nhận định của khách hàng về năng lực cạnh tranh của công ty là tương đối tốt. Tuy nhiên, ngày nay các công ty bất động sản đã và đang nổi lên khá nhiều và hoạt động cũng khá tốt. Do đó, để có thể duy trì tồn tại và phát triển lâu dài trên thị trường thì công ty phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG