• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ

2.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Thắng Lợi Miền

2.2.3. Kiểm định One-Sample T Test

2.2.3.5. Đánh giá của khách hàng về Năng lực nguồn nhân lực

Bảng 2.22: Đánh giá của khách hàng về năng lực nguồn nhân lực

Các biến Giá trị

trung bình

Giá trị kiểm định

Mức ý nghĩa (sig.) Đội ngũ nhân viên có tác phong và thái độ

ứng xử tốt, sắn sàng phục vụ khách hàng

3,96 3,4 0,000

Nhân viên giải quyết các vấn đề tốt, nhanh và kịp thời

3,96 3,4 0,000

Nhân viên có nhiều kinh nghiệm quan hệ khách hàng

3,98 3,4 0,000

Nhân viên có trình độ chuyên môn để thực hiện các yêu cầu của khách hàng

3,93 3,4 0,000

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS) Kết quả kiểm định cho thấy tất cả các giá trị sig. đều nhỏ hơn 0,05. Như vậy chúng ta bác bỏ giả thuyết H0 ban đầu, nghĩa là điểm đánh giá trung bình của khách hàng đối với tiêu chí năng lực nguồn nhân lực là khác 3,4.

Giá trị trung bình của các tiêu chi đưa vào kiểm định giao động từ 3,93 đến 3,98 tất cả đều lớn hơn 3,4. Như vậy khách hàng tại công ty đang có mức độ đồng ý với các tiêu chí năng lực Marketing trên mức trung lập 3,4 với alpha = 5%.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.2.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA

2.2.4.1. Phân tích nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (Phân tích nhân tố EFA cho biến độc lập)

Sau khi kiểm tra độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha và không có biến nào bị loại, phân tích nhân tố được tiến hành. Bước phân tích nhân tố được thực hiện cho 23 biến với mong đợi sẽ tạo thành 5 nhân tố là năng lực marketing, định hướng kinh doanh, năng lực sáng tạo, năng lực nguồn nhân lực và danh tiếng doanh nghiệp marketing, định hướng kinh doanh, năng lực sáng tạo, năng lực nguồn nhân lực và danh tiếng doanh nghiệp.

Trước khi tiến hành phân tích nhân tố cần kiểm tra việc dùng phương pháp này có phù hợp hay không. Việc kiểm tra được thực hiện bởi việc tính hệ số KMO (KaiserMeyer-Olkin of Sampling Adequacy) và Bartlett’s Test.

- KMO (Keiser Meyer Olkin) là một hệ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Giá trị của KMO nằm trong khoảng (0,5; 1) là một điều kiện đủ để phân tích nhân tố.

- Kiểm định Bartlett’s Test dùng để xem xét giả thuyết các biến có tương quan trong tổng thể hay không. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05) thì các biến quan sát có mối tương quan với nhau. Giả thuyết:

H0: Các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể.

H1: Các biến có tương quan với nhau trong tổng thể.

Nguyên tắc chấp nhận giả thuyết: giá trị Sig. < mức ý nghĩa α thì bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận H1, tức là điều kiện về các biến phải có tương quan với nhau trong tổng thể là thỏa mãn, đáp ứng được điều kiện phân tích nhân tố (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.23: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,796

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square 1034,352

df 190

Sig. 0,000

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS) Từ bảng kiếm định , ta thấy KMO = 0,796 > 0,5 phân tích nhân tố phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. Kết quả kiểm định Bartlett với mức ý nghĩa Sig.= 0,000 < 0,05 (bác bỏ giả thuyết H0: Các biến quan sát không tương quan với nhau trong tổng thể) ta có thể kết luận được rằng dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp.

Bảng 2.24:Ma trận xoay các nhân tố

Biến quan sát 1 2 3 4 5

DH3: Anh/chị ủng hộ công ty cạnh tranh lành mạnh với đối thủ cạnh tranh

0,814

DH4: Công ty đào tạo nhân viên dài hạn và có các chính sách đãi ngộ nhân viên để phục vụ nhu cầu phát triển bền vững trong tương lai là quyết định đúng

0,813

DH5: Công ty tham gia những dự án lớn, doanh thu cao với mức độ rủi ro kiếm soát được

0,717

DH1: Là một trong những công ty đầu ngành tham gia vào hoạt động Bất động sản ở Huế

0,714

DH2: Công ty không sử dụng chiến lược bán phá giá để cạnh tranh với đối thủ cạnh

0,698

Trường Đại học Kinh tế Huế

Biến quan sát 1 2 3 4 5 tranh

MAR5: Công ty thiết lập mối quan hệ tốt với khách hàng

0,780

MAR2: Công ty luôn linh hoạt trong việc thay đổi chính sách thanh toán nhằm hỗ trợ khách hàng

0,700

MAR3: Các hình thức tiếp thị, xúc tiến bán hàng và quảng cáo đa dạng, thu hút khách hàng quan tâm

0,696

MAR4: Công ty nên duy trì quảng cáo sản phẩm trên báo giấy, tạp chí, facebook và các

trang web chuyên ngành

0,677

MAR1: Chính sách giá và độ linh hoạt của giá cả tốt

0,627

NL4: Nhân viên có trình độ chuyên môn để thực hiện các yêu cầu của khách hàng

0,786

NL1: Đội ngũ nhân viên có tác phong và thái độ ứng xử tốt, sắn sàng phục vụ khách hàng

0,766

NL2: Nhân viên giải quyết các vấn đề tốt, nhanh và kịp thời

0,733

NL3: Nhân viên có nhiều kinh nghiệm quan hệ khách hàng

0,710

ST1: Công ty luôn cập nhật cho khách hàng những sản phẩm mới, đa dạng và phù hợp với sự biến động của thị trường

0,895

ST2: Sự đa dạng của sản phẩm đem lại sự 0,864

Trường Đại học Kinh tế Huế

Biến quan sát 1 2 3 4 5 thỏa mãn cho khách hàng

ST3: Công ty luôn cố gắng tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng tiếp cận sản phẩm

0,841

DT3: Công ty luôn cung ứng những sản phẩm có đầu ra tốt, tính thanh khoản cao cho khách hàng

0,775

DT1: Công ty có thương hiệu nổi tiếng 0,698

DT2: Ban lãnh đạo công ty tạo sự tin tưởng cho khách hàng

0,686

Giá trị riêng (Eigenvalues) 5,713 2,351 1,971 1,159 1,451 Phương sai trích lũy tiến (Comulative %) 16,016 29,590 42,619 55,200 65,021

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS) Tại mức giá trị Eigenvalues lớn hơn 1, phân tích nhân tố với tổng sai trích 65,021% > 50% (đạt yêu cầu). Điều này chứng tỏ 65,021% biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi 5 nhân tố này. Trong bảng ma trận xoay nhân tố, tất cả các biến đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5 và các biến đều chỉ tải một nhân tố duy nhất nên phân tích nhân tố đạt yêu cầu. Bên cạnh đó, phân tích nhân tố cho kết quả 23 biến được nhóm vào 5 nhân tố như mô hình lý thuyết ban đầu.

Sau khi ma trận xoay, các nhân tố được nhóm theo các nhóm biến và được đặt tên như sau:

- Nhóm nhân tố thứ 1: Có giá trị Eigenvalue bằng 5,713; nhân tố này bao gồm biến quan sát đó là DH3, DH4, DH5, DH1, DH2. Hệ số tương quan nhân tố của từng yếu tố đều lớn hơn 0,5; do đó nhân tố này được đặt tên là Định hướng kinh doanh.

Nhóm nhân tố này giải thích được 16,016% biến thiên của số liệu điều tra.

- Nhóm nhân tố thứ 2: Có giá trị Eigenvalue bằng 2,351; nhân tố này bao gồm biến quan sát đó là MAR5, MAR2, MAR3, MAR4, MAR1. Hệ số tương quan nhân tố của từng yếu tố đều lớn hơn 0,5; do đó nhân tố này được đặt tên là được đặt tên là Năng lực Marketing. Nhóm nhân tố này giải thích được 29,590% biến thiên của số

Trường Đại học Kinh tế Huế

liệu điều tra.

- Nhóm nhân tố thứ 3: Có giá trị Eigenvalue bằng 1,971 ; nhân tố này bao gồm 4 biến quan sát đó là NL4 ,NL1, NL2, NL3 . Hệ số tương quan nhân tố của từng yếu tố đều lớn hơn 0,5; do đó nhân tố này được đặt tên là Năng lực nguồn nhân lực. Nhóm nhân tố này giải thích được 42,619% biến thiên của số liệu điều tra.

- Nhóm nhân tố thứ 4: Có giá trị Eigenvalue bằng 1,159; nhân tố này bao gồm 3 biến quan sát đó là ST1, ST2, ST3. Hệ số tương quan nhân tố của từng yếu tố đều lớn hơn 0,5; do đó nhân tố này được đặt tên là được đặt làNăng lực sáng tạo. Nhóm nhân tố này giải thích được 55,200% biến thiên của số liệu điều tra.

- Nhóm nhân tố thứ 5: Có giá trị Eigenvalue bằng 1,451; nhân tố này bao gồm 3 biến quan sát đó là DT3, DT2, DT1. Hệ số tương quan nhân tố của từng yếu tố đều lớn hơn 0,5; do đó nhân tố này được đặt tên làDanh tiếng doanh nghiệp. Nhóm nhân tố này giải thích được 65,021% biến thiên của số liệu điều tra.