• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3 : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH

3.2. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có 5 nhân tố được khách hàng đồng ý là có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty đó là Định hướng kinh doanh, Năng lực marketing, Năng lực nguồn nhân lực, Năng lực sáng tạo và Danh tiếng doanh nghiệp.

Trong quá trình nghiên cứu và xử lý đã khẳng định lại một lần nữa mức độ và sự ảnh hưởng của cả 5 nhân tố trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Thắng Lợi Miền Trung. Như vậy, dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số giải pháp theo từng nhóm nhân tố như sau:

3.2.1. Nhóm giải pháp về Năng lực Marketing

Năng lực marketing cũng là yếu tố quan trọng nhất tạo nên cạnh tranh của công ty thông qua khảo sát. Nó đặc biệt quan trọng tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh đầy khắc nghiệt ngày nay. Công ty nào có chiến lược marketing càng tôts, tiếp cận khách hàng càng nhiều thì lợi thế cạnh tranh càng cao. Vì thế, công ty cần nâng cao năng lực Marketing thông qua các biện pháp cụ thể, như sau:

- Cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường để hiểu rõ nhu cầu khách hàng và các chiến lược của đối thủ cạnh tranh. Nguồn thông tin kịp thời và chính xác về khách hàng và đối thủ sẽ hỗ trợ cho công ty hoạch định chiến lược Marketing có hiệu quả, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, củng cố mối quan hệ với khách hàng và đối tác.

- Thường xuyên thu thập thông tin từ môi trường vĩ mô như chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa – xã hội,… Những thông tin này rất hữu ích khi hoạch định một chương trình Marketing cho một sản phẩm, một nhóm khách hàng hay một thị trường cụ thể.

- Công ty có phòng marketing nhưng bộ phận này làm việc thực sự chưa hiệu quả, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu công ty cũng như nhân viên cần. Một phần do bộ phận này chưa được công ty chú trọng quan tâm, một phần lượng nhân viên ở đây quá ít, không đủ để đảm nhận nhiều việc. Do vậy, để tăng được hiệu quả làm việc, công ty cần xem xét nguồn lực và tuyển dụng thêm nhân viên, cùng với đó là chính sách đào tạo nhân viên chuyên sâu hơn để làm việc hiệu quả.

Trường Đại học Kinh tế Huế

3.2.2.Nhóm giải pháp về Năng lực nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là yếu tố thứ hai tác động mạnh đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Hơn nữa, đội ngũ nhân lực là yếu tố then chốt tạo nên doanh thu cho công ty.

Do vậy mà công ty cần chú trọng đến yếu tố này trong quá trình phát triển của mình. Công tác tuyển dụng và đào tạo nhân viên cần tiến hành một cách khoa học, các yêu cầu tuyển dụng cần phù hợp với vị trí làm việc. Chẳng hạn việc tuyển dụng nhân viên bảo vệ, giữ xe, lao công thì không cần yêu cầu cao về bằng cấp mà cần những người khỏe mạnh, trung thực, còn đối với các nhân viên giao tiếp trực tiếp với khách hàng như nhân viên chăm sóc khách hàng, lễ tân, nhân viên kinh doanh,…thì phải là những người có tính kiên nhẫn, có khả năng giao tiếp với khách hàng và sẵn sàng hỗ trợ khách hàng bất cứ lúc nào. Nên đào tạo cho nhân viên các kiến thức chuyên sâu về sản phẩm, mở các lớp nghiệp vụ bán hàng. Đặc biệt cần đào tạo cho các nhân viên hiểu biết về tâm lí khách hàng đó là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi mua của khách hàng. Cần có chính sách khen thưởng cho các nhân viên có thái độ phục tốt, và hơn thế nữa cần tổ chức cuộc thi về tâm lí khách hàng, kỹ năng tiếp thị….

Chính đội ngũ nhân viên này sẽ giúp cho doanh nghiệp và cả khách hàng dự báo cũng như hạn chế được rủi ro tiềm ẩn có thể phát sinh trong quá trình quyết định mua hàng như là một kế hoạch mua hàng phù hợp với tiến độ thực hiện dự án, thời gian để được giảm trừ, cho phép doanh nghiệp tham gia vào những dự án qui mô lớn, doanh thu cao và mức độ rủi ro kiểm soát được.

3.2.3.Nhóm giải pháp về Định hướng kinh doanh

Nhân tố này có mức tác động mạnh thứ ba vào năng lực cạnh tranh của công ty.

Công ty cần có những giải pháp tốt, định hướng tốt hơn trong tương lai để có thể phát triển trong dài hạn.

- Đối với việc cạnh tranh lành mạnh: Cạnh tranh lành mạnh là tiêu chí mà công ty Thắng Lợi Miền Trung luôn hướng tới trong quá trình kinh doanh. Cho đến bên giờ công ty vẫn luôn duy trì không dùng việc bán phá giá để cướp khách hay nghiêm cấm nhân viên tỏ thái độ, hành xử vô văn hóa để giành giật khách với các đối thủ trong các

Trường Đại học Kinh tế Huế

buổi mở bán, trực dự án để làm đẹp hình ảnh của mình trước khách hàng. Vì vậy, công ty luôn được khách hàng tin tưởng và gắn bó. Thế nên trên phương diện này, tác giả chỉ đưa ra kiến nghị nên giữ vững mục tiêu và định hướng này trong kinh doanh để khẳng định được danh tiếng và thương hiệu công ty, sẽ giúp công ty phát triển bền vững hơn.

- Đội ngũ nhân viên doanh nghiệp. Đối với một công ty, đội ngũ nhân viên phải là những người có năng lực và được đào tạo, có thể tháo gỡ cho khách hàng hay giúp đỡ họ tháo gỡ một số khó khăn trong quá trình thực hiện hợp đồng. Đối với một số nhân viên chưa có kinh nghiệm, trong các buổi training, Ban lãnh đạo nên cho nhân viên đi thực tế để hiểu qui trình làm thủ tục giấy tờ trước hơn là để nhân viên có khách hàng rồi mới cho tiếp xúc.

3.2.4.Nhóm giải pháp về Danh tiếng doanh nghiệp

Đây là nhóm nhân tố thứ 4 tác động đến năng lực cạnh tranh của công ty. Công ty cũng đã xây dựng được của mình trong tâm trí khách hàng. Tuy nhiên, thời gian gần đây, các hoạt động tạo danh tiếng, các biện pháp thu hút khách hàng đã được các công ty khác trên địa bàn thành phố thực hiện rất tốt, điển hình đó là công ty Đất xanh bắc miền Trung là đối thủ cạnh tranh lớn của công ty trên địa bàn. Chính vì vậy, để không bị đánh bại trên thị trường, công ty cần có những chính sách để tiếp tục xây dựng và nâng cao danh tiếng của mình.

Một số giải pháp cụ thể như sau:

- Quảng bá thương hiệu: Hiểu rõ được tầm quan trọng của giá trị thương hiệu là một tài sản vô hình, Thắng Lợi Miền Trung đã luôn ý thức xây dựng và thực hiện rất tốt. Do vậy đối với vấn đề này, công ty nên cần củng cố và phát huy thêm để thương hiệu công ty có thể tiếp tục mở rộng, lan truyền đến các vùng lân cận trong địa bàn thành phố hay xa hơn

- Về chất lượng sản phẩm: Hầu hết các sản phẩm cung ứng cho khách hàng của công ty từ trước đến nay đều rõ ràng về mặt pháp lý, và đây cũng là yếu tố được xem trọng hàng đầu của các nhà đầu tư khi mua sản phẩm. Với những dự án của công ty thì giá cả đồng nhất và không có sự thay đổi nhiều. Tuy nhiên, hạn chế lớn công ty đang

Trường Đại học Kinh tế Huế

mắc phải trong việc cung cấp sản phẩm ký gửi của khách hàng đó là hủ sở hữu không chắc chắn về lựa chọn bán của mình, đến khi khách hàng quyết định mua thì chủ sở hữu đòi nâng giá hoặc không bán. Điều này gây nên ác cảm đối với khách hàng khi giá cả leo thang từng giờ và khi chấp nhận mua cũng không thể mua được. Để hạn chế vấn đề này, công ty nên đưa ra một số chính sách mang tính ràng buộc đối với các chủ sở hữu sản phẩm lẻ như kí kết giao ước không được phép tăng giá khi đã thực hiện kí gửi sản phẩm tại công ty, nếu tăng giá sẽ chịu bồi thường bao nhiêu phần trăm,… để khách hàng đỡ tốn thời gian và công sức đi xem sản phẩm mà không mua được.

Ngoài ra, để khẳng định thương hiệu của riêng, công ty nên đưa ra đồng phục mặc cho cả tuần thay vì chỉ mặc vào ngày thứ 2 như hiện nay.

3.2.5.Nhóm giải pháp về Năng lực sáng tạo

Bất động sản là ngành nghề đầy rủi ro và luôn biến động bởi tính đặc thù ngành.

Do đó, việc sáng tạo để đổi mới luôn là điều cấp thiết, vậy nên nhân tố Năng lực sáng tạo cũng tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Đổi mới, sáng tạo phải ở ngay trong tầm nhìn của Ban lãnh đạo, của người đứng đầu. Bất động sản đang phát triển ngày càng nóng, muốn tăng doanh thu, gia tăng thị phần thì mỗi công ty cần tạo sự đổi mới, khác biệt trong cách tiếp cận khách hàng. Tuy nhiên, Ban lãnh đạo đang khá cứng nhắc trong cách quản lý của mình, không có sự tiếp nhận tích cực từ ý kiến của nhân viên để đổi mới. Do vậy, trong cách quản lý, công ty cần đưa ra sự quản lý khách quan hơn, tiếp nhận những ý kiến của nhân viên đặc biệt là nhân viên kinh doanh. Vì thực chất, nhân viên kinh doanh là người thường xuyên và trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, hiểu được bản chất thị trường và khách hàng nhiều hơn.

Hơn nữa, công ty chưa có chính sách ưu đãi, khuyến mãi, giảm giá hay có chế độ trong chính sách cho những khách hàng lâu năm hoặc những khách hàng mua nhiều sản phẩm trong năm. Do đó, để giữ chân được khách hàng, công ty cần đưa ra những chính sách hậu mãi, khuyến mãi, khuyến khích mua hoặc gia tăng thời hạn thanh toán để khách hàng cảm thấy được quan tâm, có sự đồng cảm với khách hàng trong mọi

Trường Đại học Kinh tế Huế

hoàn cảnh. Từ đó, gia tăng sự hài lòng của khách hàng đối với công ty giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty so với các đối thủ cùng ngành.

Trường Đại học Kinh tế Huế

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ