• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÍ LUẬN VỀ NĂNG LỰC ĐỘNG VÀ NĂNG

1.5. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

pháp luật và giàu kinh nghiệm. Với sự tham gia của họ, các giao dịch bất động sản sẽ trở nên dễ dàng hơn. Ngoài việc tổ chức các tổ chức tư vấn, môi giới thông thường, cần phát huy vai trò của các tổ chức tín dụng trong tư vấn, môi giới giao dịch bất động sản vì chính các tổ chức này khi thực hiện nghiệp vụ cho vay đã có những bước thẩm định pháp lý cần thiết và định giá bất động sản.

1.5. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

- Lợi ích và kì vọng từ những người có quyền lực trong và ngoài doanh nghiệp.

Năng lực marketing của doanh nghiệp là khả năng nắm bắt nhu cầu thị trường, khả năng thực hiện chiến lược 4P (Product, Place, Price, Promotion) trong hoạt động marketing. Marketing đồng thời cũng đảm nhiệm việc nghiên cứu phát triển. Kết quả của nghiên cứu và phát triển giúp doanh nghiệp giữ vững được vị trí đầu trong ngành, hoặc nếu doanh nghiệp yếu kém trong các nổ lực nghiên cứu và phát triển thì có thể làm cho doanh nghiệp tụt hậu so với các doanh nghiệp khác.

Các chiến lược kinh doanh và marketing cụ thể:

- Chiến lược sản phẩm - Chiến lược giá cả

- Chiến lược phân phối sản phẩm - Chiến lược hỗ trợ, xúc tiến bán hàng

Các chiến lược trên hình thành nên các công cụ cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệp.

1.5.2. Nhân lực và trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp

Trước nguy cơ tụt hậu về khả năng cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, hơn bao giờ hết, yếu tố nhân lực cần được các doanh nghiệp trong nước nhìn nhận một cách đúng đắn và sử dụng hiệu quả hơn.

Nhân lực là tác nhân chính tạo ra vốn và đề xuất những ý tưởng mới; đồng thời cũng đảm nhận vai trò chọn lựa và ứng dụng các công nghệ tiên tiến và thực thi các chi tiêu nhằm nâng cao thành tích của doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp, vốn và công nghệ có thể huy động và thực hiện; nhưng để xây dựng được một đội ngũ nhân sự nhiệt tình, tận tâm, có khả năng thích hợp và làm việc có hiệu quả thì phức tạp và tốn kém hơn nhiều. Vì thế, để có thể tồn tại trong trường kỳ, một công ty (bất luận lớn hay nhỏ) cần phải tập trung tăng cường và phát huy khả năng đáp ứng của nguồn nhân lực qua tất cả các giai đoạn của chu kỳ sinh trưởng của doanh nghiệp.

Bước đầu tiên trong quá trình xây dựng ưu thế cạnh tranh và tăng cường khả năng tồn tại của một doanh nghiệp là xác định và công nhận vai trò chiến lược của nhân lực, được thể hiện qua những hoạt động trọng điểm và chỉ tiêu cụ thể của doanh

Trường Đại học Kinh tế Huế

nghiệp.

Mức độ quan trọng của nhân sự tuy có thay đổi trong từng giai đoạn (khởi đầu, tăng trưởng, bão hòa và suy thoái) nhưng tính xuyên suốt và nhất quán được duy trì qua các giai đoạn chính trong suốt chu kỳ phát triển của một doanh nghiệp.

Tổ chức quản lý tốt trước hết là áp dụng phương pháp quản lý hiện đại đã được doanh nghiệp của nhiều nước áp dụng thành công như phương pháp quản lý theo tình huống, quản lý theo tiếp cận quá trình và tiếp cận hệ thống. Bản thân doanh nghiệp phải tự tìm kiếm và đào tạo cán bộ quản lý cho chính mình. Muốn có được đội ngũ cán bộ quản lý tài giỏi và trung thành, ngoài yếu tố chính sách đãi ngộ, doanh nghiệp phải định hình rõ triết lý dùng người, phải trao quyền chủ động cho cán bộ và phải thiết lập được cơ cấu tổ chức đủ độ linh hoạt, thích nghi cao với sự thay đổi.

1.5.3.Năng lực tài chính

Bên cạnh nguồn nhân lực, tài chính là một nguồn lực liên quan trực tiếp tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao là doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào, luôn đảm bảo huy động được vốn trong những điều kiện cần thiết, có nguồn vốn huy động hợp lý, có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả để phát triển lợi nhuận và phải hạch toán các chi phí rõ ràng để xác định được hiệu quả chính xác. Nếu không có nguồn vốn dồi dào thì hạn chế rất lớn tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp.

Vốn tiền tệ là tiền đề cho các hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Quá trình hoạt động của doanh nghiệp thường nảy sinh các nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn cho kinh doanh thường xuyên cũng như cho đầu tư phát triển doanh nghiệp.

Tài chính doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc tổ chức huy động vốn cho doanh nghiệp, đảm bảo hoạt động kinh doanh, đầu tư được triển khai thường xuyên và liên tục, từ đó quyết định đến sự thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh.

Vai trò của tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường lại càng quan trọng hơn, bởi lẽ:

- Hoạt động tài chính doanh nghiệp liên quan và ảnh hưởng tới tất cả các hoạt

Trường Đại học Kinh tế Huế

động của doanh nghiệp.

- Quy mô kinh doanh và nhu cầu vốn ngày càng lớn.

- Thị trường tài chính phát triển nhanh chóng với sự đa dạng các công cụ tài chính để huy động vốn.

- Các thông tin tài chính tạo cơ sở tin cậy cho nhà quản trị để kiểm soát và chỉ đạo hoạt động trong doanh nghiệp

Hiểu được tầm quan trọng về vai trò của tài chính doanh nghiệp là điều kiện quan trọng để mỗi tổ chức, doanh nghiệp thực hiện tốt công tác tài chính, lựa chọn quyết định đầu tư đúng đắn, đảm bảo hoạt động kinh doanh và sự phát triển doanh nghiệp một cách bền vững.

1.5.4. Uy tín, thương hiệu, thị trường và thị phần của doanh nghiệp

Uy tín, thương hiệu là yếu tố vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp khi tồn tại trong thị trường. Uy tín, thương hiệu càng cao thì khả năng cạnh tranh trên thương trường càng tăng lên. Thành tích và thương hiệu của doanh nghiệp càng lớn thì khả năng thu hút khách hàng càng cao. Do đó doanh nghiệp cần phải làm tốt công tác quảng cáo, tiếp thị để nâng cao mức độ tin cậy của khách hàng với doanh nghiệp, từ đó góp phần vào việc nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm. Thị trường chiếm vai trò đặc biệt quan trọng và trở nên ưu thế lớn trong cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Sử dụng những chiến lược marketing thích hợp sẽ giúp cho doanh nghiệp chiếm giữ được vị trí trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh.

Thị phần của doanh nghiệp là chỉ tiêu tổng hợp nhất phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu khác biểu hiện năng lực cạnh tranh dù phân tích dưới góc độ nào thì cuối cùng đi đến kết quả là số lượng sản phẩm tiêu thụ được nhiều hay ít trên thị trường. Doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm với chất lượng cao, mức giá phù hợp và phương thức phân phối bán hàng hợp lý sẽ tiêu thụ được nhiều sản phẩm và chiếm giữ thị phần lớn.

Một doanh nghiệp tồn tại trong mối liên hệ nhiều chiều với các đối tượng hữu quan trong môi trường kinh doanh. Trong kinh doanh thường xuất hiện nhu cầu liên kết và hợp tác giữa nhiều đối tác với nhau làm tăng khả năng cạnh tranh. Khả năng liên kết và hợp tác của doanh nghiệp thể hiện ở việc nhận biết các cơ hội kinh doanh

Trường Đại học Kinh tế Huế

mới, lựa chọn đúng đối tác liên minh và khả năng vận hành liên minh một cách có kết quả và đạt hiệu quả cao, đạt được các mục tiêu đặt ra. Khả năng liên kết và hợp tác cũng thể hiện sự linh hoạt của doanh nghiệp trong việc chủ động nắm bắt các cơ hội kinh doanh trên thương trường. Nếu doanh nghiệp không thể hoặc ít có khả năng liên minh hợp tác với các đối tác khác thì sẽ bỏ qua nhiều cơ hội kinh doanh và nếu cơ hội đó được đối thủ cạnh tranh nắm được thì nó sẽ trở thành nguy cơ với doanh nghiệp.