• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ NHÂN SỰ TẠI CÔNG

2.2. Tình hình đãi ngộ nhân sự của công ty giai đoạn 2016 -2018

2.2.1. Đãi ngộ tài chính

2.2.1.1. Đãi ngộ thông qua tiền lương

Tiềnlương là khoản tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác, là yếu tố quan trọng hàng đầu thúc đẩy nhân viên làm việc. Tiền lương của người lao động được trả do 2 bên (người lao động và người sửdụng lao động) thỏa thuận cụthểtrong hợp đồng lao động.

Tiền lương nhân viên tại công ty phụthuộc vào tính chất công việc và trình độ chuyên môn của người lao động. Người giữtrọng trách lớn, chuyên môn cao và đóng góp nhiều và hiệu quảkinh doanh của công ty thìđược trả lương cao và ngược lại.

Hiện công tyđang áp dụng hình thức trả lương theo thời gian đối với tất cảcán bộnhân viên trong công ty.

Phương thức trả lương: Bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài khoản cá nhân mởtại Ngân hàng do công ty quy định. Ngân hàng hiện tại công ty liên kết đểtrả lương cho nhân viên đó là ngân hàng SeaBank.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Thời gian trả lương: Từ ngày 02 đến ngày 05 của tháng kế tiếp hoặc theo quy định của công ty tại từng thời điểm. Trường hợp ngày trả lương trùng với dịp lễ tết, ngày nghỉ trong tuần thì người lao động sẽ được trả lương và ngày đi làm tiếp theo.

Cách tính lương của công ty:

TL = (LCB+ PC(Nếu có)+ HT(Nếu có)) x + T(Nếu có) Trong đó:

- TL: Là tổng thu nhập của người lao động

- LCB: Là mức lương cơ bản của người lao động do công ty quy định - PC: Là các khoản phụcấp do công ty quy định

- HT: Là các khoản hỗtrợ do công ty quy định - N: Là số ngày công đi làm của người lao động

- M: Là sốngày công chế độ trong tháng do công ty quy định - T: Là mức tiền thưởng phát sinh

Đối với nhân viên thử việc sẽ được hưởng 85% mức lương cơ bản, tỷlệ % có thể thay đổi nhưng sẽkhông thấp hơn so với quy định của nhà nước.

Với hình thức trả lương này nhân viên tại công ty sẽkhông phải lo lắng vềmức thu nhập của mình trong mỗi tháng, bởi vì sốtiền trừcho mỗi ngày công không lương là cố định, nghỉ bao nhiêu ngày thì họbịtrừbấy nhiêu tiền.

2.2.1.2. Đãi ngộ thông qua phụ cấp

Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương.

Hiện tại công ty đang có các chế độphụcấp như:

- Phụ cấp trách nhiệm: Là khoản phụ cấp dành cho những công việc quan trọng, đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao giúp công việc của công ty được hoàn thành xuất sắc và hiệu quả. Công ty rà soát, đánh giá yếu tốtrách nhiệm đối với công việc để xác định mức phụ cấp trách nhiệm và mức phụ cấp này được tính trả cùng kỳ lương

Trường Đại học Kinh tế Huế

hàng tháng. Phụ cấp trách nhiệm thường được trả cho các cán bộ quản lí và các trưởng/phó phòng trưởng bộphận.

- Phụ cấp ăn ca:Là khoản phụcấp dành cho các cán bộnhân viên có thời gian làm việc xuyên ca, nếu người lao động không ăn ca thì sẽ được nhận lại khoản tiền này vào ngày trả lương với mức 15.000 đồng đối với mỗi ngày công.

-Phụ cấp đi lại, điện thoại: Là khoản phụcấp dành cho những nhân viên phải làm việc trong điều kiện di chuyển nhiều hoặc sửdụng điện thoại nhiều như những nhân viên đi muahàng, nhân viên gọi điện thường xuyên giữliên lạc với khách hàng…

2.2.1.3. Đãi ngộ thông qua trợ cấp

Bảo hiểm xã hội

Công ty thực hiện đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên theo đúng quy định của pháp luật. Công ty đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ cho tất cả nhân viên biên chế chính thức và người lao động đã kí hợpđồng laođộng từ3 tháng trởlên. Hàng tháng công ty nộp đủ 26% tiền Bảo hiểm xã hộicho nhà nước. Việc quyết toán nộp Bảo hiểm xã hội được công ty thực hiện theo đúng quy định của điều lệBảo hiểm xã hội. Dựa vào mức tiền lương, kế toán tính 26% trên tổng tiền lương của cán bộ công nhân viên trong công ty trong đó: 8% trích từ tiền lương cơ bản của người lao động và 18% hạch toán vào chi phí kinh doanh của công ty để nộp cho Bảo hiểm xã hội. Mỗi năm công ty trích từ Bảo hiểm xã hội để chi trả cho các trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghềnghiệp, hưu trí và tử tuất của nhân viên.

Chế độtrợcấpốm đau Đối tượng

- Người lao động ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghềnghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quyđịnh của bộy tế.

- Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Thời gian hưởng chế độ trợ cấp ốm đau:Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quyđịnh tại các điểm a,b,c khoản 1 Điều 2 của

Trường Đại học Kinh tế Huế

Luật Bảo hiểm xã hội tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉhàng tuần vàđược quyđịnh như sau:

- Làm việc trong điều kiện bình thường thìđược hưởng 30 ngày nếu đóng Bảo hiểm xã hộidưới 15 năm.

- Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 40 ngày nếu đãđóng từ đủ15 năm đến dưới 30 năm.

- Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 60 ngày nếu đãđóng từ đủ 30 năm trởlên.

Thời gian hưởng chế độ trợ cấp khi con đau ốm: Thời gian hưởng chế độ trợ cấp khi con đau ốm trong một năm được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 3 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ3 tuổi tới dưới 7 tuổi.

Định mức hưởng chế độ ốm đau: Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật, mức hưởng bằng 75% mức tiền lương, tiền công đóng Bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉviệc. Mức hưởng chế độ ốm đau theo quy định = (tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc/24 ngày) × 75% × số ngày được hưởng chế độ đau ốm. Trong đó: Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần. Mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày = tiền lương đóng Bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc × tỷlệ hưởng chế độ ốm đau (%) × sốtháng nghỉviệc hưởng chế độ ốm đau.

Trong đó:

Tỷlệ hưởng chế độ ốm đau được tính bằng 75% đối với thời gian hưởng chế độ ốm đau của người lao động trong 180 ngày đầu. Sau khi hưởng hết thời gian 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trịthì tỷlệ hưởng chế độ ốm đau cho thời gian tiếp theo được tính:

- Bằng 60% nếu người laođộng đãđóngBảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trởlên.

- Bằng 55% nếu người lao động đã đóng Bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.

- Bằng 50% nếu người lao

Trường Đại học Kinh tế Huế

động đãđóngBảo hiểm xã hộidưới 15 năm.

Tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau được tính từ ngày bắt đầu nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau của tháng đó đến ngày trước liền kề của tháng sau liền kề.

Trường hợp có ngày lẻ không trọn tháng thì cách tính mức hưởng chế độ ốm đau cho những ngày này là:

Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày = (tiền lương đóngBảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc/24 ngày) × tỷlệ hưởng chế độ ốm đau (%) × sốngày nghỉviệc hưởng chế độ ốmđau.

Trong đó:

- Tỷlệ hưởng chế độ ốmđau được quyđịnh như trên.

- Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉhàng tuần.

Dưỡng sức, hồi phục sức khỏe sau khi ốm đau

Người lao động sau thời gian hưởng chế độ ốm đau theo quy định mà sức khỏe con yếu thìđược nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 ngày đến 10 ngày trong 1 năm.

Mức hưởng 1 ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sởtập trung.

Chế độtrợcấp thai sản

Đối tượng: Lao động nữmang thai và sinh con Thời gian hưởng chế độ thai sản

- Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từcon thứ hai trở đi, cứ mỗi con người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng.

- Thời gian nghỉ hưởng chế độthai sản trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.

Mức hưởng chế độ thai sản

- Mức bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kềgần nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng Bảo hiểm xã hội không liên tục thìđược cộng dồn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

-Trường hợp lao động nữ đi làm cho đến thời điểm sinh con mà tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi thì mức bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội của 6 thángtrước khi nghỉviệc, bao gồm cảtháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Chế độtrợcấp tửtuất Đối tượng

- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ3 tháng trởlênđang đóngBảo hiểm xã hội.

-Người laođộngđang bảo lưu thời gianđóngBảo hiểm xã hội.

- Người đang hưởng lương hưu, hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng đã nghỉviệc.

Mức hưởng chế độ tử tuất:Bao gồm tiền mai táng và tửtuất - Tiền mai táng bằng 10 tháng tiền lương tối thiểu chung.

- Tiền tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở, trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng bằng 70% mức lương cơ sở.

- Trợ cấp tuất một lần: mức hưởng trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang làm việc hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng Bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng Bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng Bảo hiểm xã hội; mức thấp nhất bằng 3 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng.

- Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chế được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong 2 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 1 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng 3 tháng lương hưu đang hưởng.

Chế độ hưu trí

Đối tượng hưởng chế độ hưu trí tại công ty:

- Người lao động là nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng Bảo hiểm xã hội trởlên thìđược hưởng lương hưu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Người lao động khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng Bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81%

trởlên và nam đủ50 tuổi, nữ đủ45 tuổi.

Mức hưởng trợcấp lương hưu:

- Mức lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội tương ứng với 15 năm đóngBảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2%đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa là 75%.

- Mức lương hưu hàng tháng của người lao động suy giảm khả năng lao động được tính như trên, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ6 tháng thì mức giảm là 1%, từtrên 6 tháng thì không giảm tỉlệphần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

-Người lao động có thời gian đóng Bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỉ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

- Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng Bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỉ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng Bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóngBảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế được công ty đóng 100% cho cán bộ công nhân viên với mức 4,5% theo quy định của luật Bảo hiểm y tế: Trong đó 3% được hạch toán vào chi phí kinh doanh của công ty và 1,5% trích từ lương cơ bản của người lao để nộp cho Bảo hiểm y tế.

Tại công ty, người lao động được hưởng các chế độ Bảo hiểm y tế như: Cấp phát thuốc khi ốm đau, tai nạn, được chi trả 80% chi phí khám chữa bệnh khi có xác nhận của cơ sởy tế.

2.2.1.4. Đãi ngộ qua phúc lợi

Thực hiện chính sách phúc lợi và xã hội đối với người lao động từ2 nguồn quỹ:

Quỹphúc lợi và quỹ công đoàn.

- Quỹphúc lợi: được trích lập hằng năm theo quyết định của đại hội đồng cổ đông

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Quỹ công đoàn: Người sử dụng lao động trích, nộp kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương, tiền công mỗi quý một lần vào tháng đầu quý cho Ban chấp hành Công đoàn công ty. Người lao động đóng phí công đoàn bằng 1% tiền lương, tiền công do công ty phải trả cho đoàn viên hàng tháng.

- Quỹphúc lợi và một phần quỹ công đoàn được sửdụng nhằm phục vụlợi ích của tập thể người lao động tại công ty.

Tặng quà cho người lao động vào các dịp LễTết

Bảng 2.4: Mức chi tặng quà cho người người lao động vào dịp LễTết

(Đơn vị: Nghìn Đồng)

STT Đối tượng Mức tiền

1 Tổng giám đốc 1.200

2 Phó tổnggiám đốc/Giám đốc tài chính 1.000

3 Kế toán trưởng/Giám đốc khách sạn 900

4 Trưởng phòng/ban/Phó giám đốc khách sạn/Giám đốc trung tâm thuộc công ty.

800

5 Trưởng phòng/Bộ phận khách sạn/Trưởng nhà hàng tiệc cưới thuộc công ty.

700

6 Phó phòng/bộphận thuộc khách sạn 600

7 Tổ trưởng của các bộphận 550

8 Nhân viên có hợp đồng lao động chính thức 500

9 Nhân viên khoán việc từ đủ30 ngày trởlên 300

(Nguồn: Phòng Hành chính – nhân sự)

Các khoản chi, tặng quà cho người lao động khác:

- Dịp 8/3 và 20/10đối với lao động nữ: 200.000 đồng

- Tết âm lịch tùy theo kết quả hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm, tổng giám đốc sẽ trình lên hội đồng quản trị kế hoạch chi thưởng/hỗ trợ cho người lao động.

-Các đối tượng mới tuyển dụng sẽ được hưởng 30% so với các mức chi trên.

- Dịp 1/6 và trung thu đối với con của người lao động: 100.000

Trường Đại học Kinh tế Huế

–200.000 đồng.

- Ngày thương binh liệt sĩ đối với các lao động là thương binh, con liệt sĩ đang làm việc tại công ty: 200.000–300.000 đồng.

-Quà cho con người lao động có kết quảhọc tập tốt được quy định dưới đây:

Bảng 2.5: Mức chi thưởng cho con của người lao động có kết quảhọc tập tốt (Đơn vị:Nghìn Đồng)

STT Danh hiệu Mức thưởng

1 Học sinh tiên tiến 100

2 Học sinh giỏi 200

3 Học sinh giỏi cấp thành phố 500

4 Học sinh giỏi cấp tỉnh 800

5 Học sinh giỏi cấp quốc gia 1.000

6 Thi đỗ vào đại học và cao đẳng 500–1.000

(Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự)

Chi thăm hỏi, hiếu hỉ

-Người lao độngốm đau phải điều trịnội trú tại bệnh viện mỗi đợt 5 ngày liên tục trởlên: 500.000 đồng/lần/người/6 tháng.

- Bốmẹ đẻbên vợ hoặc chồng; vợ chồng hoặc con phải điều trị nội trú tại bệnh viện mỗi đợt 10 ngày liên tục trởlên: 500.000 đồng/lần/người/năm.

- Chi viếng đám hiếu (Tứ thân, phụ mẫu của người lao động hoặc người lao động đã nghỉ hưu mất: Tiền mặt 500.000/đám, lễvật 200.000/đám.

- Trợ cấp đột xuất cho người lao động đang làm việc không may tửvong: Mức trợcấp không quá 5.000.000 đồng.

- Chúc mừng đám cưới người lao động: 500.000 đồng - Chúc mừng sinh nhật người lao động: 100.000 đồng

Hằng năm, căn cứvào hoạt động kinh doanh của công ty, sẽxem xét tổchức đi tham quan, nghỉ mát cho người lao động. Đối với người lao động đã làm việc trên 12 tháng sẽ được hưởng 100% kinh phí chuyến đi, đối với lao động dưới 12 tháng sẽ được hưởng 50% kinh phí chuyến đi, đối với lao động đang trong quá trình thửviệc sẽ chịu toàn bộ

Trường Đại học Kinh tế Huế

kinh phí nếu tham gia.