• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ

2.3. Đánh giá thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội đối với công nhân tại Công ty

2.3.1. Đặc điểm mẫu điều tra

Tất cả thông tin tổng quan về đối tượng điều tra được tổng hợp trong bảng: “Tổng quan về đối tượng điều tra”.

Bảng 2.3: Tổng quan về đối tượng điều tra

Tiêu chí Số lượng

(người)

Tỷ lệ (%)

Tổng 138 100.00

Giới tính Nam 39 28,26

Nữ 99 71,74

Độ tuổi Từ 18 – 30 tuổi 99 71,74

Từ 31 – 40 tuổi 34 24,64

Trên 40 tuổi 5 3,62

Kinh nghiệm làm việc

Dưới 1 năm 26 18,84

1 đến 3 năm 94 68,12

3 đến 5 năm 14 10,14

Trên 5 năm 4 2,90

Thu nhập hàng tháng

Từ 3 đến 5 triệu 89 64,49

Từ 5 đến 7 triệu 43 31,16

Từ 7 đến 10 triệu 6 4,35

Trên 10 triệu 0 0,00

Hình thức biết đến trách nhiệm xã hội đối với người lao động của công ty

Ký kết hợp đồng 34 24,64

Truyền đạt của công ty 59 42,75

Qua đồng nghiệp 28 20,29

Tự tìm hiểu 11 7,97

Nguồn khác 6 4,35

Không biết gì về trách nhiệm xã hội của công ty đối với NLĐ

0

(Nguồn: kết quả điều tra của tác giả)

Đại học kinh tế Huế

 Xét theo giới tính

Nhìn vào bảng số liệu ở trên và biểu đồ dưới đây, chúng ta có thể nhận thấy ngay sự chênh lệch lớn về giới tính của các đối tượng tham gia khảo sát.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu đối tượng điều tra theo giới tính

(Nguồn: kết quả điều tra của tác giả) Trong 138 phiếu khảo sát hợp lệ thì có đến 99 phiếu đến từ các nữ công nhân chiếm 71,74%, nam công nhân chỉ chiếm 28,26% với 39 phiếu trả lời. Những con số này đã phần nào biểu hiện sự chênh lệch về giới tính của công nhân trong công ty.

 Xét theo độ tuổi

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu đối tượng điều tra theo độ tuổi

Nữ 71.74%

Nam 28.26%

Giới tính

Từ 18 – 30 tuổi 71.74%

Từ 31 – 40 tuổi 24.64%

Trên 40 tuổi

3.62%

Độ tuổi

Đại học kinh tế Huế

Trong tổng số 138 quan sát của mẫu điều tra, các quan sát có độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi có tỉ lệ áp đảo với 71,74% tương ứng với 99 phiếu khảo sát hợp lệ thu được. Theo sau là độ tuổi tử 31 – 40 tuổi với 34 phiếu khảo sát tương ứng với 24,64%. Thấp nhất là quan sát thu được từ các công nhân có độ tuổi từ trên 40 tuổi với 5 phiếu khảo sát thu được chiếm tỉ lệ 3,62%.

 Xét theo kinh nghiệm làm việc

Theo tiêu chí này, số công nhân được hỏi có kinh nghiệm từ 1 – 3 năm là nhiều nhất với 94 người chiếm 68,12%. Tiếp theo là các công nhân dưới 1 năm với 26 người tương ứng với 18,84%. Công nhân có thâm niên làm việc từ 3 -5 năm có 14 người tương ứng 10,14%, 4 người có thâm niên làm việc trên năm năm chiếm tỉ lệ 2,90%.

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu đối tƣợng điều tra theo kinh nghiệm làm việc

(Nguồn: kết quả điều tra của tác giả)

 Xét theo thu nhập hàng tháng

Mức lương của các công nhân tại công ty Cổ phần Dệt May Huế nằm trong khoảng từ 3 đến dưới 10 triệu. Cụ thể, số công nhân được hỏi phần lớn có thu nhập nằm trong khoảng từ 3 đến dưới 5 triệu với 89 câu trả lời chiếm 64,49%, đây cũng là mức thu nhập của rất nhiều công nhân lao động hiện nay. Cao hơn một chút là mức thu nhập từ 5 đến 7 triệu đồng với số câu trả lời nhận được là 43 tương ứng với 31,16%. Với mức

18.84%

68.12%

10.14% 2.90%

Kinh nghiệm làm việc

Dưới 1 năm 1 đến 3 năm 3 đến 5 năm Trên 5 năm

Đại học kinh tế Huế

thu nhập khá cao là từ 7 đến 10 triệu, chỉ có 6 công nhân có được mức thu nhập này trong khảo sát với tit lệ 4,35%.

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu đối tượng điều tra theo thu nhập hàng tháng

(Nguồn: kết quả điều tra của tác giả)

Hình thức biết đến trách nhiệm xã hội đối với người lao động của công ty Với câu hỏi anh/chị biết đến trách nhiệm xã hội của công ty đối với người lao động qua hình thức nào, có 59 công nhân được hỏi – chiếm tỉ lệ 42,75% trả lời rằng họ biết đến vấn đề này qua sự truyền đạt của công ty dây cũng là phương án được lựa chọn nhiều nhất. từ đây có thể thấy rằng công ty rất quan tâm đến việc truyền đạt các chính sách mà công ty đang thực hiện cho người lao động nói chung và công nhân nói riêng nắm rõ. Điều này cho thấy công ty đã làm tốt công tác truyền đạt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến công nhân.

64.49 31.16

4.35

Thu nhập hàng tháng

từ 3 đến 5 triệu Từ 5 đến 7 triệu Từ 7 đến 10 triệu

Đại học kinh tế Huế

Biểu đồ 2.6: Hình thức biết đến trách nhiệm xã hội đối với người lao động của công ty

(Nguồn: kết quả điều tra của tác giả) Đứng vị trí thứ hai với 34 câu trả lời chiếm tỉ lệ 24,64% là các công nhân biết đến trách nhiệm xã hội đối với người lao động qua việc kí kết hợp đồng. Theo sau là các phương án biết thông qua đồng nghiệp có 28 người (20,29%), tự tìm hiểu 11 người (7,97%), 6 người biết đến trách nhiệm xã hội của công ty đối với người lao động qua các nguồn khác. Và đáng chú ý hơn cả là không ai trong số các công nhân được hỏi không biết đến trách nhiệm xã hội đối với người lao động mà công ty đang thực hiện.

Qua đây có thể nhận ra rằng ngày nay người công nhân ngày càng thông thái hơn khi biết tìm hiểu về quyền lợi của bản thân khi đi làm tại các doanh nghiệp, và họ ngày càng quan tâm nhiều hơn đến môi trường, điều kiện làm việc. Bằng chứng đó là một lượng lớn các công nhân biết đến trách nhiệm xã hội của công ty thông qua các con đường khác mà không phải bị động chờ công ty đến truyền đạt, phổ biến.

24,64

42,75 20,29

7,97 4,35

Hình thức biết đến trách nhiệm xã hội đối với người lao động của

công ty

Ký kết hợp đồng Truyền đạt của công ty Qua đồng nghiệp Tự tìm hiểu Nguồn khác

Đại học kinh tế Huế

2.3.2. Đánh giá thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội đối với công nhân tại