• Không có kết quả nào được tìm thấy

Một số đặc điểm của địa bàn ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 2: HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH RỪNG TRỒNG CÂY

2.1.4. Một số đặc điểm của địa bàn ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty

+ Giúp HĐTV, TGĐ quản lý kiểm soát, giám sát, điều hành các hoạt động kinh tế tài chính, SXKD của Công ty, giúp Ban lãnh đạo Công ty đánh giá những vấn đề còn tồn tại cần khắc phục nhằm sử dụngtối ưu các nguồn lực.

+ Là thành viên Hội đồng Kinh tế, Hội đồng Nghiệm thu, Hội đồng Xử lý các vấn đề liên quan đến vốn, tài sản, công nợ và các hoạt động tài chính của Công ty; Chịu trách nhiệm về tổ chức công tác kế toán trước HĐTV, TổngGiám đốc công ty và pháp luật Nhà nước; Hạch toán kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo đúng pháp luật Nhà nước;

+ Tổ chức thực hiện chế độ chứng từ kế toán, chế độ sổ sách kế toán ở doanh nghiệp theo đúng Luật Kế toán; Tổ chức chế độ kiểm tra kế toán theo đúng quy định; Tổ chức thực hiện chế độ kiểm kê tài sản; Tổ chức thực hiện chế độ bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán theo đúng quy định hiện hành; Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán ở doanh nghiệp; Tổ chức thực hiện chế độ báo cáo tài chính và báo cáo kết quả quản trị doanh nghiệp.

Các chi nhánh Xí nghiệp

+ Triển khai thực hiện hoạt độngSXKD theo chỉ tiêu kế hoạchCông ty giao hàng năm, thực hiện cơ chế khoán sản phẩm đến người lao động tại đơn vị.

+ Quản lý các công trình lâmsinh mà đơn vị giao; Quản lý lao động tại đơn vị;

Triển khai và phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ, phòng chống cháy rừng; Thực hiện chức năngquản lý đơn vị theo Luật Doanh nghiệp.

2.1.4. Một số đặc điểmcủa địa bànảnh hưởng đếnhoạt động của Công ty

Điểm cao nhất nằm ở phía Tây TK 585, có độ cao 362 m. Độ cao so với mặt biển trong khu vực này giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Địa hình ít bị chia cắt, độ dốc biến động từ 80 -250, gồm các kiểu địahìnhđồi cao(độ cao tuyệt đối từ 200-300 m, độ dốc bình quân 250, chiếm 12% diện tích) và địa hình đồi thấp và trung bình (độ cao tuyệt đối dưới 200 m, có độ dốc bình quân 150, chiếm 80% diện tích).

Địa bàn do có nhiều lợi thế về địa lý và kinh tế do có nhiều tuyến giao thông nội vùng từ Quốc lộ 1A qua trung tâm huyện lỵ nối liền với các xã trung du miền núi nên thuận lợi về giao thông.

Khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm từ 23-250C, nhiệt độ tháng cao nhất (tháng 6, 7) khoảng 350C, có ngày nhiệt độ đạt trên 400C, tháng thấp nhất (tháng 12, tháng 1) khoảng 180C có khi xuống tới 8-90C.

Độ ẩm không khí trung bìnhnăm là 85%, phân thành 2 mùa rõ rệt. Mùa khô nóng kéo dài 4 tháng, từ tháng 5 đến tháng 8 với độ ẩm trung bình từ 70- 80% và đạt cực tiểu vào tháng 7, xuống 65 – 70%; độ ẩm tăng nhanh khi bước vào mùa mưa và duy trì ở mức cao, với độ ẩm trung bình từ 85 –90%.Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 năm trước kéo dài đến tháng 2 năm sau, đạt cực đại vào tháng 10,11, chiếm 70% lượng mưa của cả năm. Từ tháng 3 đến tháng 7, mưa ít, tổng lượng mưa chiếm dưới 30% lượng mưa của năm. Tổng lượng mưa bình quân năm là 2.376 mm.

Địa bàn chịu ảnh hưởng của 2 loại gió mùa chính: Gió mùa Đông Bắc(từtháng 9 đến tháng 2 năm sau) và gió Tây Nam (từ tháng 3 đến tháng 8), có đặc điểm khô nóng và khi đạt tốc độ cao có thể gây hại rất lớn cho cây trồng. Ngoài ra, hàng năm vùng này còn bị ảnh hưởng của 3-4 cơn bão và áp thấp nhiệt đới kèm theo lũ lụt.

Các nhánh sông Rào Thành, Sa Lung và Cánh Hòm chảy qua địa bàn với chiều dài 59 km, diện tích lưu vực 936 km2, lượng nước tập trung chủ yếu về mùa mưa, thường không có hoặc có rất ít nước chảy vào mùa khô, đặc biệt là các năm hạn hán. Sông suối trong khu vực ít có giá trị về mặt giao thông thủy nhưng ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của người dân trong vùng.

Công trình thủy lợi hồ La Ngà và hồ Bảo Đài cung cấp nước tưới cho vùng hạ lưutại các xã Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn, Vĩnh Thủy, Vĩnh Long và Vĩnh Thành.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tóm lại, địa bàn Công ty nằm trong vùng thuận lợi cho trồng rừng kinh tế và sản xuất cây giống cung cấp cho nhân dân trong vùng. Các hoạt động trồng rừng, khai thác và bảo vệ rừng cũng có nhiều điều kiệnthuận lợi, thích hợp cho nhiều loài cây sinh trưởng và phát triển tốt. Rừng tự nhiên có thực vật và động vật khá đa dạng vềloài và mục đích sử dụng,có nhiều loài động thực vật quý hiếm.

Tuy nhiên, do địa hình chủ yếu núi thấp và đồi bát úp có độ dốc thấp, đi lại dễ dàng, các đối tượng dễxâm phạm đến tài nguyên rừng nên công tác bảo vệ gặp nhiều khó khăn. Là vùng khí hậu có mưa nhiều tập trung vào tháng 7-10, dễ gây lụt và xói đất, nấm hại phát triển, ảnh hưởng đến sản xuất cây giống và rừng trồng.

Nắng nóng kéo dài, nhiệt độ cao, hạn hán dễ gây cháy rừng. Các cơn bão dễ làm đổ và gẫycây.

2.1.4.2. Đặc điểm về điều kiện kinh tế- xã hội

Địa bàn Công ty quản lý nằm trên địa giới hành chính của 6 xãvới6.812 hộ dân, 24.503 nhân khẩu, mật độ bình quân 100 người/km2, cao nhất tại các xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Long, Vĩnh Thủy (trên 120 người/km2), thấp nhất tại Vĩnh Hà, Vĩnh Khê (dưới 31 người/km2), tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,9%. Trong khu vực, chủ yếu là người Kinh và Vân Kiều(xã Vĩnh Hà).

Thu nhập bình quân đầu người khu vực thành thị đạt 1,5-2triệu đồng/người/tháng, khu vực nông thôn khoảng 1-1,2 triệu đồng/người/thángchủ yếu từ sản xuất nông –lâm nghiệp(chiếm 75%), từ ngành nghề dịch vụ khácchỉ khoảng16%.

ỞVĩnh Hà, Vĩnh Khê, Vĩnh Ô tập quán canh tác của người dân còn lạc hậu, nạn đốt rừng làm rẫy và săn bắt thú rừng vẫn diễn ra. Một số hộ đã biết làm lúa nước, làm vườn nhưng đời sống còn khó khăn, thu nhập thấp, việc làm không ổn định, lao động nhàn rỗicao, chủ yếu tham gia sản xuất lâm nghiệp của Công ty.

Diện tích trồng trọt 8.298ha, chiếm 28,4% đất nông nghiệp, bình quân 981m2/người. Năng suất lúa bình quân đạt55 tạ/ha, lương thựcbình quân đầu người 549kg/người/năm. Ngoài lúa, nhân dân còn trồng Khoai lang, Đậu, Lạc v.v...

Chăn nuôi tương đối phát triển và là nguồn thu nhập chính của các hộ.

Hiện địa bàn có 1.934 con trâu, 3.919 con bò, 11.334 con lợn và 6.888 ngàn con gia cầm các loại. Do chưa có quy hoạch đồng cỏ nên các hộ thả trâu, bò vào rừng, làm tổn hại tài nguyên rừng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Các xã đã thực hiện việc giao đất lâm nghiệp cho các hộ. Tổng diện tích đất lâm nghiệp đã giao là 1.186,3ha. Hầu hết các hộ đều tham gia trồng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng, trung bình khoảng 1-2ha/hộ, một số ít không tham gia sản xuất lâm nghiệp (hộ công chức, bộ đội hoặc hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ khác).

Ngoài mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng rừng trồng, các hộ dân còn thực hiện khoanh nuôi và bảo vệ rừng tự nhiên với sự hỗ trợ tài chính của Nhà nước 2 triệu đồng/ha, bao gồm cả tiền cây giống khoảng 500 nghìn đồng/ha. Ngoài gỗ, các loại lâm sản như tre nứa, măng, lá cọ, song mây, chít v.v... cũng được khai thác làm hàng hóa tiêu thụ tại chỗ hoặc nguyên liệu bán đi nơi khác.

Thương mại, dịch vụ phát triển chủ yếu ở hai xã Vĩnh Chấp và Vĩnh Long. Hiện hai trạm kinh doanh xăng dầu, ba xưởng chế biến gỗ,ba cửa hàng ăn uống, hai xưởng chế biến và kinh doanh Cao su và 2cơ sở Xây lắp điện dân dụng đang hoạt động.

Nguồn lao động trên địa bàn khá dồi dào nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, vốn quen với nghề rừng. Đây là yếu tố thuận lợi vì họ có thể tham gia thực hiện sản xuất kinh doanh khi Công ty có nhu cầu.

Hệ thống cơ sở hạ tầng như đường, phương tiện giao thông, thông tin liên lạc, trường học, nhà trẻ, mẫu giáo, trạm xá trên địa bàn ngày càng được Nhà nước quan tâm đầu tư tạo thuận lợi cho Công ty trong việc tổ chức SXKD, tiêu thụ sản phẩm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên và người dân trên địa bàn.

Tuy nhiên, do địa bàn chủ yếu là các xã thuộc miền núi nên vẫn còn nhiều phong tục, tập quán lạc hậu, trình độ nhận thức, tiếp thu các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, khoa học kỹ thuật còn hạn chế ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động SXKD của Công ty. Các khu dân cư tập trung xung quanh diện tích rừng do Công ty quản lý, đời sống còn thấp nên gây nhiều áp lực lên tài nguyên rừng, như khai thác gỗ trái phép, lấy củi, gỗ cho tiêu dùng, chăn thả gia súc vào rừng v.v... Lực lượng lao động nhàn rỗi trong cộng đồng địa phương chiếm 60% tổng số lao động tại các xã chủ yếu sống dựa vào rừng càng gây khó khăn cho công tác quản lý và bảo vệ rừng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.1.5. Các nguồn lực chủ yếu của Công ty