• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 2: HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH RỪNG TRỒNG CÂY

2.1.5. Các nguồn lực chủ yếu của Công ty

2.1.5. Các nguồn lực chủ yếu của Công ty

chiếm 76,2%, lao động gián tiếp chiếm 23,8%. Tuy nhiên, đến năm 2017 lao động gián tiếp giảm xuống còn 46 người (21,9% ) so với năm 2016. Quy mô và cơ cấu lao động nhìn chung phù hợp vớiđặc điểm sản xuất lâm nghiệp chủ yếu khai thác nhựa thông, trồng rừng, chămsóc rừng và khai thác rừng trồng.

Tỷ lệ giữa nam và nữ có sự chênh lệch khá lớn. Năm 2015 lao động nam là 2017 người chiếm tỷ lệ 79,3%, nữ 54 người chiếm 20,7%. Năm 2016, lao động nam là 151 người (74,3%),nữ 51 người (25,2%). Năm 2017, lao động nam là 162người chiếm77,1%, lao động nữ 48 người chiếm 22,9%. Lao động nam chủ yếu khai thác rừng nênđòi hỏisức khỏetốt, cònlao độngnữ chủ yếu làm việc ở văn phòng.

Đội ngũ lao động của Công ty có tuổi đời còn rất trẻ phù hợp với công việc sản xuất lâm nghiệp. Cụ thể, năm 2015, lao động dưới 30 tuổi 75 người chiếm tỷ lệ 28,7%, từ 31 đến 40 tuổi 157 người chiếm tỷ lệ 58,2%. Trong khi đó lao động 41 -50 tuổi 20 người chỉ chiếm 9,6% và trên -50 tuổi 9 người chiếm 3,5%. Năm 2016, lao động có giảm do thu hẹp sản xuất của Xí nghiệp chế biến tuy nhiên tỷ lệ lao động dưới 30 tuổi 68 người chiếm 33,7%, tỷ lệ lao động 31-40 tuổi 101 người chiếm 50% trong tổng số lao động. Số lao động trên 50 tuổi giảm 03 người do nghỉ hưu theo quy định của Nhà nước chiếm 3%. Năm 2017, lao động dưới 30 tuổi còn 67 người chiếm 31,9%, từ 31-40 tuổi 99 người chiếm 47,1%. Số lao động từ 41-50 tuổi tăng dần từ 27 lao động năm 2016 lến 38 lao động năm 2017 chiếm 18,1%.

Về trìnhđộ, lực lượng lao động chủ yếu là trực tiếp khai thác nhựa thông và khai thác rừng trồng nên lao động phổ thông chiếm tỷ trọng lớn như năm 2015 chiếm 72%, năm 2016 chiếm 63,8% và năm 2017 chiếm65,3%; trìnhđộ đại học có xu hướng tăng qua các năm đặc biệt là năm 2017 đã tăng thêm 10 người. Lao động có trìnhđộ trung cấp, cao đẳng giảm dần do tham gia học đại học và hoàn thành vào

năm 2017.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.1.5.2. Tình hình Tài sản và Nguồn vốn của Công ty

Bảng 2.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty năm 2015-2017

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm2017 2016/2015 2017/2016

Giá trị (Tr.đ)

TT (%)

Giá trị (Tr.đ)

TT (%)

Giá trị (Tr.đ)

TT

(%) ± % ± %

TÀI SẢN

A. Tài sản ngắn hạn 41.774,9 27,95 26.804,1 20,18 17.487,9 14,35 -14.970,8 -35,8 -9.316,2 -34,8 I. Tiền và các khoản TĐT 9.810,7 6,56 909,7 0,68 999,626 0,82 -8.901,0 -90,7 89,9 9,9

II. Các khoản đầu tưTC NH - - - - -

-III. Các khoản phải thu NH 7.268,8 4,86 5.018,7 3,78 4.041,0 3,32 -2.250,1 -31,0 -977,7 -19,5 IV. Hàng tồn kho 18.630,0 12,46 16.651,6 12,54 11.042,2 9,06 -1.978,4 -10,6 -5.609,4 -33,7 V. Tài sản ngắn hạn khác 6.065,5 4,06 4.224,1 3,18 1.405,1 1,15 -1.841,4 -30,4 -2.819,0 -66,7 B. Tài sản dài hạn 107.708,8 72,05 106.019,7 79,82 104.387,9 85,65 -1.689,1 -1,6 -1.631,8 -1,5 I. Tài sản cố định 20.588,0 13,77 10.283,0 7,74 8.781,8 7,21 -10.305,0 -50,1 -1.501,2 -14,6

II. Bất động sản đầu tư - - -

-III. Tài sản dở dang dài hạn 53.265,2 35,63 66.566,4 50,12 66.675,4 54,71 13.301,2 25,0 109,0 0,2

II. Các khoản ĐTTC dài hạn 4.760,5 3,18 4.760,5 3,58 4.760,5 3,90 0,0 0,0 0,0 0,0

III. Tài sản dài hạn khác

Trường Đại học Kinh tế Huế

29.095,0 19,46 24.410,0 18,38 24.170,1 19,83 -4.685,0 -16,1 -239,9 -1,0

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm2017 2016/2015 2017/2016

Giá trị (Tr.đ)

TT (%)

Giá trị (Tr.đ)

TT (%)

Giá trị (Tr.đ)

TT

(%) ± % ± %

NGUỒN VỐN

A. Nợ phải trả 129.800,7 86,83 111.978,2 84,30 104.841,3 86,02 -17.822,5 -13,7 -7.136,9 -6,4 I. Nợ ngắn hạn 26.518,8 17,74 19.615,1 14,76 21.906,4 17,97 -6.903,7 -26,0 2.291,3 11,7 II. Nợ dài hạn 103.281,9 69,09 92.363,1 69,54 82.934,9 68,05 -10.918,8 -10,6 -9.428,2 -10,2 B. Vốn chủ sở hữu 19.683,0 13,17 20.845,6 15,70 17.034,4 13,98 1.162,6 5,9 -3.811,2 -18,3 I. Vốn chủ sở hữu 18.698,5 12,51 20.570,7 15,49 16.083,1 13,20 1.872,2 10,0 -4.487,6 -21,8

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 7.475,6 5,00 8.853.,4 6,67 8.019,6 6,58 0,0 -

-2. Quỹ đầu tư phát triển 5.243,7 3,51 6.482,7 4,88 6.482,7 5,32 1.239,0 23,6 0,0 0,0 3. LN sau thuế chưa phân phối 4.398,5 2,94 3.654,0 2,75 0,131 0,0001 -744,5 -16,9 -3.653,9 -100,0

4. Nguồn vốn đầu tư XDCB 1.580,6 1,06 1.580,6 1,19 1.580,6 1,30 0,0 0,0 0,0 0,0

II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 984,6 0,66 274,9 0,21 951,3 0,78 -709,7 -72,1 676,4 246,1 Tổng cộng nguồn vốn 149.483,8 100,00 132.823,8 100 121.875,8 100 -16.660,0 -11,1 -10.948,0 -8,2

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty năm2015, 2016, 2017)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Qua số liệu ở Bảng 2.2 ta thấy Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản (27,95% , 20,18% và 14,35% qua các năm 2015, 2016, 2017). Hàng tồn kho là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản ngắn hạn với12,46%/27,95%

tài sản ngắn hạn năm 2015; 12,54%/20,18% năm 2016 và 9,06%/14,35% năm 2017 cho thấy giá cả các mặt hàng thường xuyên biến động nhưng có chiều hướng tăng lên và Công ty đã từng bước cải thiện được công tác hàng tồn kho hợp lý mà vẫn đảm bảo được các chỉ tiêu vê hiệu quả kinh doanh và nộp ngân sách cho nhà nước.

Khoản mục có tỷ trọng lớn hơn trong tài sản ngắn hạn là các khoản phải thu ngắn hạn và tài sản ngắn hạn khác tuy nhiên có chiều hướng giảm dần qua các năm2015, 2016 và 2017 lần lượt là 4,86%,3,78%; 3,32% đối với các khoản phải thu ngắn hạn và 4,06%, 3,18% và1,15% đối với tài sản ngắn hạn khác, cho thấy công tác quản lý các khoản phải thu có chiều hướng tốt hơn, Công ty thu hồi được các khoản nợ nhiều hơn.

Khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng tài sản ngắn hạn.

Tài sản dài hạn với tỷ trọng là 72,05% năm 2015, 79,82% năm 2016 và 85,65% năm 2017, trong đó khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất là tài sản dở dang dài hạn chiếm 35,63% năm 2015, 50,12% năm 2016 và 54,71% năm 2017 đây là khoản chi phí XDCB dở dang đầu tư thực hiện dự án trồng rừng 1.750 ha và chi phí dở dang thực hiện các dự án khác.

Tài sản dài hạn khác cũng là khoản mục chiếm tỷ trọng khá lớn so với các khoản mục khác với tỷ trọng 19,46% năm 2015, 18,38% năm 2016 và 19,83% năm 2017.

Tài sản dài hạn tăng lên qua các năm cho thấy Công ty đang thiếu vốn lưu động phục vụ hoạt động SXKD. Tài sản chủ yếu là các khoản đầu tư dở dang vào các dự án trồng rừng. Tài sản cố định chiếm tỷ lệ không đáng kể trong tổng tài sản củaCông ty.

Quy mô vốn Công ty giảm dần qua các năm cụ thể lànăm2016 giảm so với năm 2015 là 16.660 triệu đồng, năm 2017 giảm so với năm 2016 là 10.948 triệu đồng là do Công ty đã chủ động luân chuyển được các nguồn vốn nên nguồn vốnvay phục vụ Nhà máy chế biến gạch Polymer và phục vụ hoạt động khác của

Trường Đại học Kinh tế Huế

Công ty giảm, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng không cao trong tổng nguồn vốn kinh doanh. Năm 2015 vốn chủ sở hữu là 19.683 triệu đồng chiếm 13,17% tổng nguồn vốn, 2016 vốn chủ sở hữu là 20.854,6 triệu đồng chiếm 15,70% tổng nguồn vốn, năm 2017 là 17.034,4 triệu đồng chiếm 13,98%. Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng giảm năm 2017 là do lợi nhuận sau thuế đã phân phối vào quỹ khen thưởng, phúc lợi năm 2017.

Nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nguồn vốn và biến động qua các năm, cụ thể là 86,83% năm 2015, 84,30% vào năm 2016 và 86,02% năm 2017.

Trong đó, nợ dài hạn chiếm 69,09% năm 2015, 69,54% năm 2016 và 68,05% năm 2017. Nợ dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn cho thấy Công ty đang thiếu vốn phục vụ cho hoạt độngSXKD, do Nhà nước không cấp đủ vốn điều lệ nên công ty phải vay các tổ chức tín dụng để thực hiện các dự án đầu tư trồng rừng và các hoạt động khác. Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số nợ phải trả.

2.1.5.3. Rừng và đất rừng của Công ty

Nền vật chất trong khu vực có 4 loại đá mẹ, đó là đá Granít, đá Cát kết, đá Sét và Đá vôi. Dựa trên các loại đá mẹ, yếu tố địa hình, độ cao, độ dốc, khu vực có thể chia thành hai nhóm dạng đất chính, đó là Nhóm dạng đất feralít núi thấp phát triển trên các loại đá granít, đá cát kết, đá sét và đá vôi và Nhóm dạng đất feralít mùn trên núi trung bình phát triển trên đá granít.

Nhìn chungđấttrong khu vực có độ dầy tầng đất từ trung bìnhđến dày, từ 30 đến 80cm, hàm lượng mùn trung bình. Riêng các nhóm dạng đất feralit đồi - núi thấp phát triển trên đá sét, cát kết có độ dầy tầng đất lớn hơn 80cm.

Đất trên địa bàn Công ty chủ yếu là đất đượchình thành do quá trình feralit hoá, với nền vật chất là phiến thạch sét, granit. Ngoài ra còn có các loại đất dốc tụ, đất mùn trên thung lũng ven suối và đất phù sa bồi tụ ven sông suối.

Công ty Lâm nghiệp Bến Hải hiệnquản lý 9.446,6 ha đã được UBND tỉnh Quảng Trị cấp Giấy Chứng nhận Quyền sử dụng đất, thời hạn sử dụng là 50 năm.

Hiện trạng rừng và đất rừng thể hiện ở bảng sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.3. Hiện trạngrừng và sử dụng đất và rừng của Công ty Lâm nghiệp Bến Hảinăm 2017

ĐVT: ha

TT Chỉ tiêu Tổng Xí nghiệp

1

Xí nghiệp 2

Xínghiệp 3

Tỷ lệ (%) Tổng cộng 9.446,6 2.771,6 2.839,6 3.852,3 100,0

I Đất có rừng 8.692,3 2.661,8 2.587,2 3.443,3 92,0

1 Rừng tự nhiên 1.679,4 9,7 478,9 1.190,8 17,8

2 Rừng trồng 7.012,9 2.652,1 2.108,3 2.252,5 74,2

2.1 Rừng trồng thuầnloài 5.770,9 2.538,2 1.821,9 1.410,8 61,0

2.2 Rừng trồng hỗn giao 1.242,0 113,9 286,4 841,7 13,1

II Đất chưacó rừng 503,4 11,1 111,0 381,3 5,3

- IA 11,3 0,7 10,6 0,1

- IB 346,8 5,2 96,5 245,1 3,7

- IC 145,3 5,9 13,8 125,6 1,5

III Đất khác 250,9 81,8 141,3 2,7

A Rừng phòng hộ 1.930,2 295,9 616,2 1.018,1 20,4

I Đất có rừng 1.820,6 253,1 596,4 971,1 19,3

1 Rừng tự nhiên 1.099,3 9,7 472,8 616,8 11,6

2 Rừng trồng 721,3 243,4 123,6 354,3 7,6

2.1 Rừng trồng thuần loài 371,9 243,4 27,9 100,6 3,9

2.2 Rừng trồng hỗn giao 349,4 95,7 253,7 3,7

II Đất chưacó rừng 64,3 11,1 19,2 34,0 0,7

III Đất khác 45,3 31,7 0,6 13,0 0,5

B Rừng sản xuất 7.516,4 2..458,8 2.223,4 2.834,2 79,6

I Đất có rừng 6.871,8 2.408,7 1.990,9 2.472,2 72,7

1 Rừng tự nhiên 580,2 6,2 574,0 6,1

2 Rừng trồng 6.291,6 2.408,7 1.984,7 1.898,2 66,6

2.1 Rừng trồng thuần loài 5.399,0 2.294,8 1.794,0 1.310,2 57,2

2.2 Rừng trồng hỗn giao 892,6 113,9 190,7 588,0 9,4

II Đất chưacó rừng 439,0 91,8 347,2 4,7

III Đất khác 205,6 50,1 140,7 14,8 2,2

Nguồn:Phòng KHKT-BVR Công ty.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Qua số liệu tại Bảng 2.3 cho thấy Công ty có 9.446.6ha đất, rừng phân bố tại:Chi nhánh Xí nghiệp 1 là 2.771,6 ha, Chi nhánh Xí nghiệp 2 là 2.839,5ha, Chi nhánh Xí nghiệp 3 là 3.852,3 ha. Chi nhánh Xí nghiệp 3 có diện tích đất và rừng lớn nhất chiếm 40,8% diện tích đất của Công ty. Đất có rừng là 8.692,6hachiếm 92%

diện tích đất, đất chưa có rừng 503,3chiếm 5,3%, đất khác 267,7hachiếm 2,8%.

Rừng của Công ty có 2 loại: Rừng phòng hộ và Rừng sản xuất. Rừng sản xuất có diện tích lớn 7.516,4 ha chiếm 79,6% diện tích rừng của Công ty, rừng phòng hộ 1.930,2 ha chiếm 20,4% diện tích.

Trong diện tíchrừng sản xuất có 6.291,6 ha là rừng trồng chiếm 66,5%, rừng tự nhiên 580,2 ha chiếm 6,1%. Trong diện tíchrừng phòng hộ có 1.099,3 ha rừng tự nhiên và 721,3 ha diện tích rừng trồng.

Nhìn chung Công tyđã sử dụng nguồn quỹ đất hợp lý, đất trống, không có rừng chiếm diện tích rất nhỏ chủ yếu là cây bụi ven khe suối, hành lang các vùng đệm.