• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 2: HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH RỪNG TRỒNG CÂY

2.3. Hiệu quả Dự án đầu tư kinh doanh trồng cây Keo lai của Công ty

2.3.3. Hiệu quả về môi trường

2.3.3.1. Vấn đề nâng cao độ che phủ của rừng

Đánh giáhiệu quả môi trường tại vùng thực hiện dự án đầu tư trồng rừng của Công ty cần phải dựa trên những chỉtiêu vềkhả năng giữgìn và tăng cường tính đa dạng sinh học, bảo vệ đất, nguồn nước và cải thiện hệsinh thái rừng... theo các tiêu chí đặc thù như chỉsốvềsựphong phú loài thực vật (SR: Species Richness), chỉ số đa dạng sinh học loài H (Shannon – Weiner Index), chỉ số “Tập trung ưu thế” Cd,

Trường Đại học Kinh tế Huế

độ pH đất, dinh dưỡng, độphìđất, vi sinh vật, cấu trúc, ….Các chỉsốnày mang tính chuyên ngành cao, hơn nữađể đánh giá định lượng chính xác hiệu quảcủa dựán về mặt môi trường cần phải có nghiên cứu vềcác chỉ tiêu đó trước khi thực hiện dựán.

Do thiếu các sốliệu này và thời gian nghiên cứu hạn chế, Đề tài tiến hành đánh giá hiệu quả môi trường thông qua phương pháp đánh giá gián tiếp là chủ yếu, cụ thể như sau:

Với diện tích lâm phần chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích rừng và đất rừng của huyện Vĩnh Linh, thông qua dự án đầu tư trồng rừng, các vùng đất trống, đồi núi trọc phía Tây huyện Vĩnh Linh đã cơ bản được phủ xanh, phục hồi rừng, môi trường sinh thái, đa dạng sinh học được bảo vệ, góp phần hạn chế lũ lụt, xói mòn đất, điều tiết nguồn nước, nguồn sinh thuỷ được cải thiện. Bên cạnh đó, mục tiêu của dự án trồng rừng nhằm hướng tới sản phẩm đạt chất lượng cao và có thương hiệu, góp phần chuyển dịch mạnh việc chế biến, tiêu thụ từ gỗ rừng tự nhiên trước đây sang chế biến, tiêu thụ gỗ rừng trồng với khối lượng hàng trăm ngàn m3/năm.

Tạo vùng nguyên liệu khá ổn định, năng lực cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đáp ứng được yêu cầu; đất trống, đồi núi trọc đãđược sử dụng có hiệu quả.

Độ che phủ của rừng là một trong những chỉ tiêu quan trọng nói lên mức độ bền vững của môi trường sinh thái. Độ che phủ của rừng không chỉ có tác dụng bảo vệ đất, điềutiết nguồn nước, giảm nhẹ các tác hại về hạn hán, lũ lụt, gió bão, chống ô nhiễm môi trường mà còn cho ta thấy khả năng đáp ứng nhu cầu về lâm sản, đặc sản, việc làm và nghỉ ngơi giải trí của người dân trong khu vực...

Sau 7 năm thực hiện, diện tích rừng của Công ty đã được bảo vệ tốt hơn và độ che phủ của rừng tăng qua các năm. Các diện tích đất trống đồi núi trọc đã cơ bản được phủ xanh góp phần hạn chế lũ lụt, xói mòn đất, tăng khả năng điều tiết nguồn nước, bảo vệ môi trường sống...góp phần làm tăng độ che phủ của rừng của toàn huyên Vĩnh Linh.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.15: Độ che phủ của rừngqua các năm kể từ khi triển khai Dự án trồng cây keo lai tại Công ty Lâm nghiệp Bến Hải

Năm DT tự nhiên (ha)

DT rừng trồng tập trung tăng thêm

(ha)

Độ che phủ tăng thêm

(%)

2011 9.446,6 228,4 2,42

2012 9.446,6 222,6 2,36

2013 9.446,6 251,8 2,67

2014 9.446,6 262,1 2,78

2015 9.446,6 279,8 2,96

2016 9.446,6 238,8 2,52

2017 9.446,6 271,0 2,87

Cộng 1.754,5 18,58

Nguồn: Phòng Kế hoạch- Kỹ thuật Công ty Bảng2.16:Độche phủrừng tăng thêm của huyện Vĩnh Linh qua các năm

Năm DT tự nhiên (ha)

DT rừng trồng tập trung tăng thêm (ha)

Độ che phủtăng thêm

(%)

2011 62.635 933 1,49

2012 62.635 1.200 1,92

2013 62.635 1.100 1,76

2014 62.635 1.950 3,12

2015 62.635 2.059 3,29

Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Vĩnh Linh Đến kỳ thu hoạch, hàng năm Công ty sẽ tiến hành khai thác diện tích rừng trồng theo dạng cuốn chiếu, khai thác đến đâu sẽ tiến hành làm đất trồng lại rừng đến đó nên không có hiện tượng đất bị bỏ trống, do vậy độ che phủ của rừng không bị ảnh hưởng, nên cách tính độ che phủ của rừng tăng thêm qua từng năm như trên không bị tính hai lần/ vượt quá lợi ích đem lại.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Về chất lượng rừng trồng, việc sử dụng biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến, chất lượng rừng đãđược nâng cao qua các năm, vừa có tác dụng phòng hộ vừa tạo điều kiện tăng doanh thu cho doanh nghiệp và cho hộ gia đình tham gia giao khoán.

Do các diện tích rừng sản xuất gắn liền trực tiếp với quyền lợi của các hộ dân, rừng được chăm sóc và bảo vệ tốt do vậy tỷ lệ cây sống cao trên 90%, chất lượng rừng được cải thiện, theo số liệu đo đếm trữ lượng tăng trưởng rừng hằng năm của Công ty, năng suất rừng trồng keo lai đạt bình quân 15-20 m3/năm.

2.3.3.2. Vấn đề góp phần cải thiện nguồn nước trong khu vực

Ngoài bảo vệ môi trường sinh thái, rừng còn có tác dụng làm giảm dòng chảy bề mặt, hạn chế nguy cơ lũ quét, làm tăng dòng chảy ngầm và dự trữ nguồn nước ngầm. Theo kết quả điều tra tại các xã và các hộ gia đình tham gia hợp đồng giao khoán có thời gian sinh sống lâu dài ở địa phương cho biết, số lượng và chất lượng nước sinh hoạt của địa phương trong những năm gần đây đã được cải thiện đáng kể sau khi thực hiện dự án trồng rừng. Số lượng và chất lượng rừng trong những năm gần đây đã tăng lên nhanh chóng, kéo theo nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp được đảm bảo, lũ lụt hạn hán giảm nhiều. Số lượng các nguồn nước, chất lượng nước và khối lượng nước cung cấp của các nguồn nước được người dân quan tâm và nắm vững, do đó đề tài tiến hành phỏng vấn các hộ về mức độ cải thiện nguồn nước tại thời điểm hiện tại so sánh, đối chiếu với thời gian trước khi thực hiện dự án qua các chỉ tiêu và mức độ từ 0: tăng; 1: không thay đổi; 2:

giảm ít; 3: giảm rõ rệt, kết quả cụ thể như sau:

Bảng2.17. Kết quả phỏng vấn người dânvề chất lượng nguồn nước sau khi thực hiệnDự án trồng rừng của Công ty Lâm nghiệp Bến Hải

TT

Mức độ Chỉ tiêu

0 1 2 3

SL % SL % SL % SL %

1

Tình trạng thiếu nước sản xuất và nước sinh hoạt

1 0,83 10 8,33 46 38,33 63 52,50

2 Chất lượng nước

không đảm bảo 5 4,17 37 30,83 54 45,00 24 20,0

3 Độ đục của nước

sông hồ sau mưa 4 3,33 62 51,67 33 27,50 21 17,50

Nguồn:Tổng hợpvà tính toán qua số liệu điều tra của tác giả

Trường Đại học Kinh tế Huế

Qua số liệu Bảng2.17cho thấytình trạng thiếu nước sản xuất và sinh hoạt đã được cải thiện rõ rệt (63/120 chiếm52,50%). Chất lượng nước không đảm bảo cũng giảm, đồng thời chất lượng nước cũng trở nên tốt hơn. Độ đục của nước sông hồ sau mưa có giảm…Mức độ thay đổi này có thể do nhiều nguyên nhânnhưng chủ yếulà do rừng được bảo vệ tốt hơn, diện tích rừng tăng nhờ các dự án trồng rừng của Công ty và các dự án trồng rừng của huyện Vĩnh Linh dẫn đến độ che phủ của rừng tăng lên do đó nguồn nước của các sông, suối, mực nước ngầm được ổn định. Điều này phần nào khẳng định hiệu quả của dự án đối với khả năng giữ nước vùng đầu nguồn của các con sông suối chính trong vùng thực hiện dự án.

2.3.3.3. Tác động của Dựánđến môi trường không khí và các sựcố môi trường Cùng với việc nâng cao khả năng bảo vệ nguồn nước ngầm, hạn chế xói mòn, rửa trôi, rừng còn tác động tích cực đến môi trường không khí trong và ngoài khu vực. Do không có điều kiện làm các thí nghiệm quan trắc môi trường không khí tại các thời điểm trước và sau khi thực hiện dự án do vậy đề tài sử dụng phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân trên địa bàn. Kết quả cho thấy, có trên 81% dân cư trênđịa bàn cho biết môi trường không khí sau khi thực hiện dự án đã được cải thiện,trong lành hơn, bụi không khí cũng ít hơn, vào mùa khô đỡ oi bức và mát mẻ hơn...

Bảng2.18.Đánh giá của người dân về môi trường không khísau khi thực hiện Dự án trồng rừng tại Công ty Lâm nghiệp Bến Hải

Địa điểm Môi trường không khí tốt hơn Không biết

Số người % Số người %

Xã Vĩnh Long 26 86,7 4 13,3

Xã Vĩnh Chấp 24 80,0 6 20,0

Xã Vĩnh Thủy 20 66,7 10 33,3

Xã Vĩnh Sơn 24 80,0 6 20,0

Xã Vĩnh Hà 29 96,7 1 3,3

Xã Vĩnh Khê 23 76,7 7 23,3

Nguồn:Tổng hợpvà tính toán qua số liệu điều tra năm 2018 của tác giả

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bên cạnh việc góp phần cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường, tạo sự trong lành, điều hòa khí hậu, rừng dự án thực hiện còn góp phần giảm thiểu các sự cố môi trường như cháy rừng, lũ lụt, hạn hán…

2.3.3.4. Tăng khả năng bảo vệ đất, chống xói mòn

Có thể thấy rằng ở những nơi đất có độ dốc cao, độ che phủ của thảm thực vật thấp và lượng mưa lớn thì tốc độ xói mòn do mưa và các dòng chảy trên mặt đất sẽ càng lớn. Vì vậy rừng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lớp đất mặt chống lại sự xói mòn do nước, gió... lớp thảm thực vật, cỏ bụi, cành, lá mục có thể giữ được nước, thân và rễ cây có khả năng ngăn cản được phần nào tốc độ của dòng chảy, các tán lá có khả năng chắn gió và phân tán các hạt nước mưa bảo vệ được lớp đất mặt tránh được sự hiệu quả xói mòn khi hạt mưa rơi xuống..., như vậy rừng là cơ cấu hữu hiệu nhất giữ lại được lớp đất mặt vốn dễ bị rửa trôi.

2.3.4. Đánh giá chung về Dự án đầu tư kinh doanh rừng trồng cây Keo lai tại