• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH RỪNG TRỒNG CÂY KEO LAI TẠI CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP BẾN HẢI, QUẢNG TRỊ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH RỪNG TRỒNG CÂY KEO LAI TẠI CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP BẾN HẢI, QUẢNG TRỊ"

Copied!
100
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN THỊ THU HỒNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH RỪNG TRỒNG CÂY KEO LAI TẠI CÔNG TY TNHH

MTV LÂM NGHIỆP BẾN HẢI, QUẢNG TRỊ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG QUANG THÀNH

HUẾ- 2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đãđược chỉ rõ nguồn gốc.

Quảng Trị, ngày 16 tháng 02 năm 2019 Tác giả

Trần Thị Thu Hồng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn cùng tập thể các thầy giáo Trường Đại kinh tế Huế. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo, TS. Hoàng Quang Thànhngười thầy đã trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt kinh nghiệm quý báu và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và cán bộ, chuyên viên Công ty Lâm nghiệp Bến Hải, Quảng Trị cùng gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng và nỗ lực của bản thân nhưng chắc chắn luận văn vẫn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học và đồng nghiệp.

Xin trân trọng cám ơn!

Quảng Trị, ngày 16 tháng 02 năm 2019 Tác giả

Trần Thị Thu Hồng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

TÓMLƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Họ và tên học viên : TRẦN THỊ THU HỒNG

Chuyên ngành : QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số:8340410 Niên khóa: 2017 - 2019

Người hướng dẫn khoa học:TS. HOÀNG QUANG THÀNH

Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH RỪNG TRỒNG CÂY KEO LAI TẠI CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP BẾN HẢI, QUẢNG TRỊ

1. Tính cấp thiết của đềtài

Cây keo đã được Công ty Lâm nghiệp Bến Hải, tỉnh Quảng Trị đưa vào Dự án trồng rừng sản xuất kinh doanh từ nhiều năm nay. Vậy,dự ánnàyqua 7 năm triển khai hiện kết quả ra sao? hiệu quả của nóthế nào vềmặt kinh tế, xã hội, môi trường?

những tồn tại là gì và cần phải làm những gì để phát huytác dụngcủa nó? Việc xác định, phân tích, đánh giá hiệu quả của dự án trồng rừng cây keo lai tại Công ty là hết sức cần thiếtnhằm có được các câu trả lời đối với những vấn đề nêu trên.

2. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được các mục đích nghiên cứu, luận văn kết hợp sử dụng Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, điều tra thu thập số liệu sơ cấp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích dữ liệu theo chuỗi thời gian , phương pháp phân tích kinh tếv.v...

3. Các kết quảnghiên cứu chính vàđóng góp của luận văn

Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả dự án trồng rừng sản xuất, trên cơ sở đó phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả dự án đầu tư kinh doanh rừng trồng cây keo lai tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bến Hải, Quảng Trị,đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dự án trong những năm tới.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN... i

LỜI CẢM ƠN... ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ... iii

MỤC LỤC... iv

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT... vii

DANH MỤC CÁC BẢNG... viii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ... ix

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1. Tính cấp thiết của đề tài ...1

2. Mục tiêu nghiên cứu...2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...2

4. Phương pháp nghiên cứu...3

5. Kết cấu của luận văn...5

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...6

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯTRỒNG RỪNG SẢN XUẤT...6

1.1. Lý luận chungvề hiệu quả dự án đầu tư trồng rừng sản xuất...6

1.1.1. Khái niệm về dự án và dự án đầu tư trồng rừng sản xuất...6

1.1.2. Hiệu quả dự án trồng rừng sản xuất...9

1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án dự án đầu tư trồng rừng sản xuất...13

1.2. Một số vấn đề thực tiễn về hiệu quả dự án đầu tư trồng rừng sản xuất...15

1.2.1. Khái quát về các dự án trồng rừng tại Việt Nam và tỉnh Quảng Trị...15

1.2.2. Kinh nghiệm trồng rừng sản xuất của một số doanh nghiệp lâmnghiệp...18

1.2.3. Một số bài học kinh nghiệm đối với Công ty Lâm nghiệp Bến Hải...21

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...22

Chương 2: HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH RỪNG TRỒNG CÂY KEO LAI TẠI CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP BẾN HẢI, QUẢNG TRỊ23 2.1. Khái quát về Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bến Hải, Quảng Trị...23

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ...23

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty...24

2.1.3. Cơ cấu tổchức và chức năng nhiệm vụ của các bộ phận...26

2.1.4. Một số đặc điểm của địa bànảnh hưởng đến hoạt động của Công ty...33

2.1.5. Các nguồn lực chủ yếu của Công ty...37

2.1.6. Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty...44

2.2. Giới thiệu về Dự án đầu tư kinh doanh trồng cây Keo lai của Công ty...45

2.2.1. Mục tiêu của Dự án...45

2.2.2. Khái quát tình hình tổ chứcthực hiệnDự án...46

2.2.3. Một số kết quả thực hiện của Dự án...49

2.3. Hiệu quả Dự án đầu tư kinh doanh trồng cây Keo lai của Công ty...53

2.3.1. Hiệu quả kinh tế...53

2.3.2. Hiệu quả về mặt xã hội của Dự án...59

2.3.3. Hiệu quả về môi trường...60

2.3.4. Đánh giá chung về Dự án đầu tư kinh doanh rừng trồng cây Keo lai tại Công ty Lâm nghiệp Bến Hải, Quảng Trị...65

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...68

CHƯƠNG 3.ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH RỪNG TRỒNG CÂY KEO LAI TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP BẾN HẢI, QUẢNG TRỊ...69

3.1.Định hướng...69

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quảDự án đầu tư kinh doanh rừng trồng cây keo lai tại Công ty Lâm nghiệp Bến Hải, Quảng Trị...70

3.2.1. Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả kinh tế...70

3.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả về mặt xã hội...74

3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả về mặt môi trường...74

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...75

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...76

3.1. Kết luận...76

3.2. Kiến nghị...78

TÀI LIỆU THAM KHẢO...80

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

PHỤ LỤC...81 QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

BẢNNHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1 BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2 BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN

GIẤY XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮVIẾT TẮT

1. TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

2. HGĐ Hộ gia đình

3. TNHH Trách nhiệm hữu hạn

4. TGĐ Tổng giám đốc

5. Phó TGĐ Phó tổng giám đốc

6. UBND Uỷ ban nhân dân

7. FSC Chứng chỉ quản lý rừng bền vững

8. CTLN Công ty Lâm Nghiệp

9. XN Xí nghiệp

10. HĐTV Hội đồng thành viên

11. XDCB Xây dựng cơ bản

12. SXKD Sản xuất kinh doanh

13. CBCNV Cán bộ công nhân viên

14. BHXH Bảo hiểm xã hội

15. BHYT Bảo hiểm y tế

16. BHTN Bảo hiểm thất nghiệp

17. KHKT-KD-BVR Kế hoạchKỷ thuật –Kinh doanh–Bảo vệ rừng

18. TC-KT Tài chính- Kế toán

19. CBKDLS Chếbiến kinh doanh lâm sản

20. TK Tiểu khu

21. KT-XH-MT Kinh tế- Xã hội- Môi trường

22. DA Dự án

23. Ha Héc ta

24. CNH-HĐH Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

DANH MỤC CÁC BẢNG

Sốhiệu bảng Tên bảng Trang

Bảng 2.1: Tình hình laođộng của Công ty qua 3 năm 2015- 2017 ...37

Bảng 2.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty năm 2015-2017...39

Bảng 2.3: Hiện trạng rừng và sử dụng đất và rừng củaCông ty Lâm nghiệp Bến Hảinăm 2017...43

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động SXKDcủa Công ty qua 3 năm 2015-2017 ...44

Bảng 2.5: Kết quả trồng rừng tại Công ty Lâm nghiệp Bến Hải giai đoạn 2011-2017... 49

Bảng 2.6: Tình hình vốn đầu tư thực hiện Dự án qua các năm 2011-2017 ...49

Bảng 2.7: Chi phí trồng và chămsóc rừng trồng keo lai...50

Bảng 2.8. Kết quả giao khoán bảo vệ rừng qua Dự án đầu tư trồng rừng keo lai tại Công ty Lâm nghiệp Bến Hải...52

Bảng 2.9. Hiệu quả kinh tế của Dự án đầu tư kinh doanh trồng rừng cây keo lai của Công ty Lâm nghiệp Bến Hải...53

Bảng 2.10.: Các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian thực hiện dự án...54

Bảng 2.11: Thu nhập bình quân của hộ trước và sau khi tham gia Dự án...55

Bảng 2.12: Cơ cấu thu nhập của hộ trước và sau khi tham gia Dự án trồng rừng...56

Bảng 2.13: Cơ cấu chi phí bình quân hộ gia đình tham gia Dự án trồng rừng...58

Bảng 2.14: Số hộ tham gia Dự án tại các xã thuộc lâm phần quảnlý của Công ty Lâm nghiệp Bến Hải...59

Bảng 2.15: Độ che phủ của rừngqua các năm kể từ khi triển khai Dự án trồng cây keo lai tại Công ty Lâm nghiệp Bến Hải...62

Bảng 2.16: Độ che phủrừng tăng thêm của huyện Vĩnh Linh qua các năm...62

Bảng 2.17: Kết quả phỏng vấn người dân về chất lượng nguồn nước sau khi thực hiện Dự án trồng rừng của Công ty Lâm nghiệp Bến Hải...63

Bảng 2.18: Đánh giá của người dân về môi trường không khí sau khi thực hiện Dự án trồng rừng tại Công ty Lâm nghiệp Bến Hải...64

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

DANH MỤC CÁCSƠ ĐỒ, ĐỒTHỊ, HÌNH VẼ

Shiu hình Tênsơ đồ, đồth, hình v Trang Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty...26

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài

Keo lai (Acacia auriculiformismangium) là giống lai tự nhiên giữa Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) và Keo tai tượng (Acacia mangium). Keo lai là loài cây dễ trồng, mọc nhanh, không kén đất và rễ có nấm cộng sinh nên được trồng rừng với mục đích cải tạo đất nghèo, cung cấp gỗ nhỏ và gỗ nhỡ để làm nhà, nguyên liệu bột giấy, bao bì, ván nhân tạo và đồ mộc gia dụng. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về rừng trồng Keo lai, tuy nhiên, phần lớn chỉ tập trung vào lĩnh vực lâm sinh như chọn giống, kỹ thuật trồng vàchăm sóc, năng suất ...

Phát triển kinh doanh rừngkeo lai không chỉ đòi hỏi vấn đề lâm sinh, mà còn phải quan tâm đến cả về khía cạnh kinh tế - xã hội cũng như môi trường. Về mặt kinh tế, kinh doanh trồng rừng phải đối mặt với rất nhiều rủi ro do cây rừng có đời sống và chu kỳ kinh doanh dài, vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn rất dài. Toàn bộ vốn đầu tư và lợi nhuận hàng năm đều tập trung trên cây đứng, vì thế khi kinh doanh rừng Keo lai, bên cạnh những vấn đề về lâm sinh, cần phải quan tâm đến khía cạnh kinh tế.

Trồng và sản xuất chế biến sản phẩm cây keo ở Quảng Trị trong những năm qua đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống và tạo công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo cho một bộ phận người dân trong tỉnh. Tuy nhiên, năng suất bình quân của cây keo mới chỉ đạt bình quân 80m3/ha, đầu tư chưa hợp lý do thiếu vốn, chăm sóc kém, trình độ nắm bắt khoa học kỹ thuậtcủa người trồng rừngcòn hạn chếv.v...

Công ty Lâm nghiệp Bến Hải, tỉnh Quảng Trị là đơn vị sản xuất kinh doanh lâu năm trong lĩnh vực lâm nghiệp. Cây keo đã được đơn vị đưa vào Dự án trồng rừng sản xuất kinh doanh từ nhiều năm nay. Cho tới nay,Dự án đầu tư theo các giai đoạn đã kết thúc. Vậy câu hỏi đặt ra là Dự án trồng rừng keo lai tại Công ty qua 7 năm triển khai hiện kết quả thực hiện ra sao? hiệu quả của nó đã tác động như thế nào về mặt kinh tế, xã hội, môi trường đối với vùng dự án và những vùng lân cận?

những tồn tạicủa nó là gì và cầnphảilàm nhữnggìđể phát huy kết quảcủa nó...?

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

Mặt khác, yêu cầuvề vốn đầu tư trồng rừng nói chung, trồng cây keo lai nói riêng thườngrấtlớn, quá trìnhđầu tư kéo dài nhiều năm tính từ lúc bỏ đồng vốn đầu tiên cho tới khi khai thác, suốt thời gian đó lượng vốn đầu tư bị ứ đọng, tách ra khỏi luân chuyển trong khi lượng vốn lại có hạn vì vậy việc xác định, phân tích, đánh giá hiệu quả của dự án đầu tưtrồng rừng là một vấn đề hết sức cần thiết.

Nhận thức được thực trạng nêu trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài:“Đánh giá hiệu quDự án đầu tư kinh doanh rừng trồng cây Keo lai tại công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bến Hải, Quảng Trịlàm đềtài luận văn tốt nghiệp thạc sĩcủa mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở phân tích, đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư sản xuất kinh doanh rừng trồng cây Keo lai, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư kinh doanh rừng trồng của Công tyTNHH MTV Lâm nghiệp Bến Hải, Quảng Trị.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả của dự án đầu tư trồng rừngsản xuất.

- Phân tích, đánh giá hiệu quả của Dự án đầu tư trồng cây Keo lai của Công tyTNHH MTV Lâm nghiệp Bến Hải, Quảng Trị.

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảcủa Dự án đầu tư kinh doanh rừng trồng câyKeo lai tạiCông ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bến Hải, Quảng Trị.

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến hiệu quả của Dự án đầu tư kinh doanh rừng trồng cây Keo lai tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bến Hải, Quảng Trị.

- Đối tượng khảo sát phục vụ nghiên cứu đề tài là các cá nhân, hộ gia đình liên quan đến Dự án đầu tư kinh doanh rừng trồng câyKeo lai của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bến Hải, gồmcác hộ tham giathực hiệnnằm trong vùng Dự án.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

3.2. Phạm vi nghiên cứu của đềtài

Phạm vi vềnội dung

Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư kinh doanh cây keo lai của Công tyTNHH MTV Lâm nghiệp Bến Hải, Quảng Trịbao gồm: hiệu quả kinh tế; hiệu quả xã hội;

và hiệu quả về môi trường ).

Phạm vi vềkhông gian

Đề tài được thực hiện tại Công ty Lâm nghiệp Bến Hải, tỉnhQuảng Trị

Phạm vi vềthời gian

Thực trạng vấn đề được đánh giá từ khi được triển khai Dự án năm 2011 đến năm 2017tại Công tyLâm nghiệp Bến Hải, tỉnh Quảng Trị. Số liệu sơ cấp thu thập qua điều tra khảo sát các đối tượng có liên quan được thực hiện trong khoảng từ tháng 10-11 năm 2018; Các giải pháp đề xuất áp dụng cho giai đoạn đến năm 2025.

4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Đối với dữliệu thứ cấp

Nguồn thông tin, số liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu đề tài được thu thập từ các báo cáo, số liệu thống kê do các cơ quan quản lý như Phòng Thống kê, Phòng Nông nghiệp huyện Vĩnh Linh, Niên giám Thống kê tỉnh Quảng Trị và các bộ phận chuyên môn thuộcCông ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bến Hải. Ngoài ra, tác giả còn tham khảo các loại sách, báo, giáo trình, tài liệu, các công trình khoa học liên quan đến vấn đềnghiên cứu đãđược công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Đối với thông tin, số liệu sơ cấp

Các thông tin, số liệu sơ cấp phục vụ nghiên cứu đề tài được thu thập thông qua quan sát trực tiếp, phỏng vấn các đối tượng có liên quan gồm: người dân tham gia thựchiện dự ánvà các tổ chứckháctrên địa bàn.

- Về nội dung phiếu khảo sát, cách thức chọn mẫu và quy mô mẫu:

+ Phần 1: Thông tin đối tượng khảo sát;

+ Phần 2: Các nội dung liên quan đếnhiệu quả Dự án đầu tư kinh doanh rừng trồng cây keo lai ở Công ty Lâm nghiệp Bến Hải, Quảng Trị.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

- Phương pháp chọn mẫu: sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện để phỏng vấncác hộ dân tham gia nhận khoán tại các xã trong vùng Dự án.

- Kích thước mẫu: Để đảm bảo ý nghĩa thống kê, nguyên tắc chọn mẫu đầu tiên được tuân thủ là kích thước tối thiểu của mẫu không nhỏ hơn 30 đơn vị nghiên cứu.

Theo kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu cho rằng, nếu sử dụng phương pháp ước lượng thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 (Hair & Ctg 1988), theo Hair và Bollen (1989) thì kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho 1 tham số ước lượng. Ngoài ra, theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) cho tham khảo về kích thướcmẫu dự kiến, theo đó kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát, đạt được kết quả tốt nhất, thì kích cỡ mẫu phải thỏa mãn công thứcn=5*m.Trong đó: n là kích cỡ mẫu – m là số biến độc lập của mô hình.

Với thang đo chất lượng dịch vụ mà đề tài sử dụng, có tất cả 7 biến độc lập trong mô hình, nên số lượng mẫu tối thiểu cho nghiên cứu này là n=5*7 = 35 mẫu.

Tuy nhiên, để đảm bảo tính đại diện cao hơn của mẫu cho tổng thể, số lượng phiếu khảo sát phát ra là 180 phiếutương đương 180 hộ mỗi xã điều tra 30 hộ phân chia thành 3 nhóm: Nhóm I: 60 hộ có thu nhập khá; Nhóm II: 60 hộ có thu nhập trung bình; Nhóm III: 60 hộ có thu nhập thấp, việc phân loại hộ theo mục đích nghiên cứu được thực hiện trong quá trình tổng hợp và phân tích dựa trên bộ số liệu điều tra đầy đủ của 180 hộ tại 6 xã này. Tổng số phiếu thu về là 180 phiếu. Sau khi nhập dữ liệu và làm sạch số liệu không phù hợp thì phiếu khảo sát hợp lệ để dùng xử lý số liệu là 180 phiếu, chiếm tỷ lệ 100%.

4.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích

- Phương pháp so sánh: So sánh số liệu ở các thời điểm trước và sau khi thực hiện dự án để xem xét sự thay đổi, biến độngcủa các chỉ tiêu, hiệu quả của dự án từ đócó những đánh giá khách quan.

- Phương pháp thống kê mô tả: Các số liệu thu thập từ Công ty được tổng hợp, phân tổ thống kê theo các tiêu chí phù hợp phục vụ mục đích nghiên cứu.

- Phương pháp Hiện giá (NPV) để thấy được mức độ và tốc độ biến động của các chỉ tiêu phân tích qua các năm.

- Phương pháp phân tích kinh tế nhằm đo lường và xác định các chỉ tiêu về kết quả, hiệu quả kinh tế của Dự án.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

4.3. Công cụ xử lý dữ liệu

Thông tin số liệu của đề tài được thực hiện với sự hỗ trợ của máy tính bằng phần mềm Excel.

5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Đặt vấn đề và phần Kết luận, nội dung nghiên cứu chính của luận văn đượcthiết kếgồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn vềhiệu quả dự án đầu tư trồng rừngsản xuất Chương 2: Thực trạng hiệu quả Dự án đầu tư trồng cây Keo lai tại Công ty Lâm nghiệp Bến Hải, Quảng Trị

Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả của Dự án đầu tư trồng cây Keo laitạiCông ty Lâm nghiệp Bến Hải, Quảng Trị

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT

1.1. Lý luận chungvềhiệu quả dự án đầu tư trồng rừng sản xuất 1.1.1. Khái niệm về dự án và dự án đầu tư trồng rừngsản xuất 1.1.1.1. Khái niệmvềdự án

Trên phương diện phát triển, có hai cách hiểu về dự án. Theo cách hiểu thứ nhất, dự án là hình tượng về một tình huống (một trạng thái) mà ta muốn đạt tới.

Theo cách hiểu thứ hai thì dự án là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, một nhiệm vụ cụ thể cần được thực hiện với phương phápvà nguồn lực riêng, theo một kế hoạch tiến độ nhằm tạo ramột thực thể mới.Như vậy, dự án không chỉ là một ý định phác thảo mà có tính cụ thể và mục tiêu xác định, không phải là một nghiên cứu trừu tượng mà phải cấu trúc nên một thực thể mới.

Dưới góc độ quản lý, dự án được định nghĩa là những nỗ lực có thời hạn nhằm tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất. Định nghĩa này nhấn mạnh hai đặc tính của dự án: (1) Nỗ lực tạm thời, có thời hạn (mọi dự án đều có điểm bắt đầu và điểm kết thúc xác định khi mục tiêu của nó đã đạt được hoặc khi xác định rõ ràng mục tiêu dự án không thể đạt được và bị loại bỏ); (2) Sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất(khác biệt so với những sản phẩm tương tự đã có hoặc dự án khác).

Dù cácđịnh nghĩacó thể khác nhau nhưng dự ánluôn có các đặc trưng sau:

Trước hết,dự ánluôn có mục đích, mục tiêu rõ ràng. Mỗi dự án thể hiện một hoặc một nhóm nhiệm vụ cần được thực hiện với một bộ kết quả xác định nhằm thoả mãn một nhu cầu nào đó. Dự án cũng là một hệ thống phức tạp nên cần được chia thành nhiều bộ phận khác nhau để thực hiện và quản lý nhưng phải đảm bảo các mục tiêu cơ bản về thời gian, chi phí và hoàn thành với chất lượng cao.

Hai là, dự án có chu kỳ phát triển riêng và thời gian tồn tại hữu hạn. Như một thực thể sống, dự ántrải qua các giai đoạn: hình thành, phát triển, có thời điểm bắt đầuvà kết thúc.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

Kế đến, dự án liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa các bộ phận quản lý chức năng với quản lý dự án… như chủ đầu tư, người hưởng thụ, nhà tư vấn, nhà thầu, cơ quan quản lý nhà nước... Tuỳ theo tính chất và yêu cầu của chủ đầu tư mà sự tham gia của các thành phần trên là khác nhau. Giữa các bộ phận quản lý chức năng và nhóm quản lý dự án có quan hệ lẫn nhau, cùng phối hợp thực hiện nhiệm vụ nhưng mức độ tham gia của các bộ phận không giống nhau. Vì mục tiêu của dự án, các nhà quản lý dự án duy trì thường xuyên mối quan hệ với các bộ phận quản lý khác.

Tiếp nữa,sản phẩm của dự án mang tính chất đơn chiếc, độc đáo (mới lạ). Khác với quá trình sản xuất liên tục và gián đoạn, kết quả của dự án không phải là sản phẩm sản xuất hàng loạt, mà có tính khác biệt cao. Sản phẩm và dịch vụ do dự án đem lại là duy nhất. Lao động đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao, nhiệm vụ không lặp lại . . .

Ngoài ra, quan hệ giữa các dự án là quan hệ chia nhau cùng một nguồn lực khan hiếm của một tổ chức. Dự án “cạnh tranh” lẫn nhau và với các bộ phận chức năng khác về tiền vốn, nhân lực, thiết bị... Một số trường hợp, các thành viên quản lý dự án thường có hai thủ trưởng trong cùng một thời gian nên sẽ gặp khó khăn không biết thực hiện quyết định nào của cấptrên khi hai lệnh mâu thuẫn nhau.

Cuối cùng, dự án luôn có tính bất định và độ rủi ro cao, đòi hỏi lượng vốn, vật tư và lao động rất lớn để thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định.Do thời gian đầu tư và vận hành dài nên các dự án đầu tư phát triển thường có độ rủi ro cao.

1.1.1.2. Khái niệm dự án đầu tư trồng rừng sản xuất

Để thuận tiện cho công tác quản lý và quy hoạchphát triểnlâm nghiệp, rừng thường được phân loại theo các chức năng chủ yếu của nó: (1) Rừng đặc dụng: là loại rừng được thành lập với mục đích chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩnhệ sinh thái rừngcủa quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh phục vụ nghỉ ngơi du lịch kết hợp với phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái;(2) Rừng phòng hộ:là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường; và (3) Rừng sản xuất: là rừng được dùng chủ yếu trong sản xuất gỗ,lâm sản,đặc sản.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

Rừng sản xuất có vai trò cung cấp lâm sản, đặc sản cây công nghiệp phục vụ nhu cầu tiêu dùng xã hội, trước hết là gỗ và lâm sản ngoài gỗ; nguyên liệu chocông nghiệp nông nghiệp,xây dựng cơ bản; dược liệuquý phục vụ nhu cầu chữa bệnh và nâng cao sức khỏe cho con người; lương thực, nguyên liệu chế biến thực phẩm...

phục vụ nhu cầu đời sống xã hộiv.v...

Dự án đầu tư trồng rừngsản xuất là tổng thể các hoạt động được dự kiến với nguồn lực và chi phí cần thiết, được sắp xếp theo một kế hoạch chặt chẽ, có thời gian và địa điểm xác định để trồng mới những khu rừng có năng suất, chất lượng cao nhằm mục đích thực hiện những mục tiêu về kinh tế, xã hội, môi trường.

Dự án đầu tư trồng rừng được thể hiện dưới hình thức là một tập hồ sơ tài liệu trình bày rất chi tiết, rõ ràng và hệ thống các hoạt động được thực hiện với các nguồn lực, chi phí, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ để đạt được những kết quả cụ thể nhằm thực hiện những mục tiêu về kinh tế, xã hội, môi trường nhất định.

Dự án đầu tư trồng rừngsản xuất thường baogồmcác yếu tố cơ bản sau đây:

- Mục tiêu của dự án: bao gồmmục tiêu của nhà đầu tư và mục tiêu của xã hội. Với nhà đầu tưthì mục tiêu chính là lợi nhuận.Với xã hộilà tạo thêm việc làm, tăng thu nhập và dịch vụ xã hội, góp phần bảo vệ môi trường,... Đây là kết quả và lợi ích mà dự án đầu tư trồng rừng đem lại cho nhà đầu tưvà cho xã hội;

- Các hoạt động, giải pháp đồng bộ về tổ chức, kinh tế và kỹ thuật để thực hiện mục tiêu của dự án;

- Nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và chi phí về các nguồn lực đó gồm vật lực, tài lực, nhân lực, công nghệ và thông tin;

- Nguồn vốn đầu tư để tạo nên vốn đầu tư của dự án;

- Các sản phẩm và dịch vụ được tạo ra của dự án;

- Thời gian và địa điểm thực hiện các hoạt động của dự án (giới hạn vềthời gian và không gian).

Cũng như mọi loại dự án, dự án đầu tư trồng rừngsản xuất phải đảm bảo tính khả thi và cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản khác như tính khoa học, tính thực tiễn, tính pháp lý và tínhđồng nhất v.v...

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

1.1.2. Hiệu quả dự án trồng rừngsản xuất 1.1.2.1. Khái niệm

Hiệu quả dự án đầu tư trồng rừng sản xuất là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa các kết quả về kinh tế, xã hội, môi trường đạt được khi thực hiện dự án trồng rừng với các chi phí phải bỏ ra để có các kết quả đó trong một thời kỳnhất định.

Để đáp ứng nhu cầu quản lý và nghiên cứu, có thể phân loại hiệu quả dựa ánđầu tư nói chung theo các tiêu thức khác nhau như:

- Theo lĩnh vực hoạt động của xã hội, có: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả kỹthuật, hiệu quả quốc phòng v.v...

- Theo phạm vi tác dụng của hiệu quả, có: hiệu quả đầu tư của từng dự án, từng doanh nghiệp, từng ngành, địa phương và toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

- Theo phạm vi lợi ích, có: hiệu quả tài chính (là hiệu quả kinh tế được xem xét trong phạm vi một doanh nghiệp) và hiệu quả kinh tế-xã hội (là hiệu quả tổng hợp được xem xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế).

- Theo mức độ phát sinh, có: hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp.

- Theo cách tính toán, có: hiệu quả tuyệt đối(tính bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí) và hiệu quả tương đối(tính bằng tỷ số giữa kết quả và chi phí).

Việc xác định, phân tích, đánh giá chính xác hiệu quả dự án giúp các bên nâng cao chất lượng và tính hiệu quả trong hoạt động, có cơ sở đưa ra các quyết định, có đầy đủ thông tin nhằm giúp họ đạt được các mục tiêu của mình, giúp các nhà quản lý hiểu rõ hơn vấn đề, xác định các chương trình hỗ trợ cần thiết và giải quyết các vấn đề trong quá trình thực hiệndự án.

1.1.2.2. Phương pháp đánhgiá hiệu quả dự án trồng rừngsản xuất

Đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư là cơ sở quan trọng để: (1) Đảm bảo hoạt động đầu tư có hiệu quả, đúng mục tiêu, đúng định hướng phát triển kinh tế, đúng luật pháp; (2)Thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư đảm bảo đầu tư phù hợp với quy hoạch, mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, cơ cấu đầu tư của ngành, vùng lãnh thổ, địa phương và cả nước, đúng luật pháp, hạn chế rủi ro, đạt được hiệu quả, có tư liệu thực tế để nghiên cứu về cơ cấu đầu tư và chínhsách thúc

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

đẩy đầu tư cho từng thời kỳ; (3) Giúp chủ đầu tư thực hiện đầu tư dự án đúng quy định về quản lý đầu tư, đầu tư đúng mục đích, có hiệu quả, giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc, hạn chế những sai phạm, lãng phí và thất thoát trong đầu tư.

Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư giúp nhà quản lý xem xét hiệu quả của các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức và điều hành dự án. Việc đánh giá dự án đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng để đồng vốn đầu tư được sử dụng đúng mục tiêu và đảm bảo sự tăng trưởng chung nền kinh tế- xã hội của địa phương.

Phân tích, đánh giáhiệu quả của một dự án đầu tư là nội dung quan trọng của quản lý dự án có nhiệm vụ xem xét, đánh giá hiệu quả của dự án đó trên quan điểm tổng thể, phân tích đầy đủ, toàn diện những đóng góp thực sự của dự án đối với tất cả các bên liên quan, từ nhà đầu tư đến những những người tham gia thực hiện, những đóng góp của nó vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của vùng, địa phương và quốc gia. Tuy nhiên, phân tích đánh giá một cách đầy đủ, chính xác hiệu quả kinh tế - xã hội của một dự án đầu tưnói chung và dự án đầu tư trồng rừng nói riêng là một việc làm hết sức phức tạp và khó khăn do tính dự báo trong điều kiện có nhiều yếu tố rủi ro của nó, tính đa mục tiêu với nhiều bên liên quanđòi hỏi nhiều loại thông tin, cơ sở tính toán giá trị kinh tế của các loại lợi ích và chi phí, giá trị gia tăng trực tiếp và gián tiếp mà dự án mang lại v.v…

Trong phạm vi đề tài này, việc đánh giá hiệu quả dự án trồng rừng sản xuất được thực hiện trên cơ sởso sánh xem xét sự biến đổi của các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường do dự án mang lại. Cụ thể:

- So sánh giữa kết quả đạt được với kế hoạch của dự án

Đây là phương pháp rất thông dụng chủ yếu được dùng để đánh giá kết quả đạt được của dự án trồng rừng sản xuất xem xét trong mối quan hệ với kế hoạch đề ra. Khi so sánh cần xem xét trong bối cảnh cụ thể, các chỉ tiêu dùng so sánh phải đồng nhất giữa thực tế và kế hoạch của dự án. Phương pháp này đòi hỏi việc lập kế hoạch phải được làm tốt và việc đánh giá kết quả đạt được của dự án phải khách quan, khoa học.

- So sánh giữalợi ích thu đượcvà chi phíđã bỏ ra

So sánh lợi ích và chi phí là phương pháp cơ bản, thường được dùng để đánh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

giá hiệu quả của dự án trồng rừng sản xuất.Chi phí được hiểulà tất cảnhững gì mà cá nhân hay xã hội bị mất đi hay phải bỏ ra khi tiến hành dự án. Còn lợi ích của dự án trồng rừng là những gì mà cá nhân hay xã hội được lợi khi tiến hành dự án trồng rừng. Lợi ích có thể được phân thành: Lợi ích vềKinh tế,lợi íchvềXã hội vàlợi ích về Môi trường;Lợi ích trực tiếp và Lợi ích gián tiếp.Phương pháp so sánh lợi ích và chi phí đòi hỏi phảicó sựhiểu biết nhất định về kinh tế, xã hội và môi trường.

- So sánh giữaTrước và Sau khi thực hiệndự án

Áp dụng phương pháp này cần phải hiểu rõ tình hình thực trạngcủa cộng đồng trước khi thực hiện dự án (khó khăn, kết quả sản xuất, tình hình kinh tế, thu nhập, tình hình xã hội, môi trường...), đồng thời, phải xác định được tình hình thực trạngsau khi thực hiện dự án ở các lĩnh vực tương ứng. Ngoài ra, còn phải có đượcnhững thay đổi của cộng đồng do hiệu quả của sự phát triển chung trong toàn xã hội.

- So sánh giữaVùng có và Vùng không có dự án

Trường hợp dự án không có hoặc không lưu trữ được các tài liệu ban đầu do công tác theo dõi, giám sát và ghi chép không tốt... thì việc áp dụng các phương pháp đánh giá trên là rất khó khăn. Để khắc phục tình trạng này, có thể áp dụng phương pháp so sánh giữa vùng có dự án và vùng không có dự án. Những sai khác của vùng có dự án so với vùng không có dự án có thể coi là kết quả và hiệu quả của dự án.

1.1.2.3. Nội dung đánh giá hiệu quả dự án trồng rừng sản xuất

Đánh giá dự án không chỉ để khẳng định lại tính đúng đắn của dự án mà quan trọng hơn là tìm ra các cơ hội đểthực hiện dự án ở các giai đoạn tiếp theo.Căn cứ mục tiêu củatừngdự án và mục tiêu của việc đánh giá hiệu quả mà có thể cócác nội dung đánh giá khác nhau. Tuy nhiên, nội dung chủ yếu cần xem xét thường là:

Thứ nhất,dự án đã mang lại hiệu quả cho ai?

Trong đánh giá hiệu quả cần xem xét đối tượng hưởng lợi (được tác động) là những ai. Đối với dự án trồng rừng sản xuất thì đối tượng hưởng lợi gồm doanh nghiệp(nhà đầu tư), cộng đồng dân cư sinh sống trên địa bàn có dự án. Tuy nhiên, dự án cũng đem lại những lợi íchnhất định đối với người nằm ngoài khu vực có dự

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

án (hạn chế dòng chảy, làm giảm thiên tai lũ lụt, giữ nguồn nước để cung cấp nước tưới cho các vùng hạ lưu, ...).

Thứ hai,dự án đãđem đến nhữnglợi ích gì?

Đối với mỗi một dự án đều mang lại những lợi ích nhất định cho các đối tượng. Với dự án trồng rừng sản xuất, lợi íchđối với doanh nghiệp (nhà đầu tư) là lợi nhuận; lợi ích đối với người dân trong và ngoài vừng dự án là cải thiện đời sống kinh tế, xã hội và môi trường.

Thứ ba,dự án đãđạt đượchiệu quả như thế nào, những tồn tại cần khắc phục?

Đểtrả lời câu hỏi này cần căn cứ vào kết quả đánh giá theo các tiêu chí với các nội dung đánh giá khác nhau đem so sánh với mục tiêu ban đầu.

Tùy theo các mục đích khác nhau mà có thể xác định các nội dung đánh giá khác nhau. Trong đánh giá dự án thường có các nội dung:

Đánh giá tính thích hợp của dự án

Đánh giá tính thích hợp của dự án là xem xét dự án có ý nghĩa và có phù hợp nhu cầu của các bên tham gia cũng như điều kiện cụ thể của đơn vị không? Một dự án được coi là thích hợp khi:

- Đáp ứng được nhu cầu của người hưởng lợi. Dự án đầu tư được xây dựng dựa trên những nhu cầu cấp thiết cần giải quyết của chính những người hưởng lợi chứ không phải từ người thiết kế dự án, do đó tính thích hợp của dự án phải xem xét trên cơ sở mục tiêu của dự án đối với nhu cầu, lợi ích của người hưởng lợi mà trước hếtlà doanh nghiệpvà các hộ gia đình tham gia dự án.

- Phù hợp với mục tiêu của nhà đầu tư: ngoài lợi nhuận,nhà đầu tư dự án trồng rừng còn quan tâmđến mục tiêu bảo vệ, phát triển rừng, nâng độ che phủ của rừng, cải thiện môi trường sống góp phần phát triển kinh tế, xã hội nâng cao đời sống người dân trong vùng dự án.

- Phù hợp với chủ trương, chiến lược phát triển của địa phương, của vùng và cao hơn nữa là của Nhà nước.

- Phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương. Nếu không, dự án sẽ không được người dân chấp nhận, hoặc việc thực hiện dự án đó sẽ gây khó khăn cho địa phương, thậm chí gây tổn hại, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

Đánh giá kết quảcủadự án

Là xem xét dự án có đạt được kết quả nhưkỳ vọnghay không. Kết quả đạt được của dự án thể hiện qua các mục tiêu trước mắt, mức độ đóng góp của đầu ra đối với mục tiêutrước mắt, mức ảnh hưởng của những giả định đối với mục tiêu dự án.

Đánh giá hiệu quả của dự án

Đánh giá hiệu quả dự án là xem xét việc sử dụng các nguồn lực đầu vào để tạo nên các đầu ra của dự án như thế nào, các kết quả đạt được có tương xứng với mức đầu tư không. Hiệu quả cần xem xét trên các khía cạnh về kinh tế, xã hội và môi trường.

Dự án trồng rừngsản xuất ngoài khía cạnh kinh tế cần đặc biệt chú trọng đếncác khía cạnh xã hội và môi trường. Việc đánh giá hiệu quả của dự án cầnquan tâmđến các nội dung: các đầu vào có được sửdụng triệt để không, được phân bố và sử dụng theo đúng thời gian không; chất lượng và số lượng của các đầu vào có đúng yêu cầu không; dự án có hiệu quả như thế nào vềmặtkinh tế, xã hội và môi trường.

Đánh giá tính bền vữngcủa dự án

Đánh giá tính bền vững là xem xét các kết quả của dự án có thểphát huyổn địnhsau khi dự án kết thúc không và xác định những yếu tố ảnh hưởng đến sự bền vững của dự án. Nội dung chủ yếu trong đánh giá tính bền vững của dự án gồm:

Các hoạt động hoặc hiệu quả của dự án có thể tiếp tục phát huy sau khi dự án kết thúc? Những yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững của kết quả dự án là gì?

Tính bền vữngcủa dự án không chỉ căn cứ vào mục tiêu (cụ thể và tổng thể) của dự án mà còn đòi hỏiphải xem xét đếntính bền vững trên tất cả các thành phần khác củacủa nó như đầu vào, hoạt động, đầu ra/đầu vào v.v...

1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án dự án đầu tư trồng rừngsản xuất 1.1.3.1. Chỉ tiêu đánh giá vềmặtkinh tế

Trồng rừng sản xuất(cây lâm nghiệp) có chu kỳ kinh doanh dài nên hiệu quả kinh tế được tính theo phương pháp động với lãi suất vay vốn tín dụng theo quy định được áp dụng cho các chương trình và dự án khác. Các chỉ tiêu kinh tế gồm:

Giá trị hiện tại của thu nhập ròng (NPV) NPV được tínhtheo công thức của DK. Paul:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

 

 Bt 1 - r Ct  ( 2 . 3 )

NPV

n

0 t

t

Trong đó: NPV: là giá trị hiện tạicủa thu nhập ròng.

Bt: Tổng các khoản thu nhập của năm thứ t.

Ct: Tổng các khoản chi của năm thứ t.

r: Tỷ lệ lãi suất.

t: Thời gian (chỉ số năm t= 0÷ n).

Nếu NPV > 0thì kinh doanh có lãi, phương án được chấp nhận.

Nếu NPV < 0thì kinh doanh bị thua lỗ, phương án không được chấp nhận.

Nếu NPV =0tứckinh doanh hoà vốn.

Tỷ lệ thu nhập/chi phí (BCR)

BCR là thương số của toàn bộ thu nhập so với chi phí sau khi chiết khấu đưa về hiện tại, phản ánh khả năng sinh lãi thực tế của mô hìnhđược tính theocông thức của J.E.Gunter như sau:

BCR = PVB/PVC = ( 2 . 4 )

(

0 0

) 1

) 1

(

 

 

n

t

t n

t

t

r r

Ct Bt

Trong đó: PVB là giá trị hiện tại của thu nhập (đồng).

PVC là giá trị hiện tại của chi phí (đồng).

Chỉ tiêu này phản ánh về mặt chất lượng đầu tư, cho biết mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất. BCR cho phép so sánh và lựa chọn các phương án có qui mô và kết cấu đầu tư khác nhau, phương án có BCR lớn thì được lựa chọn (BCR > 1 tức kinh doanh có lãi; BCR < 1 tức kinh doanh bị thua lỗ).

Tỷsuất sinh lợinội bộ(IRR)

IRR là chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời tối đa của mô hình rừng trồng, nếu mô hình nào vay vốn với lãi suấtbằngIRR thì mô hìnhđó hoà vốn(NPV = 0 thì r =IRR).

Tiêu chuẩn đánh giá: IRR: IRR > r, mô hình có lãi.

IRR = r, mô hình hoà vốn.

IRR < r, mô hình bị thua lỗ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

Phân tích kinh tếhộ gia đình của các nhóm hộ điều tra

Tính toán, phân tích, tổng hợp cho các nhóm hộ đã khảo sát theo phương pháp lấy giá trị số bình quân ở từng chỉ tiêu cụ thể để so sánh giá trị tuyệt đối và tỷ trọng (cơ cấu) tại các thời điểm trước và sau dự án như:

- Sự thay đổi về cơ cấu thu nhập của hộ nhằm thấy được phần thu nhập từ sản xuất nông nghiệp và từtham gia dự án trồng rừng.

- Sự thay đổi chi phísản xuất của hộ, trong đó đi sâu phân tích cơ cấu chi phí cho lĩnh vực sản xuất trước và sau khi tham giadự án.

1.1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vềmặtxã hội

Hiệu quả xã hội được đánh giá chủ yếu dựa vào phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân kết hợp với việc kế thừa, tổng hợp từ các báo cáo kết quả dự án trồng rừng,về các mặt:

- Mức độ chấp nhận của người dân được thể hiện qua số hộ gia đình tham gia các hoạt động của dự án trồng rừng.

- Khả năng thu hút lao động, tạo việc làm cho người dân địa phương.

- Việc nâng cao ý thức, vai trò của người dân trong chăm sóc, quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng.

- Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nghề nông thôntrên địa bàn.

1.1.3.3. Các chỉ tiêu đánhgiá hiệu quả về môi trường

- Sự thay đổi về diện tích rừng, độ che phủ của rừng: kế thừa kết quả dự án, số liệu hiện trạng rừng ở các thời điểm trước và sau dự án trồng rừng.

- Mức độ cải thiện nguồn nước trong khu vực.

-Tác động về môi trườngsốngvà các sự cố môi trường - Khả năng bảo vệ đất chống xói mòn v.v...

1.2. Một số vấn đề thực tiễn về hiệu quả dự án đầu tư trồng rừngsản xuất 1.2.1. Khái quát vềcác dự án trồng rừng tại Việt Nam và tỉnh Quảng Trị 1.2.1.1. Một số chương trình, dự án trồng rừng tại Việt Namthời gian qua

Chương trình 327

Chương trình 327 thực hiện theo Quyết định số 327 – CT, ngày 15.9.1992 của Hội đồng Bộ trưởng(nay là Chính phủ), nhằm tập trung tạo mới và bảo vệ rừng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

phòng hộ, rừng đặc dụng. Nhà nước đầu tư hơn 3.680 tỷ đồng, đạt 89,8% mức kế hoạch, trong đó cho phát triển lâm nghiệp 1.627 tỷ đồng. Các dự án đã trồng mới 640 nghìn ha rừng, khoanh nuôi tái sinh 1,7 triệu ha và bảo vệ 1,4 triệu ha/ năm.

Nhờ vậy, đến nay cả nước có 9,3triệu ha rừng, đưa độ che phủ từ 24% (năm 1993) lên 28% (năm 1998). Trong quá trình thực hiện, các dự án đã di giãn 92.430 hộ, làm mới 5.000km đường dân sinh và nhiều công trình phúc lợi công cộng khác. Các hộ nông dân còn tạo mới 89 nghìn ha cây công nghiệp, 31 nghìn ha vườn hộ, khai hoang, cải tạo 25 nghìn ha ruộng và tăng thêm 53 nghìn con trâu, bò.

Chương trình 327đãđáp ứng yêu cầu phủ xanh đất rừng vừa thực hiện phát triển kinh tế miền núi, khôi phục môi trường sinh thái, vừa tạo việc làm, ổn định và từng bước nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc. Song,do Chương trình 327 trải rộng ở nhiều vùng, lĩnh vực, thẩm định sơ sài nên chất lượng dự án kém, hiệu quả thấp,quản lý vốn còn nhiều tiêu cực gâylãng phí.

Dự án 661

Dự án 661 hay còn gọi là Dự ántrồng mới 5 triệu ha rừng do Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện theo Quyết định số 661/QĐ-TT ngày 29/7/1998. Đây là một chương trình kinh tế- xã hội - sinh thái trọng điểm của Nhà nước với mục tiêu trồng mới và bảo vệ diện tích rừng hiện có nhằm nâng độ che phủ của rừng Việt Nam lên mức 43% vào năm 2010, góp phần đảm bảo an ninh môi trường, giảm nhẹ thiên tai, bảo tồn nguồn gene và tính đa dạng sinh học, cung cấp nguyên liệu, đưa lâm nghiệp thành ngành quan trọng của nền kinh tế quốc dân.

Nhiệm vụ trồng mới 5 triệu ha gồm 1 triệu ha rừng phòng hộ đặc dụng, 2 triệu ha rừng sản xuất, 1 triệu ha cây lấy quả và khoanh nuôi, phục hồi 1 triệu ha rừng trồng phòng hộ đặc dụng. Năm 2011, Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Báo cáo tổng kết thực hiện Dự án “Trồng mới 5 triệu ha rừng” và kế hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2011-2020. [2 ]thì sau 13 năm thực hiện, tổng diện tích rừng đã trồng và khoanh nuôi tái sinh rừng được 4.675.006 ha, đạt 93,5% kế hoạch.

Tổng diện tích rừng cả nước đã liên tục tăng lên từ 10.435.466 ha (rừng tự nhiên 9.533.401ha, rừng trồng 902.065ha) năm 1998 lên 13.388.075ha (rừng tự

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

nhiên 10.304.816ha, rừng trồng 3.083.259ha) năm 2010. độ che phủ rừng vì vậy cũng tăng từ 32% năm 1998 lên 39,5% năm 2010. Nếu tính cả diện tích cây cao su, điều, cây ăn quả có tán che như cây rừng thìđộ che phủ năm 2010 đạt 46,4%.

Dự án đã tạo ra những vùng nguyên liệu cho chế biến gỗ và trụ mỏ, như:

Vùng gỗ trụ mỏ Quảng Ninh; Vùng nguyên liệu giấy cho các nhà máy giấy Bãi Bằng, Phú Thọ; An Hòa, Tuyên Quang;Đồng Nai, Lâm Đồng, KonTum,...; Vùng nguyên liệu ván nhân tạo cho các nhà máy ván dăm.. Nhiều khu rừng trồng sản xuất lớn hình thành tại hầu hết các địa phương đang thu hút các doanh nghiệp đầu tư các cơ sở chế biến gỗ, lâm sản và chếbiến gỗ, lâm sản v.v… kích thích người dân trồng rừng nhiều hơn.

Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng được thực hiện trên phạm vi cả nước không chỉ có ý nghĩa lớn về môi trường mà còn tham gia giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân và góp phần xoá đóigiảm nghèo, phát triển sản xuất vàổn định đời sống dân cư, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

1.2.1.2.Tình hình triển khai các dự án trồng rừng tại tỉnh Quảng Trị

Trong những năm qua tỉnh Quảng trị đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong công tác trồng rừng, nhờ vậydiện tích rừng trồng không ngừng được tăng lên.

Các dự án trồng rừng được triển khai gồm Dự án327, 661, Dự án trồng rừng JICA, Dự án trồng rừng trên cát…, ngoài ra tỉnh còn có những đề án hổ trợ người dân trồng rừng kinh tế. Nhìn chung, các dự án trồng rừng nói trên không chỉ đem lại hiệu quả đáng kể về môi trường, sinh thái mà cả về kinh tế, xã hội, góp phần đảm bảo an ninh môi trường, giảm nhẹ thiên tai, tăng khả năng sinh thuỷ, bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học, sử dụng có hiệu quả diện tích đất trống, đồi núi trọc, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, góp phần xoá đói, giảm nghèo, định canh, định cư, tăng thu nhập cho dân cư sống ở nông thôn miền núi, ổn định chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, nhất là ở vùng biên giới. Cung cấp gỗ làm nguyên liệu để sản xuất giấy, ván nhân tạo, đáp ứng nhu cầu gỗ, củi và các lâm đặc sản khác cho tiêu dùng trong nước và sản xuất hàng xuất khẩu, cùng với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản, đưa lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần phát triển kinh tế- xã hội miền núi.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

Mặc dù đóng góp của ngành lâm nghiệp trong GDP của tỉnh chưa nhiều nhưng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương như giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động nông thôn tham gia nghề rừng thông qua việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để người dân có đất trồng rừng và tham gia các dự án trồng rừng kinh tế, quản lý bảo vệ rừng, khai thác gỗ và các sản phẩm từ gỗ rừng trồng, khoanh nuôi tái sinh rừng... là những nỗ lực của ngành nhằm xã hội hóa nghề rừng, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cải thiện cuộc sống và góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân nông thôn miền núi.

Trồng rừng trên cát của Quảng Trị tiến triển tốt.Trung bình hàng năm, các xã vùng biển, vùng cát trồng mới từ 300-500ha rừng và trên 150 nghìn cây phân tán.

Năm 2016, trang Báo mới.com có bài viết“Trồng rừng trên cát ở Quảng Trị”[11] cho biết đến nay Quảng Trị đã trồng được hơn 7.000ha rừng phòng hộ và hơn 10 ngàn ha rừng sản xuất trên cát. Những cánh rừng trồng góp phần tăng độ mùn, sức mao dẫn bề mặt cho cát, biến các vùng đất hoang hóa trước đây thành đất trồng trọtphục vụ cho lợi ích con người.

1.2.2. Kinh nghiệm trồng rừng sản xuất của một số doanh nghiệp lâm nghiệp

* Kinh nghiệm của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải : là Doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc UBND tỉnh Quảng Trị đóng tại KP2A - phường 1 thị xã Quảng Trị- Quảng Trị, ngành nghề chính: trồng rừng và chăm sóc rừng.

Năm 2018, với bài báo “Công ty Lâm nghiệp Triệu Hải luôn phát triển lên tầm cao mới” [3] của Báo Nông nghiệp Việt Nam đãđưanêu các kinh nghiệmthực hiện đầu tư trồng rừng sản xuất của Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Triệu Hải như sau:

- Công ty trồng rừng bằng nguồn đầu tư của công ty và huy động vốn liên doanh liên kết của các thành phần kinh tế. Tính đến thời điểm này công ty đã trồng và quản lý hơn 5.200 ha, trong đó toàn bộ là rừng trồng sản xuất.

- Rừng trồng của công ty toàn bộ là rừng sản xuất, các loài keo là chủ yếu, rừng trồng được đầu tư thâm canh nên sản lượng, chất lượng ngày càng cao.

- Công ty thực hiện khai thác đúng thời gian, chu kỳ đầu tư, khai thác dạng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

cuốn chiếu để không làm vở tán rừng trong lâm phần, khai thác đến đâu trồng lại ngay trong năm đó, khai thác theo nhu cầu thị trường đáp ứng nguồn cung nguyên liệu cho các nhà máy chế biến..

- Công ty tự sản xuất cây giống nhằm đảm bảo yếu tố quyết định đầu tư trồng rừng của công ty, quyết định về mức tăng trưởng hàng năm, sản lượng gỗ khai thác trên một đơn vị diện tích. Công ty trồng rừng chủ yếu là cây gieo tạo bằng phương pháp giâm hom, sử dụng cây mẹ đầu dòng có phẩm cấp chất lượng cao từ các trung tâm giống chuyển giao và từng bước sử dụng cây nuôi cấy mô thay thế cây hom, nhằm tăng sản lượng rừng trồng trên đơn vị diện tích.

* Kinh nghiệm của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận

Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận là doanh nghiệp Nhà nước, có địa chỉ tại 30 đường Yersin, Phường Phú Trinh, Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận. Ngành nghề chính là Trồng rừng và chăm sóc rừng.

Năm 2018, Báo Bình Thuận oline có bài viết “ Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận trồng rừng theo tiêu chuẩn Quốc tế FSC” [1] đã nêu các kinh nghiệm trồng rừng của Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận.

- Xác định trồng rừng là nhiệm vụ hàng đầu, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận đã đề ra những chính sách, giải pháp để bảo vệ quỹ đất trồng rừng và nâng cao chất lượng rừng trồng theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Công ty thường xuyên đổi mới công nghệ trồng, chăm sóc rừng và phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật.

- Tăng cường bón phân, thâm canh, áp dụng quy trình kỹ thuật mới trong việc trồng rừng. Đặc biệt, công ty là một trong những đơn vị đầu tiên ở khu vực Đông Nam bộ được cấp chứng chỉ rừng quốc tế và thực hiện trồng rừng theo tiêu chuẩn quốc tế FSC. Tất cả các hoạt động của khâu lâm sinh phải thực hiện theo đúng quy trình, hướng dẫn của tổ chức quốc tế. Quá trình sản xuất, kinh doanh phải được ghi chép vào sổ tay giám sát đúng định kỳ, tần suất giám sát và các hoạt động sản xuất lâm nghiệp phải đảm bảo, duy trì, phát triển đa dạng sinh học, bảo vệ hành lang ven suối, rừng tự nhiên, rừng có giá trị bảo tồn cao.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

- Về công tác môi trường phải tuân thủ thực hiện quy định sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở 3 mức độ: Cấm sử dụng, hạn chế sử dụng và cho phép sử dụng các hóa chất dưới dạng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích sinh trưởng.

Tuyệt đối không dùng thuốc diệt cỏ có nồng độ cao, đốt diện tích rừng lớn. Công nhân phải tập huấn nghiệp vụ, quy trình kỹ thuật trồng rừng và công tác bảo vệ môi trường. Các bao bì, túi nilon, chai lọ sau khi sử dụng phải thu gom vào các dụng cụ chứa vận chuyển về kho lưu chứa chất thải nguy hại và đưa đi xử lý theo hợp đồng với Công ty Môi trường sạch Việt Nam, chi nhánh tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Công ty vừa xây dựng vùng nguyên liệu ổn định vừa góp phần bảo vệ môi trường và đảm bảo vấn đề an sinh xã hội.

- Xây dựng được vùng nguyên liệu ổn định, bảo vệ tốt môi trường, xã hội và các mặt hàng sản xuất từ gỗ có cơ hội xuất khẩu vào thị trường Mỹ, châu Âu.

Khuyến khích được mọi thành phần kinh tế tham gia liên kết trồng rừng, bảo vệ rừng, chế biến gỗ xuất khẩu, tạo việc làm cho khoảng 200 lao động. Nâng cao nhận thức, năng lực, trìnhđộ của người dân đối với nghề rừng và đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã. Thông qua các biện pháp cải tạo đất, kỹ thuật lâm sinh trồng rừng mới, trồng lại rừng, góp phần bảo vệ, phục hồi môi trường sinh thái.

- Tổ chức quản lý, bảo vệ tốt các khu rừng trồng, hành lang ven sông, suối, hồ, đập thủy lợi, hạn chế xói mòn đất. Công ty đã giao khoán 1.622,3 ha rừng tự nhiên cho 50 hộ đồng bào dân tộc thôn Tân Quang, xã Sông Phan, Hàm Tân bảo vệ và giao khoán 241,9 ha rừng trồng cho cho 2 hộ dân tại xã Hàm Mỹ, Hàm Thuận Nam bảo vệ.

* Kinh nghiệm ở Công ty TNHH Lâm nghiệp Tuyên Bình, Tuyên Quang Công ty hoạt động trong lĩnh vực trồng rừng, chăm sóc, ươm giống cây lâm nghiệp khai thác gỗ, khai thác củi, hoạt động dịch vụ lâm nghiệp.

Năm 2018, Báo ảnh Dân tộc và Miền Núi có bài viết “ Hiệu quả mô hình liên kết trồng rừng tại Tuyên Quang”[4]. Bài viết này trình bày các kinh nghiệm đầu tư trồng rừng của Công ty Lâm nghiệp Tuyên Bình.

Để đầu tư trồng rừng sản xuất, Công ty Lâm nghiệp Tuyên Bình, Tuyên Quangđã thực hiện mô hình liên doanh, liên kết trồng rừng với người dân. Từ năm

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

2006đến nay Công ty có hơn 1.250 ha rừng liên kết với công nhân và các hộ ở địa bàn 6 xã của huyện Yên Sơn. Hiện đang thực hiện mô hình liên kết trồng rừng theo phương thức:Công ty đầu tư giống, phân bón, thiết kế kỹ thuật và quản lý chung, người dân bỏ nhân công chăm sóc, bảo vệ, khai thác, khi kết thúc chu kỳ khai thác sẽ chia sản phẩm theo theo tỷ lệ đầu tư của mỗi bên.Với phương thức trồng rừng liên doanh, Công ty tiết kiệm được chi phí khi giảm một lượng lớn nhân công bảo vệ rừng.

Khi thực hiện liên doanh, các hộ coi khu rừng là tài sản của mình nên việc chăm sóc, bảo vệ rừng được tốt hơn, hạn chế mất mát. Trước đây, mỗi ha rừng chỉ cho sản lượng gỗ khai thác từ 60- 70 m3/ha thì nayđã tăng lên 90- 100 m3/ha. Sản lượng gỗ tăng giúp thu nhập của các hộ trồng rừng tăng lên. Ngoài ra, thực hiện liên kết trồng rừng cũng tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân.Vớihình thức liên doanh, liên kết trồng rừng khiến diện tích rừng trồng tăng hàng năm, thu nhập của người dân trên địa bàn được nâng cao.

1.2.3. Một số bài học kinh nghiệm đốivới Công ty Lâm nghiệp Bến Hải

Từ những kinh nghiệm thực tiễn về trồng rừng sản xuất được của các Công ty Lâm nghiệpnêu trên, có thể rút ra một sốbài học kinh nghiệm cho Công ty Lâm nghiệp Bến Hảitrong việcthực hiệndự án đầu tư trồng rừng sản xuất sau đây:

- Một là,Hội đồng thành viên, Ban giám đốcCông ty cần vận dụng linh hoạt cáchình thức huy động vốn đầu tư thực hiện trồng rừng, trong đó cần mạnh dạn đổi mớibằng hình thức liên kết liên doanh từ các thành phần kinh tế để chủ động được nguồn vốn và đỡ các thủ tục rườm ràkhi huy động vốn bằng nguồn vốn vay của các ngân hàng thương mại.

-Hai là, duy trì và thực hiện tốt bộ tiêu chí về quản lý rừng bền vững mà Công ty đãđược tổ chức GFA cấp giấy chứng nhậnvề quản lý rừng bền vững năm 2012để thu được lợi ích cao hơn,nguồn thu ổn định hơn.

- Ba là, áp dụng mô hình trồng rừng liên kết liên doanh với hộ gia đình, cụ thể là người lao động trongCông ty để tạo điều kiện cho họ tăng thu nhập, giúp họ gắn bó với nghề rừng hơn, qua đó nâng caohiệu quả đầu tư trồng rừngcủa Công ty.

- Bốn là, đầu tư, nâng cấp hệ thống vườn ươm hướng tới đầu tư xây dựng nhà nuôi cấy mô để phục vụlâu dài cho Dự án trồng rừng của Công ty.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương này, luận văn trình bày những lý luận cơ bản về đánh giá hiệu quả dự án dầu tư trồng rừng sản xuất. Trên cơ sở những lý luận chung về đánh giá hiệu quả dự án đầu tư trồng rừng sản xuất, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án đầu tư trồng rừng sản xuất làm cơ sở cho công tác thu thập thông tin. Bên cạnh đó, tìm hiểu một số vấn đề thực tiễn về hiệu quả dự án đầu tư trồng rừng sản xuất, và kinh nghiệm triển khai các dự án đầu tư trồng rừng sản xuất của một số Công ty Lâm nghiệp, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Công ty Lâm nghiệp Bến Hải, Quảng Trị.

Kết quả nghiên cứu Chương 1 là cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả dự án đầu tư kinh doanh rừng trồng cây keo lai tại Công ty Lâm Nghiệp Bến Hải, Quảng Trị ở chương2.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

Chương2

HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH RỪNG TRỒNG CÂY KEO LAI TẠI CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP BẾN HẢI,

QUẢNG TRỊ

2.1. Khái quát về Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bến Hải, Quảng Trị 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bến Hải tiền thân là Lâm trường Bến Hảicó bề dày lịch sử gần 60 năm.

Lâm trường Bến Hải được thành lập theo Quyết định số 2154/QĐ–UB ngày 13/11/1961 của UBND tỉnh Bình Trị Thiên (cũ) trên cơ sở sát nhập Công ty Khai thác gỗ Bãi Hà và Công ty Trồng rừng Vĩnh Linh với nhiệm vụ chủ yếu là trồng rừngthông nhựa, khai thác gỗ và các lâm sản của rừng tự nhiêntrên địa bàn.

Từ tháng 7/1989 Bình Trị Thiên được chia tách thành ba tỉnh, Lâm Trường Bến Hải được chuyển về tỉnh Quảng Trị quản lý theo Quyết định số 558/QĐ-UB ngày 05/12/1989 của UBND tỉnh.

Từ 03/11/1992, Lâm trường trở thành Doanh nghiệ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Với phương châm lấy chất lượng giống cây trồng là chính, luôn nỗ lực đưa ra chính sách giá cả hợp lý để nông dân có thể chấp nhận được, công ty đang từng bước vươn

Khóa luận tốt nghiệp, “ Đánh giá hiệu quả hoạt động bán hàng đối với sản phẩm điện thoại di động của siêu thị Viettel trên địa bàn TP Huế-Lê

Để phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty ta tiến hành phân tích hiệu quả hoạt động tài chính thông qua một số chỉ tiêu như: khả năng thanh toán hiện thời, khả

Phát triển là phải đạt lợi nhuận cao, mở rộng sản xuất kinh doanh theo cả chiều rộng và chiều sâu, đủ sức cạnh tranh trên thị trường và bắt kịp xu thế của xã hội.Với việc

Trong những năm qua, nền kinh tế phát triển một cách nhanh chóng nhu cầu vốn ngày càng trở nên cần thiết để sản xuất kinh doanh với tiêu chí phát triển để phục vụ

thẻ điểm cân bằng còn cung cấp các nguồn thông tin phản hồi ngược từ dưới lên ban lãnh đạo tạo điều kiện cập nhật thông tin liên tục trong công việc thực thi chiến lược

Ứng dụng thẻ điểm cân bằng để xây dựng các mục tiêu và đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty SCAVI Huế là một nhu cầu cần thiết giúp cho công ty

Tuy nhiên, có 2 nhân tố vẫn chưa phản ánh được mức độ ảnh hưởng đã đưa ra trong nghiên cứu như: Cơ hội đào tạo - thăng tiến và đồng nghiệp tới sự hài lòng công việc của