• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 2: HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH RỪNG TRỒNG CÂY

2.3. Hiệu quả Dự án đầu tư kinh doanh trồng cây Keo lai của Công ty

2.3.1. Hiệu quả kinh tế

rõđược tầm quan trọng và ý nghĩa của rừng… Song song với đó, qua việc triển khai thực hiện công tác khoán bảo vệrừng cũng đã phần nào đem lại nguồn thu nhập cho người dân địa phương đểhọtích cực tham gia thực hiện việc bảo vệphát triển rừng, các cơ quan chuyên môn đã tăng cường công tác quản lý bảo vệ, kiên quyết xử lý đối với những tổchức, cá nhân vi phạm, phối hợp chặt chẽgiữa Công ty và các ban, ngành chức năng, phân rõ trách nhiệm cho các bên tham gia thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý bảo vệrừng nhờ đó giúp cho rừng ngày càng được bảo vệtốt hơn.

2.3. Hiệu quả Dự án đầu tư kinh doanh trồng cây Keo lai của Công ty

Bảng 2.10. Các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian thực hiện dự án

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu kinh tế Năm đầu tư Năm thực hiện

NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 NT6 NT7 NT8 NT9 NT10 NT11 NT12 NT13 Cộng

2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023

Doanh thu 0 0 0 0 0 0 16.100 15.400 17.500 18.200 19.600 16.800 18.900 122.500

Tổng chi phí 4.086 5.222 6.637 7.588 8.514 8.446 9.493 4.807 3.409 2.392 1.672 1.130 700 64.102 LN trước thuế -4.046 -5.222 -6.637 -7.588 -8.514 -8.446 6.606 10.592 14.090 15.807 17.927 15.669 18.199 58.397 Suất chiết khấu r=8,55%

PVB 0 0 0 0 0 0 9.841 8.671 9.078 8.697 8.628 6.813 7.061 58.793

PVC 4.086 4.810 5.633 5.932 6.132 5.604 5.803 2.706 1.768 1.143 736 458 261 45.079

NPV -4.086 -4.810 -5.633 -5.932 -6.132 -5.604 4.037 5.964 7.309 7.554 7.892 6.355 6.799 13.713

Suất chiết khấu r=14,7%

PVB 0 0 0 0 0 0 7.070 5.896 5.841 5.296 4.973 3.716 3.645 36.439

PVC 4.086 4.552 5.045 5.028 4.919 4.254 4.169 1.840 1.138 696 424 250 135 36.541

NPV -4.086 -4.552 -5.045 -5.028 -4.919 -4.254 2.901 4.055 4.517 4.600 4.548 3.466 3.509 -102,461

Nguồn: Số liệu tổng hợp và tính toán của tác giả

Trường Đại học Kinh tế Huế

Kết quả tính toán cụ thể về các chỉ số hiệu quả kinh tế của dự án đượcthể hiện cụthể ở các phụ lục 02, 03.

Tóm lại, từ kết quả trên cho thấy, nếu dự toán cho cả chu kỳ kinh doanh thì dự án đều đem lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp.

2.3.1.2. Hiệu quảkinh tếcủaDựán qua thu nhập củacác hộtham gia

Dự án đầu tư trồng rừng cây keo lai không những mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp mà còn tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động tại địa phươngqua hợp đồng giao khoán trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Thu nhập của hộ khi nhận khoán hợp đồng với Công ty được xem là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án, nó phản ánh được mức độ phát triển cả về kinh tế và xã hội.

Dự án trồng rừng keo lai được triển khai thực hiện tại Công ty Lâm nghiệp Bến Hải trên địa bàn 6 xã thuộc huyện Vĩnh Linh đã có những tác động và hiệu quảtích cực đối vớithu nhập của các hộ gia đình trong vùng dự án. Để làm rõ vấn đề này tác giả đã tiến hành điều tra 180hộ gia đình tại 6 xãđiểm nghiên cứu là xã Vĩnh Long, xã Vĩnh Thủy, xã Vĩnh Chấp, xã Vĩnh Sơn, Xã Vĩnh Khê và xã Vĩnh Hà, mỗi xãđiều tra 30 hộ và phân chia thành 3 nhóm: Nhóm I: 60 hộ có thu nhập khá; Nhóm II: 60 hộ có thu nhập trung bình; Nhóm III: 60 hộ có thu nhập thấp, số liệu thu thập được điều tra bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp xác định tổng nguồn thu của từng hộ tại hai thời điểm khác nhau là trướcvà sau khi nhận hợp đồng giao khoán với Công ty.Thu nhập của các hộ theo nhómthể hiện tại Bảng2.12 và Hình 2.3:

Bảng 2.11. Thu nhập bình quân của hộ trước và sau khi tham gia Dự án Đơn vị tính: Triệu đồng STT Nhóm hộ Trước Dự án Sau Dự án So sánh Sau và Trước DA

± %

1 Nhóm 1 78,0 111,0 33,0 42,3

2 Nhóm 2 58,0 84,7 26,7 46,0

3 Nhóm 3 43,7 64,4 20,7 47,4

BQC 59,9 86,7 26,8 44,7

Nguồn: Tổng hợp và tính toán qua số liệu điều tra năm 2018 của tác giả

Trường Đại học Kinh tế Huế

Qua số liệu tại Bảng 2.11 cho thấy, thu nhập bình quân của hộ trước và sau khi tham gia dự áncho thấy nhìn chung thu nhập bình quân của hộ sau Dự án tăng so với trước Dự án. Cụ thể là: Nhóm 1 tăng 33 triệu đồng, Nhóm 2 tăng 26,7 triệu đồng, Nhóm 3 tăng 20,7 triệu đồng, bình quân chung các nhóm hộ tăng 26,8 triệu đồng.

Tương ứng tỷ lệtăng như sau: Nhóm 1 tăng 42,3%, Nhóm 2 tăng 46,0%, Nhóm 3 tăng 47,4%. Điều đó cho thấy Dự án đầu tư kinh doanh rừng trồng cây keo lai của Công ty đãlàm thay đổi đáng kểthu nhập cho các hộ dân sống ở vùng gần Dự án.

Qua số liệu thu thập đượcvề thu nhập bình quân các nhóm hộ trướcvà sau khi tham gia dự áncủa 3nhóm hộ.Gồm Nhóm 1 là nhóm hộ có thu nhập khá, Nhóm 2 là nhóm hộ có thu nhập trung bình và Nhóm 3 là nhóm hộ có thu nhập thấp. Kết quả tổng hợp được cho thấy thu nhập bình quân của các hộ đềucó sự tăng lên rõ rệt. Trước khi tham gia Dự án Nhóm 1 có thu nhập bình quân là 78 triệu đồng/ năm, nhưng sau khi tham gia Dự án thu nhập bình quân từ 78 triệu đồng/năm đã tăng lên 111 triệu đồng/năm tương ứng với mức tăng là 33 triệu đồng, Nhóm 2 có thu nhập trước khi tham gia Dự án là 58 triệu đồng/năm thì sau khi tham gia Dự án đã tăng lên 84,7 triệu đồng/năm tương ứng với mức tăng 26,7 triệu đồng và nhóm 3 là nhóm hộ có thu nhập thấp cũng đã có thu nhập tăng lên sau khi tham gia Dự án so với trước khi tham gia Dự án là 20,7 triệu đồng/năm. Như vậy, Nhóm 1 là nhóm có mứcthu nhập tăng lớn nhất và nhóm 3 là nhóm có mức thu nhập tăng ít hơn trong 3 nhóm hộ nhưng nhìn chung sau khi Dự án được triển khai thực hiện thì thu nhập của các hộ dân trong vùng Dự án đếu tăng lên đáng kể điều đó góp phần xoá đói, giảm nghèonâng cao đời sốngvật chất và cải thiện tinh thần cho các hộ dân.

Bảng 2.12. Cơ cấu thu nhập của hộ trước và sau khi tham gia Dự án trồng rừng Đơn vị tính: triệu đồng Nhóm

hộ

Trước Dự án Sau Dự án

Tổng TN

Cây

NN CN Khác Tổng TN

Cây

NN CN Rừng Khác

Nhóm I 78,0 29,3 23,5 25,2 111,0 35,5 44,1 14,4 17,0

Tỷ lệ % 100 37,6 30,1 32,3 100 32,0 39,7 13,0 15,3

Nhóm II 58,0 22,4 12,3 23,3 84,7 26,3 25,1 12,2 21,1

Tỷ lệ % 100 38,6 21,2 40,2 100 31,0 29,6 14,4 25,0

Nhóm III 43,7 14,8 9,2 19,7 64,4 20,0 14,5 11,8 18,1

Tỷ lệ % 100 33,9 21,0 45,1 100 31,1 22,5 18,3 28,1

BQC 59,9 22,2 15,0 22,7 86,7 27,3 27,9 12,8 18,7

Tỷ lệ % 100 36,7 24,1 39,2 100 31,4 30,6 15,2 22,8

Nguồn:Tính toán từ số liệu điều tra năm 2018của tác giả

Trường Đại học Kinh tế Huế

Số liệu ở Bảng 2.12 cho thấy thu nhập chủ yếu của các hộ gia đình từ 3 nguồn chủ yếu trồng cây nông nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi và các khoản thu khác.

Vào thời điểm trước và sau khi tham gia vào dự án, tỷ trọng các nguồn thu trong tổng thu nhập đã có sự thay đổi đối với các nhóm hộ.

Nhìn chung, sự thay đổi về thu nhập cho thấy việc bố trí sản xuất của các hộ đã có sự thay đổi. Thu nhập từ cây nông nghiệp ngắn ngày vẫn có tỷ trọng tương đương, nhưng giá trị lớn hơn nhiều so với trước đây. Điều này thể hiện sức sản xuất của đồng ruộng đãđược tăng lên, bên cạnh đó chăn nuôi cũng được phát triển hơn.

Như vậy cho thấy nguồn thu từ tham gia trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng chiếm tỷ lệ đáng kể đã làm giảm khoản thu nhập khác từ lao động dịch vụ làm thuê khôngổn định.

Các nhóm hộ đều có kiểu biến đổi tương đương về tỷ lệ thu nhập giữa các loại hình sản xuất. Tuy nhiên, đối với Nhóm (III) tỷ lệ thu nhập từ cây nông nghiệp vẫn lớn hơn nhiều kể cả trước và sau Dự án. Điều đáng chú ý là thu nhập từ dịch vụ thuê mướn khác vẫn không thay đổi nhiều chứng tỏ rằng các hộ thuộc Nhóm này chưachủ động kế hoạch sản xuất của mình và một phần là do thiếu kinh nghiệm và khoa học kỹ thuật.

2.3.1.3. Hiệu quảkinh tếcủa Dự ánqua cơ cấu chi phí bình quân của cáchộ

Việc đánh giáhiệu quả của Dự án qua sự thay đổi cơ cấu chi phí của các HGĐ là cần thiết thiết. Qua số liệu điều tra, phỏng vấn 180 HGĐ tại 6 xã và cũng được chia thành 3 nhóm hộ: trong đó nhóm I, II,III là các HGĐ tham gia DA tương ứng: Nhóm I:

60 hộ có đời sống kinh tế khá; Nhóm II: 60 hộ có đời sống kinh tế trung bình; Nhóm III: 60 hộ có đời sống kinh tế thấp. Kết quả tổng hợp cụ thể như sau.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng2.13: Cơ cấu chi phí bình quân hộ gia đình tham gia Dựán trồng rừng Đơn vị tính: tr.đồng/hộ/năm

Nhóm hộ

Trước Dự án Sau Dự án

Tổng chi

CP SH

CP SX

Chi khác

Tổng chi

CP SH

CP SX

Chi khác Nhóm I 64,2 38,3 20,7 5,2 98,5 56,7 38,1 3,7 Tỷ lệ % 100,0 59,6 32,2 8,1 100,0 57,5 38,7 3,8 Nhóm II 47,1 33,2 11,1 2,8 65,8 40,5 21,9 3,4 Tỷ lệ % 100 70,5 23,6 5,9 100 61,6 33,3 5,1 Nhóm III 35,9 27,3 6,0 2,6 48,3 37,1 8,9 2,3 Tỷ lệ % 100 76,0 16,7 7,3 100,0 76,8 18,4 4,8

Nguồn: Tổng hợp và tính toán qua số liệu điều tra của tác giả năm 2018 Theo kết quả tổng hợp ở Bảng 2.13 cho thấy mức độ đầu tư chi phí ở các nhóm HGĐ sau DA đều tăng, trong đó nhóm hộ có kinh tế khá (nhóm I) có mức chi phí bình quân cao nhất 98,5 triệu đồng/hộ/năm, kế đến là Nhóm HGĐ có kinh tế trung bình (nhóm II ): 65,8 triệu đồng/hộ/năm, và cuối cùng là48,3 triệu đồng/hộ/năm (nhóm III).

Xét về mức tăng giữa các nguồn chi sau khi các HGĐ tham gia vào dự án trồng rừng thì chi cho sinh hoạt và đầu tư sản xuất là khoản chi tăng nhiều nhất còn nguồn chi khác có tăng nhưng không đáng kể điều đó chứng tỏ khi thu nhập các hộ gia đình tăng lêncác hộ gia đình việc mua sắm, trang bị cho nhu cầu đời sống hàng ngày nhiều hơn và điều đó đồng nghĩa với việc góp phần làm cho chất lượng cuộc sống của các hộ ngày càng được nâng lên.Chi phí sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng làm tăng nguồn thu nhập cho các hộ, song song vớiviệc chi cho sinh hoạt thì việc đầu tư chi phí cho đầu tư sản xuất cũng được chú trọng, trước đây khi nguồn thu nhập có phần hạn chế thì việc chi phí cho sinh hoạt đời sồng hàng ngày còn chưa đủ nên việc chi cho đầu tư cho sản xuất còn ít,thì nay khoản chi này đã tăng lên khi thu nhập của các hộ được cải thiện. Do vậy, có thể nói Dự án đầu tư kinh doanh rừng trồng cây keo lai của Công ty đã mang lại hiệu quả thiết thực cho

Trường Đại học Kinh tế Huế

người dân khi đời sống, thu nhập được tăng lên và tạo nguồn thu mới cho các hộ dân khi tái đầu tư sản xuất.