• Không có kết quả nào được tìm thấy

Một số đặc điểm của đối tượng khảo sát

CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH TẠI TỈNH QUẢNG

2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách du lịch đến Quảng Bình

2.3.1. Một số đặc điểm của đối tượng khảo sát

Nhóm đối tượng là nhà cung cấp dịch vụ du lịch, tác giả tiến hành gửi mail phiếu khảo sát, và nhận lại được 16 phiếu trả lời, cụ thể như sau:

Bảng 2.8.Thông tin chung về đối tượng khảo sát

STT Tiêu chí Số quan sát %

I Loại hình doanh nghiệp 16 100

1 Công ty cổ phần 4 25

2 Công ty trách nhiệm hữu han 4 25

3 Doanh nghiệp tư nhân 3 18,8

4 Hộ kinh doanh 3 18,8

5 Khác 2 12,5

II Vốn đăng ký kinh doanh 16 100

1 Dưới 2 tỷ đồng 2 12,5

2 Từ 2tỷ đến dưới 5 tỷ 2 12,5

3 Từ5 tỷ đến dưới 10 tỷ 6 37,5

4 Từ 10 tỷ đến dưới 20 tỷ 5 31,3

5 Trên 20 tỷ 1 6,3

III Dịch vụ đăng ký kinh doanh 16 100

1 Lưu trú 3 18,8

2 Ăn uống 6 37,5

3 Lữ hành 5 31,3

4 Dịch vụ khác 2 12,5

IV Doanh số tiêu thụ trong 2 năm

(2016, 2017) 16 100

1 Dưới 2 tỷ đồng 3 18,8

2 Từ 2tỷ đến dưới 5 tỷ 8 50

3 Từ5 tỷ đến dưới 10 tỷ 4 25

4 Từ 10 tỷ đến dưới 20 tỷ 1 6,3

Trường Đại học Kinh tế Huế

STT Tiêu chí Số quan sát %

5 Trên 20 tỷ 0 0

V So với trước khi xảy ra sự cố,

doanh số tiêu thụ thay đổira sao 16 100

1 Tăng / giảm dưới 5 % 1 6,3

2 Tăng / giảm 5 –10 % 3 18,8

3 Tăng / giảm 10 –20 % 3 18,8

4 Tăng / giảm 20- 50 % 4 25

5 Tăng / giảm trên 50 % 5 31,3

(Nguồn: Từ nội dung xử lý phiếu khảo sát) Ở bảng 2.8 trên ta nhận thấy rằngtrong 16 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn,công ty cổ phần, và một số hộ kinh doanh… Điều này được giải thích rằng là do đặc điểm kinh doanh của các nhà cung cấp dịch vụ. Thực tế trong nhóm đối tượng khảo sát, có những nhà cung cấp phục vụ dịch vụ lưu trú và ăn uống , cũng có những nhà cung cấp là các hãng lữ hành hay các công ty du lịch.

Về vốn đăng ký kinh doanh, ta cũng nhận thấy rằng, hầu hết các nhà cung cấp có số vốn điều lệ từ dưới 2 tỷ đến trên 20 tỷ đồng tùy vào đặc điểm kinh doanh. Trong đó ta nhận thấy rằng số nhà cung cấp có vốn kinh doanh đăng ký từ dải vốn 5 tỷ đến 20 tỷ đồng khá phổ biến (chiếm gần 70 % khảo sát). Đây cũng là một yếu tố phù hợp bởi lẽ các doanh nghiệp kinh doanh du lịch nói chung cũng như tại Quảng Bình nói riêng đều tập trung vào khoảng vốn điều lệ này.

Về doanh số tiêu thụ trong 2 năm qua (2016,2017) và đánh giá về mức tăng giảm doanh thu cũng nhận thấy rằng có 11/16 nhà cung cấp dịch vụ có doanh số dưới 5 tỷ đồng và có gần 75 % nhà cung cấp dịch vụ du lịch trả lời rằng có mức doanh số giảm trên 10 %. Điều này cho thấy mức độ ảnh hưởng của sự cố môi trường biển là khá nghiêm trọng.

Như vậy cơ cấu trong mô hình khảo sát ở nhóm đối tượng này là phù hợp cho các nghiên cứu về sau.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.3.1.2. Nhóm khách du lịch

(Nguồn: Từ nội dung xử lý phiếu khảo sát) Biểu đồ 2.2. Cơ cấu khách du lịch theo quốc tịch

Kết quả cho thấy, khách du lịch nội địa chiếm đa số khách du lịch đến với Quảng Bình.Khách nội địa chiếm 76%, trong đó khách du lịch quốc tế chỉ chiếm 24%, chiếm khoảng¼ khách du lịch tại Quảng Bình.

(Nguồn: Từ nội dung xử lý phiếu khảo sát) Biểu đồ 2.3. Cơ cấu nghề nghiệp của khách du lịch

Cơ cấu về nghề nghiệp của khách du lịch cho thấy, đa phần khách du lịch chủ yếu là học sinh sinh viên với 33%; nhân viên văn phòng với 26% và công nhân với 20%. Khách du lịch là doanh nhân hay nhà quản lý chiếm tỷ phần rất thấp với

76%

24%

Khách nội địa Khách quốc tế

33%

20%

26%

9% 8%

4%

Học sinh, sinh viên Công nhân

Nhân viên văn phòng Doanh nhân/Nhà quản lý Nghỉ hưu

Khác

Trường Đại học Kinh tế Huế

9%. Khách du lịch nghỉ hưu cũng chiếm một tỷ lệ nhỏ với 8%.Với các nghề nghiệp khách chỉ chiếm 4% trên cơ cấu khách du lịch.

(Nguồn: Từ nội dung xử lý phiếu khảo sát) Biểu đồ 2.4. Cơ cấu độ tuổi của khách du lịch

Theo cơ cấu thống kê, khách du lịch chủ yếu là học sinh sinh viên do đóđa phần khách du lịch ở độ tuổi từ 18 đến 20 tuổi chiếm tới 40%. Khách du lịch ở độ tuổi 22 đến 30 chiếm 21%.Với khách du lịch ở độ tuổi trên 50 tuổi chỉ chiếm phần nhỏ với 8%. Khách du lịch dưới 18 tuổi thấp nhất với 3%

(Nguồn: Từ nội dung xử lý phiếu khảo sát) Biểu đồ 2.5. Cơ cấu khách du lịch theo trìnhđộ học vấn

3%

40%

21%

19%

9% 8%

Độ tuổi

Dưới 18 tuổi

Từ 18 tuổi đến 20 tuổi Từ 22 tuổi đến 30 tuổi Từ 30 tuổi đến 40 tuổi Từ 40 tuổi đến 50 tuổi Từ 50 tuổi trở lên

16%

63%

21%

Trình độ học vấn

Phổ thông

Cao đẳng/Đại học Trên Đại học

Trường Đại học Kinh tế Huế

Cơ cấu học vấn khách du lịch cao đẳng và đại học chiếm đa số với 63%.Khách du lịch trình độ phổ thông chiếm 16%, trong khi đó khách du lịch có học vấn trên đại học chiếm 21%.

(Nguồn:Từ nội dung xử lý phiếu khảo sát) Biểu đồ 2.6. Cơ cấu thu nhập của khách du lịch

Khách du lịch chủ yếu là học sinh sinh viên do đó họ có mức thu nhập khá thấp, vì vậy mà cơ cấu khách du lịch có thu nhập dưới 5 triệu/tháng chiếm đa số với 42%. Khách du lịch có mức thu nhập từ 15 triệu trở lên chiếm tới 24%, chủ yếu phản ánh mức thu nhập của khách quốc tế và một phần nhỏ khách du lịch nội địa.

Khách du lịch có thu nhập từ 5 đến 10 triệu/tháng chiếm tỷ lệ khoảng ½ so với khách du lịch có thu nhập dưới 5 triệuvới tỷ lệ 22%.

2.3.2. Phân tích hồi quycác nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách du