• Không có kết quả nào được tìm thấy

Kinh nghiệm của một số điểm đến của Việt Nam về nâng cao khả năng thu

CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN

1.3. Cơ sở thực tiễn về khả năng thu hút khách du lịch sau sự cố môi trường biển .33

1.3.2. Kinh nghiệm của một số điểm đến của Việt Nam về nâng cao khả năng thu

* Du lịch biển Nha Trang –Khánh Hòa:

Theo Giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn biển (KBTB) Vịnh Nha Trang – ông Trương Kỉnh mới cho biết, tại Vịnh Nha Trang hiện nay đã xuất hiện nhiều

Trường Đại học Kinh tế Huế

nguy cơ gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái, đe dọa đa dạng sinh học. Kết luận này được đưa ra trên cơ sở khảo sát, phân tích, tổng hợp một cách khoa học ở 13 điểm cố định trong Vịnh Nha Trang, vào 2 mùa (mùa khô vào tháng 4, mùa mưa vào tháng 11) trong năm 2010.

Từ chuyến khảo sát chất lượng nước, môi trường trầm tích và thực vật phù du ở Vịnh Nha Trang do Ban quản lý KBTB Vịnh Nha Trang phối hợp với Viện Hải dương học Nha Trang thực hiện, số liệu thu được cho thấy nồng độ Hydrocarbon và sắt trong nước biển cao hơn giá trị giới hạn. Tình trạng nhiễm bẩn vi sinh khá phổ biến, đặc biệt ở khu vực cửa sông Cái. Ảnh hưởng vậtchất từ sông Cái bao trùm khắp Vịnh Nha Trang, làm tăng cao nồng độ muối dinh dưỡng, sắt, vi sinh vật… Mật độ trầm tích ở Vịnh Nha Trang có độ hạt thay đổi rất rộng, tỷ lệ của cấp hạt bùn sét thay đổi từ 0% đến 99,28%, khu vực Hòn Tằm có giá trị cao nhất.

Mật độ nhiễm bẩn Hydrocarbon và Colifom so với lần khảo sát năm 2007 có giảm nhưng Vibrio (vi trùng gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người) lại gia tăng.

Đặc biệt, khu vực phía Bắc Vịnh Nha Trang được coi là sạch nay cũng đã bị nhiễm bẩn vi khuẩn Colifom và Vibrio. Những nguy cơ trên có thể làm tăng hàm lượng chất dinh dưỡng trong nước, tạo điều kiện cho một số loài vi khuẩn, tảo gây hại phát triển. Từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của các rạn san hô, làm mất cân bằng hệ sinh thái biển Vịnh Nha Trang.

Do đó, mới đây, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản yêu cầu các sở: Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Văn hóa-Thể thao-Du lịch, Giao thông Vận tải, UBND thành phố Nha Trang phối hợp cùng Ban quản lý KBTB Vịnh Nha Trang, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về môi trường nhằm đảm bảo vệ sinh, môi trường Vịnh Nha Trang, trong đó lưu ý việc kiểm tra, xử lý các trường hợp gây ô nhiễm môi trường nước biển. Ban quản lý KBTB Vịnh Nha Trang tiếp tục theo dõi và chủ động thông báo đến cơquan chức năng, đề xuất, áp dụng các giải pháp xử lý đối với nguồn gây ô nhiễm, tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân, du khách…

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ông Trương Kỉnh cho rằng, công tác kiểm tra, khảo sát chất lượng nước biển Vịnh Nha Trang là rất quan trọng, việc này cần được làm thường xuyên, liên tục (lần kiểm tra gần đây nhất là năm 2007, trước đó là năm 2005). Từ đó có thể theo dõi thông số môi trường và điều chỉnh công tác quản lý, bảo tồn Vịnh biển Nha Trang. Ngoài việc tuyên truyền, tăng cường cơ sở vật chất, các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh việc rà soát, kiểm tra, đặc biệt là xử phạt các trường hợp gây ô nhiễm môi trường biển củaVịnh.

Nhờ tính chuyên nghiệp cao, cộng với công tác xúc tiến quảng bá hình ảnh, Nha Trangđã trở thành thành phố chuyên tổ chức các sự kiện.Sự ra đời của các khu du lịch lớn cũng góp phần tôn vinh hình ảnh không thể thiếu trên thị trường du lịch.Cùng với đó, Khánh Hòa còn xây dựng hệ thống công viên cây xanh tạo nên những cảnh quan thiên nhiên độc đáo; tập trung phát triển du lịch thám hiểm biển, thể thao, giải trí trên biển, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái biển. Ở các điểm du lịch, Nha Trang đã làm tốt công tác dịch vụ kèm theo cho tài nguyên biển, công tác vệ sinh, an toàn trên các bãi biển được chú trọng. Bên cạnh đó, Khánh Hòa đã và đang có những định hướng lớn trong công tác quy hoạch du lịch theo hướng phát triển có trọng tâm, trọng điểm, cùng với việc nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm để tạo bước đột phá nhằm tạo dựng thương hiệu Du lịchbiển Nha Trang -Khánh Hòa.

Trước hết, đó là vai trò của chính quyền tỉnh Khánh Hòa trong công tác quy hoạch và thu hút đầu tư vào du lịch, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch; công tác bảo vệ môi trường, an ninh bãi biển luôn được quan tâm nhằm đem lại sự an toàn cho du khách; công tác xúc tiến quảng bá du lịch được chú trọng.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt làm được, Nha Trang cũng cần xem lại công tác quy hoạch bãi biển.

* Sự cố tràn dầu ở biển Đà Nẵng, Quảng Nam năm 2007

Ngày 31/1/2007 sựcố tràn dầu đãảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái và ven biển miền Trung. Mặc dù gần 2.000 bao dầu đã được thu dọn trong ngày 31/1.

Tuy nhiên chiều ngày 01/02 dầu vẫn thành từng cục lớn theo sóng biển tiếp tục tấp

Trường Đại học Kinh tế Huế

vào bờ và trải dài trên bờ biển Hội An, Điện Bàn là cho số lượng khách du lịch giảm sút một cách đáng kể. Du khách e dè trong việc tiêu dùng và sử dụng các món ăn được chế biến từ hải sản, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các hộ kinh doanh du lịch.

Trước sự cố ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường du lịch, ngay trong buổi sáng 1/2, thị xã Hội An không thể khoanh tay ngồi chờ các cơ quan chuyên môn, mà nhanh chóng huy động thêm hàng trăm dân quân, bộ đội địa phương để ra thu dọn bờ biển cùng với 200 người dân sinh sống tại khu vực này. Ông Lê Công Mạnh- đội quản lý bảo vệ môi trường biển Cửa Đại- cho biết, váng dầu lan rộng và vượt qua cả khu vực Đồn biên phòng 276. Hàng trăm du khách không dám xuống tắm biển, vì xung quanh toàn là dầu đóng cục.Vào lúc 15 giờ 30 phút chiều 1/2, lãnhđạo thị xã Hội An đã tổ chức cuộc họp khẩn giữa các cơ quan chức năng để tìm giải pháp đối phó trước việc dầu đang tiến vào bờ quá lớn. Bí thư thị xã Hội An Nguyễn Sự đã nhấn mạnh: Huy động toàn bộ lực lượng, nhân dân của thị xãđể đối phó và tổ chức thu gom dọc theo7km bờ biển. Ngoài ra, tất cả các khách sạn đãđào hố chôn váng dầu xuống đất trước đây thì phải kiên quyết yêu cầu đào lên.Nguyên nhân chính xảy ra sự cố trên đến thời điểm này vẫn chưa được xác định.

Ông Dương Chí Công - Giám đốc Sở TNMT Quảng Nam - cho biết: Lãnh đạo Chi cục Thuỷ sản miền Trung - Tây Nguyên đã về Quảng Nam, kiểm tra tình hình tràn dầu tại các vùng biển của tỉnh.Ông khẳng định: Dầu tràn là dầu nhựa đường chứ không phải dầu máy. Ảnh hưởng môi trường của sự cố này là rất nghiêm trọng, sẽ tác động tiêu cực đến nguồn lợi thuỷ hải sản, hoạt động du lịch. Sau khi khắc phục xong hậu quả, sẽ có đánh giá khoa học về tác động môi trường, vìđây là cơ sở để quy trách nhiệm, xử lý theo luật.

Sự chủ động của cơ quan quản lý đã nhanh chóng giải quyết được sự cố tràn dầu, thêm vào đó sự đầu tư cũng như các chính sách mạnh tay của chính quyền với các cơ sở kinh doanh, đối tượng liên quan tới sự cố đã làm nâng cao chất lượng cho điểm đến. Các báo cáo về độ an toàn của nước biển được công bố trên truyềnthông đại chúng đã thu hút sự quay lại của du khách thông qua số lượng du khách đã tăng đột biến trong những năm qua tại bờ biển Đà Nẵng –Hội An.

Trường Đại học Kinh tế Huế

* Sự cố tràn dầu ở Bãi biển Quy Nhơn

Việt Nam nằm trên tuyến đường vận tải biển chính từ Trung Đông đến các nước Đông Á. Việt Nam cũng là quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh, kéo theo nhu cầu về dầu mỏ cũng tăng cao, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây sự cố tràn dầu. Trong khi đó, vùng biển ven bờ Việt Nam hội đủ các điều kiện để phát triển các ngành kinh tếbiển. Nếu không tính đến sự dung hòa trong phát triển các ngành kinh tế biển thì chắc chắn ngành kinh tế này sẽ ảnh hưởng đến ngành kinh tế khác.

Cụ thể là hoạt động vận tải biển, một khi gây ra sự cố môi trường thì nuôi trồng thủy sản, du lịch sẽ gánh chịu hậu quả.

Cho đến lúc này, nhiều người vẫn tiếp tục dõi theo những diễn biến của vụ tràn dầu được xem là để lại hậu quả nặng nề nhất từ nhiều năm nay tại vùng biển Quy Nhơn, tỉnh BìnhĐịnh.

Tuy nhiên, ngày (19/7), người dân Quy Nhơn và du khách đã có thể hòa mình trong sóng biển ngay ở khu vực mà hơn 10 ngày trước đậm đặc dầu loang. Và tại những lồng nuôi thủy sản trên biển Quy Nhơn, hiện tượng cá chết hàng loạt cũng đã được khống chế.Ông Nguyễn Văn Tình - một cư dân của thành phố cho biết:

“Bây giờ hết rồi chứ mấy hôm trước, bước chân xuống biển là dầu nhớt đầy, không ai dám tắm. Còn bây giờ, chúng tôi dám tắm rồi”.100 tấn cát nhiễm dầu đãđược thu gom suốt từ 8/7 – 12/7. Cách làm thủ công này được xem là biện pháp duy nhất để có thể giảm bớt mức độ ô nhiễm mà theo dự báo là khá nặng nề khi mặt nước biển bị ảnh hưởng sự cố tràn dầu lên đến 4 ha.

Cả chính quyền và người dân địa phương đã vào cuộc, ráo riết khắc phục sự cố tràn dầu, song thiệt hại là không nhỏ. Theo ông Đặng Trung Thành -PGĐ Sở Tài nguyên & Môi trường Tỉnh Bình Định thì hơn 700 lồng nuôi thủy sản bị thiệt hại với số tiền lên đến 2 tỷ đồng. Nhưng, hậu quả môi trường biển thì chưa ai có thể thống kê được. Khi phân tích, chỉ tiêu dầu mỡ khoáng khu vực nuôi trồng thủy sản khu vực Hải Minh, TP. Quy Nhơn dao động 0,05 mg/l- 0,08mg/l, do đó, không đảm bảo nuôi trồng thủy sản.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ông Đặng Trung Thành đề xuất: “Trước hết phải tuyên truyền về ý thức bảo vệ môi trường cho nhiều đối tượng từ doanh nghiệp đến người dân, nhất là các tàu của dân hay chở dầu. Địa bàn rộng, việc kiểm soát rất khó, cho nên người dân phải tham gia cùng các cơ quan chức năng phát hiện, ngăn chặn”.

1.3.3. Bài học kinh nghiệm choQuảng Bình về việcnâng cao khả năng thu hút