• Không có kết quả nào được tìm thấy

Ảnh hưởng của sự cố môi trường biển đến khả năng thu hút khách du lịch tại

CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH TẠI TỈNH QUẢNG

2.2. Sự cố môi trường biển và các ảnh hưởng của sự cố môi trường biển đến khả

2.2.2. Ảnh hưởng của sự cố môi trường biển đến khả năng thu hút khách du lịch tại

2.2.2.1. Lượng khách đến với tỉnh Quảng Bình tụt giảm trầm trọng

Bảng 2.1. Số lượng khách du lịch tới Quảng Bình giai đoạn từ năm 2012 – 2017

Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Khách quốc tế 26.600 36.700 43.000 65.000 37.162 95.000

Khách nội địa 973.400 1.163.300 2.757.000 2.935.000 1.952.838 2.912.226 Tổng cộng 1.000.000 1.200.000 2.800.000 3.000.000 1.990.000 3.007.226

Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình

Trường Đại học Kinh tế Huế

Dựa vào bảng số liệu 2.1 lượng khách tại Quảng Bình có sự biến động lớn theo các năm. Trong giai đoạn 2012-2015 lượng khách quốc tế và nội địa có xu hướng tăng trưởng một cách đột biến. Lượng khách quốc tế năm 2015 tăng gấp 2,5 lần so với năm 2012. Năm 2015 thực sự là năm đột phá và phát triển mạnh mẽ của du lịch tỉnh Quảng Bình.

Trong giai đoạn 2016-2017 lượng khách du lịch quốc tế đã giảm hẳn. Năm 2016 giảm 27.838 lượt khách, năm 2017 tăng 38.000 lượt khách so với năm 2015.Có thể thấy ảnh hưởng của sự cố môi trường biển Formosa ảnh hưởng đến lượt khách đến với Quảng Bình, năm 2016 lượng khách nội địa cũng giảm một cách đáng kể, giảm 982.162 lượt khách so với năm 2015.

Tuy nhiên đến năm 2017 số lượng khách du lịch bắt đầu tăng mạnh trở lại, và đến cuối năm thì số lượt khách đạt hơn 3.000.000 tương đương với năm 2015 ( năm chưa có xảy ra sự cố môi trường biển). Điều này chứng tỏ ngành du lịch tỉnh Quảng Bình đã có những biện pháp khắc phục và khách du lịch đã bắt đầu trở lại nhanh chóng.Và để hiểu rõ hơn về vấn đề này tác giả tiếp tục tiến hành phân tích dữ liệu khách du lịch dựatrên các tháng từ năm 2014-2017. Cụ thể:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.2. Số lượng khách du lịch tới Quảng Bình các tháng trong năm từ 2014-2017

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2017

Tháng Tổng số Quốctế Nội địa Tổng số Quốc tế Nội địa Tổng số Quốc

tế Nội địa Tổng số Quốc

tế Nội địa

1 200.000 1.200 198.800 210.000 7.350 202.650 270.000 8.200 261.800 250.000 2.350 247.650

2 301.000 2.342 298.658 320.000 6.342 313.658 460.000 9.352 450.648 300.000 3.342 296.658

3 295.123 5.432 289.691 306.123 5.432 300.691 590.147 9.433 580.714 302.123 10.432 291.691

4 291.000 4.089 286.911 294.000 9.089 284.911 302.674 4.089 298.585 295.000 13.189 281.811

5 309.007 5.976 303.031 308.006 8.976 299.030 64.006 342 63.664 304.006 15.976 288.030

6 382.000 3.654 378.346 400.000 9.654 390.346 32.002 654 31.348 430.000 19.694 410.306

7 409.000 4.654 404.346 460.000 6.654 453.346 62.000 454 61.546 440.000 16.654 423.346

8 401.097 6.635 394.462 405.097 8.635 396.462 65.098 213 64.885 405.098 8.635 396.463

9 80.085 1.342 78.743 96.085 1.342 94.743 10.087 842 9.245 107.087 1.342 105.745

10 39.001 6.543 32.458 59.001 543 58.458 52.000 943 51.057 52.000 543 51.457

11 50.062 876 49.186 68.062 876 67.186 23.001 1.076 21.925 63.001 876 62.125

12 42.625 257 42.368 73.626 107 73.519 58.985 1.564 57.421 58.911 1.967 56.944

Tổng 2.800.000 43.000 2.757.000 3.000.000

Trường Đại học Kinh tế Huế

65.000 2.935.000 1.990.000 37.162 1.952.838 3.007.226 95.000 2.912.226

Theo thống kê của Hiệp hội Du lịch Quảng Bình, Quảng Bình hiện có 286 khách sạn, nhà nghỉ; hơn 3.200 nhà hàng, với tổng mức đầu tư khoảng 16.000 tỷ đồng; thu hút trên 10.000 lao động chuyên nghiệp tại các nhà hàng, khách sạn và 36.000 lao động ăn theo. Năm 2015, du lịch Quảng Bình thu hút hơn 3 triệu lượt khách trong nước và quốc tế, doanh thu đạt trên 3.000 tỷ đồng.

Nhìn vào bảng 2.2 ta nhận thấy rằng số lượng khách du lịch đến với Quảng Bình trong các tháng từ năm 2014-2015 khá tương đồng và có sự tăng trưởng đều khi so sánh qua các tháng. Đặc biệt ta nhận thấy rằng số lượng khách du lịch tại Quảng Bình tập trung từ tháng 1 đến tháng 8 là khá đông đặc biệt trong những tháng mùa hè. Điều này được giải thích là du lịch Quảng Bình phát triển mạnh dựa trên hệ thống các hang động cũng như du lịch hải sản biển nên khách sẽ tập trung từ đầu năm cho đến hết hè còn các tháng mùađông thì lượng khách du lịch đến Quảng Bình giảm đáng kể.

Đến năm 2016, du lịch Quảng Bình hứa hẹn một năm bùng nổ và bội thu.

Điều này căn cứ vào thực tế khách du lịch đến Quảng Bình trong quý I và kế hoạch đặt trước trong quý II, III.Tuy nhiên, hiện tượng cá chết hàng loạt dọc bờ biển đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch. Để có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề này tác giả đã tiến hành phân tích dự báo vế số lượng khách đến vào các tháng trong năm 2016 dựa trên công thức sau[37]:

Ft= At1× (At1/At2)

Trong đó: F = Giá trị cần dự báo số lượng khách du lịch đến Quảng Bình trong năm 2016

A = giá trị thực tế đạt được;

t = Mốc thời gian cần dự báo.

Dựa trên công thức này kết hợp với số liệu của Bảng 2.2 tác giả tính được:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.3. Số lượng khách du lịch tới Quảng Bình các tháng trong năm 2016

Tháng

Năm 2016 Năm 2017 So sánh

2017/2016 (số liệu thực tế) Dự báo Thực tế

So sánh (TT/DB)

Dự báo Thực tế

So sánh (TT/DB)

+/- % +/- % Giá trị %

1 220.500 270.000 49.500 22,4 347.143 250.000 (97.143) (27,9) (20.000) (7,4)

2 340.199 460.000 119.801 35,2 661.250 300.000 (361.250) (54,6) (160.000) (34,8) 3 317.532 590.147 272.615 85,8 1.137.691 302.123 (835.568) (73,4) (288.024) (48,8)

4 297.030 302.674 5.644 1,9 311.604 295.000 (16.604) (5,3) (7.674) (2,5)

5 307.008 64.006 (243.002) (79,1) 13.301 304.006 290.705 2.185 240.000 374,9

6 418.848 32.002 (386.846) (92,3) 2.560 430.000 427.440 16.694 397.998 1243

7 517.359 62.000 (455.359) (88) 8.357 440.000 431.643 5.165 378.000 609,6

8 409.136 65.098 (344.038) (84,1) 10.461 405.098 394.637 3.772 340.000 522,2

9 115.281 10.087 (105.194) (91,25) 1.059 107.087 106.028 10.012 97.000 961,6

10 89.257 52.000 (37.257) (41,7) 45.830 52.000 6170 13,5 0 0

11 92.533 23.001 (69.532) (75,1) 7.773 63.001 55.228 710,5 40.000 173,9

12 127.173 58.985 (68.188) (53,6) 47.255 58.911 11.655 24,66 (74) (0,1)

Tổng 3.214.285 1.990.000

Trường Đại học Kinh tế Huế

(1.224.285) (38,1) 1.320.033 3.007.226 1.687.193 127,8 1.017.226 51,1

Ngay trong tháng 5/2016, khi sự cố môi trường biển được công bố rộng rãi,lượng khách du lịch đến Quảng Bìnhđã giảm bất thường, chỉ còn khoảng hơn 64.000 lượt khách so với hơn 300.000 lượt của tháng trước, các đơn vị đối tác liên tục hủycác tour và dịch vụ đặt trước, trong nửa cuối tháng 5 chỉ còn chưa đến 20%, trung bình 4 tháng caođiểm chỉ đạt so với cùng kỳ năm trước.

Nhìn vào số liệu trên, ta thấy rằng kể từ tháng 5 đến hết tháng 11/2016 số lượng du khách đến Quảng Bình đã giảm đến hơn từ 70 % so với cùng kỳ năm ngoái, cũng như giá trị kỳ vọng cho cả năm 2016.

Sau thảm họa cá chết, du khách không muốn về biển, các nhà hàng khách sạn ven biển ế ẩm, còn vùng rừng thì thiếu thốn, quá tải, không đủ đáp ứng nhu cầu du khách. Hơn 2/3 du khách đến Quảng Bình thời gian đó còn lại, sau khi tham quan hang động, họ chạy thẳng về các địa phương khác.

Một trong những khoảng trống nguy hiểm đối với du lịch Quảng Bình, là hơn 60% lao động được đào tạo bài bản, có tay nghề, có kinh nghiệm trong ngành du lịch đã bị mất việc làm. Họ phải vào các tỉnh miền Nam tìm việc, hay đi làm phụ nề kiếm ăn.Nếu sau này, môi trường biển sạch trở lại, du lịch biển ấm lên thì nhân lực du lịch thiếu trầm trọng, lại phải tốn công, tốn của đào tạo lại từ đầu.

Sang năm 2017, ta thấy số lượng khách du lịch đã bắt đầu trở lại rất nhanh số lượng khách đến Quảng Bình trong các tháng sau sự cố so với cùng kỳ năm 2016 đều tăng nhanh với số lượng chóng mặt.Điều này cho thấy du lịch Quảng Bình đã khởi sắc trở lại và hình ảnh điểm đến du lịch Quảng Bình sau sự cố đã được cải thiện đáng kể.Phần này sẽ được tác giả làm rõ hơn trong phân tích định lượng về sau.

2.2.2.2.Doanh thu từ du lịch tụt giảm

Từ những phân tích trên , ta nhận thấy rằng một điểm đến du lịch muốn thu hút khách thì thứ nhất môi trường du lịch đó phải sạch, và đặc biệt tất cả các sản phẩm dịch vụ du lịch tại điểm đến đó đều phải có được sự tin tưởng và an tâm từ khách hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Đơn vị tính: Tỷ

Nguồn: Thống kê sở Du lịch tỉnh Quảng Bình Biểu đồ 2.1. Doanh thu du lịch tại tỉnh Quảng Bình giaiđoạn 2012 –2017

Dựa vào biểu đồ có thể thấy, tổng doanh thu du lịch biến động một cách mạnh mẽ. Năm 2012 tổng doanh thu toàn ngành ước đạt 585.000 tỷ đồng tăng 34%, trong đó doanh thu chuyên ngành ước đạt 334,700 tỷ đồng, tăng 30,3% so với năm trước, doanh thu bán vé tham quan ước đạt 42.050 tỷ đồng tăng 146,80% so với cùng kỳ. Trong năm 2013, doanh thu du lịch ước đạt 1.200 tỷ đồng, tăng 138%, trong đó doanh thu chuyên ngành du lịch đạt 594.840 tỷ đồng, tăng 70% so với cùng kỳ, vượt 100% kế hoạch năm.Năm 2015, doanh thu du lịch ước đạt 3.300 tỷ đồng, tăng 8% so cùng kỳ.Năm 2016, doanh thu lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành đạt 1.685 tỷ đồng, giảm 12,9% so cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2017 tổng doanh thu du lịch ước đạt 1.630 tỷ đồng, tăng 16%, trong đó doanh thu chuyên ngành Du lịch ước đạt 221 tỷ đồng, tăng 23%; nộp ngân sách ước đạt 71 tỷ đồng, tăng 09%; hệ số lưu trú ước đạt 1,1 ngày/khách; công suất sử dụng phòngước đạt 47,4%.

Năm 2015 doanh thu du lịch tại tỉnh Quảng Bình đạt được con số đáng ngưỡng mộ. Năm 2016, doanh thu đã giảm xuống rõ rệt chỉ hơn được doanh thu từ năm 2012 khoảng 100 tỷ đồng. Một trong những nguyên nhânảnh hưởng trực tiếp ở đây là sự cố biển Formosa. Nhà hàng kinh doanh ăn uống vắng khách, các bãi biển thưa thớt khách du lịch, các doanh nghiệp lữ hành hầu như bị hủy tour và không có khách hàng. Là những yếu tố làm giảmmạnhdoanh thu du lịch của tỉnh Quảng Bình.

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500

2012 2013 2014 2015 2016 2017

Doanh thu du lịch

Doanh thu du lịch

Trường Đại học Kinh tế Huế

Sự cố môi trường biển đã gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới du lịch biển Quảng Bình.Để khắc phục ảnh hưởng của sự cố môi trường biển, góp phần định vị được thương hiệu và hình ảnh điểm đến du lịch Quảng Bình trên bản đồ thế giới, thời gian qua, ngành Du lịch cần phải đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch, chú trọng đầu tư về quy mô, nội dung, chiều sâu, chuyên biệt hóa cho từng phân khúc thị trường và mang lại hiệu quả thiết thực. Bên cạnh đó, các đơn vị, địa phương cũng cần phát triển nhiều sản phẩm, loại hình du lịch và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, nguồn nhân lực, góp phần quan trọng vào việc thu hút du khách.