• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo hướng tới kiểm định chất

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Một số ý kiến đề xuất nâng cao chất lượng CTĐT Tin học Kinh tế hướng tới kiểm

3.3.2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo hướng tới kiểm định chất

62

hoạt động tập luyện văn nghệ vẫn đang được diễn ra trên hành lang giảng đường, hành lang hội trường, nhà xe...

Tiêu chuẩn 9. Cơ sở vật chất và trang thiết bị được sinh viên đánh giá mức độ phù hợp/hài lòng ở mức độ nhiều/tốt. Trong đó tiêu chí 9.2 về thư viện và các nguồn học liệu được sinh viên đánh giá phù hợp và luôn cập nhật để hỗ trợ cho việc học và nghiên cứu. Việc tìm mượn sách và tra cứu sách điện tử khá dễ dàng và phong phú, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu tìm, mượn tài liệu tham khảo. Tiêu chí 9.3 về phòng thí nghiệm, phòng thực hành máy tính được đánh giá ở mức thấp hơn các tiêu chí khác.

Với số lượng 4 phòng thực hành máy tính 2 giảng đường chưa đáp ứng được nhu cầu học tập, thực hành của sinh viên. Việc phân lịch thực hành còn bị chồng chéo giữa các học phần cần thực hành thường xuyên. Mặc dù Nhà trường đã lắp đặt hệ thống wifi phủ sóng khắp toàn trường nhưng nhiều phòng học vẫn không sử dụng được, tốc độ truy cập bị hạn chế nên ý kiến đánh giá về tiêu chí 9.4 chưa cao so với các tiêu chí khác. Tiêu chí 9.5 về môi trường sức khỏe và an toàn của người học được sinh viên đánh giá hài lòng/phù hợp ở mức độ tốt, tuy nhiên việc hỗ trợ cho sinh viên khuyết tật chưa được chú ý.

3.3.2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo hướng tới kiểm định

63

các học phần ứng dụng, các học phần nghiên cứu chuyên sâu hơn về công nghệ thông tin, kinh tế.

- Về cấu trúc và nội dung chương trình dạy học

Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 đã và đang đào thải nhiều ngành nghề và cũng sinh ra những nhiều công việc mới đòi hỏi phải có nguồn nhân lực với trình độ cao. Hơn lúc nào hết, đào tạo nguồn nhân lực bị đặt trước nhiều khó khăn, thách thức, phải đáp ứng nhu cầu về chất và lượng để làm việc trong môi trường cạnh tranh và sáng tạo. Do vậy, cần có sự gắn kết nhà trường và doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu thực tế trong hoạt động sản xuất. Nhà trường có thể xây dựng các chương trình dạy học theo hướng ứng dụng và hướng mở. Tăng cường sự tham gia của giảng viên và các bên liên quan vào quá trình xây dựng chương trình và biên soạn đề cương học phần để họ hiểu rõ và làm chủ được chúng: thông qua các cuộc hội thảo xây dựng CTĐT, hội thảo triển khai công nghệ, hay các nghiên cứu dự báo tương lai…từ đó Nhà trường có những CTĐT phù hợp với khung chương trình của Bộ GD&ĐT, vừa mang tính hiện đại nhưng cũng sự mềm dẻo dễ dàng điều chỉnh theo thực tiễn. Điều này cũng đã được khẳng định trong nghiên cứu của Lại Xuân Thủy, Phan Thị Minh Lý (20111) khi đánh giá chất lượng chương trình đào tạo của Khoa Kế toán – Tài chính, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế trên quan điểm của người học [10].

Trong bối cảnh hiện nay, với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì việc trang bị năng lực làm việc của con người được đánh giá không chỉ trên kiến thức mà nó còn phải kết hợp cả kỹ năng mềm và thái độ trong khi làm việc, khi giao tiếp với mọi người. Những kỹ năng như làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp và thuyết trình, kỹ năng sử dụng tiếng anh... là những yếu tố mà nhà tuyển dụng hết sức quan tâm. Việc nâng cao các yếu tố này sẽ làm thay đổi đánh giá của đơn vị sử dụng lao động đến chất lượng đào tạo của Nhà trường. Do vậy, Nhà trường có thể đa dạng hóa các hình thức phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên thông quá các hoạt động ngoại khóa, các hội thảo, diễn đàn...đồng thời lồng ghép phát triển kỹ năng mềm trong các môn học [21].

Bên cạnh đó việc đánh giá kết quả học tập cần tập trung vào những nội dung như bám sát chuẩn đầu ra, phát triển kỹ năng mềm theo từng chủ điểm, bám sát từng mục tiêu, từng hoạt động cụ thể.

- Về phương pháp dạy và học

Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) hiện đang là một yêu cầu cấp thiết đối với các trường đại học, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Sự đổi mới PPDH cần triển khai một cách đồng bộ và phải hướng vào việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên. Giảng viên cần đổi mới cách dạy. GV cần dạy cho SV năng lực nhận thức, năng lực tư duy

Trường Đại học Kinh tế Huế

64

sáng tạo, đồng thời phải áp dụng nhiều phương pháp khác nhau, tùy theo mục tiêu, tính chất của từng học phần, đặc điểm của người học, lớp học. Mỗi một phương pháp giảng dạy đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Không có một phương pháp giảng dạy nào được xem là lý tưởng nhất. Tùy thuộc vào mục tiêu dạy học mà giảng viên cần linh hoạt sử dụng kết hợp phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học chủ động nhằm nâng cao sự chủ động, tích cực học tập của sinh viên. Qua việc linh hoạt kết hợp áp dụng các phương pháp dạy học như: diễn giảng, đàm thoại, giải quyết vấn đề, dự án…, giảng viên sẽ dẫn dắt sinh viên chủ động tìm hiểu tri thức mới, phát huy được tối đa tính sáng tạo của sinh viên, đồng thời rèn luyện được các kỹ năng mềm cần thiết trong học tập nói riêng cũng như trong cuộc sống nói chung [27]

Giảng viên cần sử dụng các công cụ hổ trợ dạy học đổi mới phương pháp dạy học như: kahoo.com, mentimeter.com, azota.com... tùy theo mục tiêu bài học; hướng dẫn sinh viên tìm kiếm tài liệu, tra cứu thông tin trên internet.

- Về việc đánh giá kết quả học tập

Cần đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá theo hướng đánh giá quá trình, đánh giá năng lực người học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và phải đảm bảo tính chính xác, khách quan: Sử dụng nhiều phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá; đánh giá sinh viên thông qua các hoạt động trên lớp (số buổi có mặt, theo dõi bài giảng, thảo luận), tự học ở nhà (qua nội dung phát biểu thảo luận trên lớp, thời gian và chất lượng hoàn thành bài tập ở nhà do giảng viên giao), thái độ khi thực hành, đi thực tập, thực tế và đánh giá qua bài thi kết thúc môn học…Kết quả đánh giá cần được phản hồi nhanh chóng, kịp thời để người học cải thiện việc học.

Nhà trường cần ban hành các quy chế cụ thể, phân công nhiệm vụ rõ ràng cho các Phòng ban có liên quan để giải quyết kịp thời các khiếu nại về kết quả học tập của sinh viên.

- Về các hoạt động hỗ trợ người học

Cần tăng cường vai trò của cố vấn học tập (CVHT) trong đào tạo theo học chế tín chỉ. CVHT nên quan tâm và dành thời gian nhiều hơn nữa để giải đáp và tư vấn kịp thời đối với những nhu cầu của sinh viên. Hằng tháng CVHT nên làm việc với Ban cán sự lớp, thường xuyên tổ chức các buổi họp lớp để sinh hoạt với lớp các nội dung theo quy định của nhà trường, để nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động của lớp, đưa ra phương hướng giải quyết, phổ biến những kế hoạch phải thực hiện trong thời gian sắp tới, đồng thời qua đó giúp sinh viên định hướng nghề nghiệp trong tương lai, tư vấn cho sinh viên biết hiện tại mình nên làm gì và cần phải cố gắng đạt được cái gì, định hướng để sinh viên phấn đấu học tập tốt hơn… Trao đổi và góp ý kiến về các vấn đề nghề nghiệp như: đặc tính nghề nghiệp, tình trạng môi trường làm việc, thị trường

Trường Đại học Kinh tế Huế

65

làm việc… Ngoài ra, CVHT nên thông qua tình hình, kết quả học tập của sinh viên để tư vấn, hướng dẫn cho sinh viên trong việc đăng ký, điều chỉnh kế hoạch học tập cho phù hợp với năng lực và hoàn cảnh, tránh để tình trạng do không nắm rõ thông tin mà nhiều sinh viên đã đăng ký khối lượng học tập quá nhiều với sức học của mình đến khi không đảm bảo yêu cầu kết quả học tập bị buộc thôi học hoặc vào diện cảnh báo.

Cần nâng cao hiệu quả tư vấn nghề nghiệp cho sinh viên bằng cách tuyên truyền cho người học, cán bộ, giảng viên về công tác tư vấn nghề nghiệp. Theo Lê Duy Hùng, tư vấn hướng nghiệp (tư vấn nghề nghiệp) là các hoạt động nhằm hỗ trợ mỗi cá nhân chọn lựa và phát triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng của cá nhân, đồng thời thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực nghề nghiệp ở cấp độ địa phương và quốc gia [11]. Mục đích của tư vấn nghề nghiệp trước hết giúp cho các cá nhân tự ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp một cách khoa học trên cơ sở phù hợp với nhân cách của họ. Đối với SV, tư vấn nghề nghiệp không chỉ giúp cho họ lựa chọn nghề nghiệp mà còn được tư vấn về những kiến thức (kiến thức chuyên môn, kiến thức bổ trợ) và các kỹ năng cần thiết để họ có thể đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp, cũng như biết cách xây dựng kế hoạch phát triển nghề nghiệp trong tương lai, thích nghi với thị trường lao động cạnh tranh gay gắt và nhiều biến động trong cuộc cách mạng công nghiệp hiện đại ngày nay. Do đó, có thể hiểu tư vấn nghề nghiệp cho sinh viên là hệ thống các hoạt động hỗ trợ người học bao gồm từ việc tư vấn lựa chọn nghề nghiệp đến việc tư vấn người học trang bị kiến thức, kỹ năng, tầm nhìn để họ có khả năng đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp và phát triển nghề nghiệp, thích ứng với thị trường lao động.

- Về cơ sở vật chất

Tăng cường cơ sở vật chất, trang bị các phương tiện giảng dạy và học tập hiện đại trong trường học sẽ góp phần đào tạo nên đội ngũ lao động có chất lượng, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong xu thế hội nhập hiện nay. Do đó, trong thời gian tới, Nhà trường cần quan tâm đầu tư xây dựng thêm phòng thực hành, trang bị thêm máy tính thực hành đáp ứng yêu cầu giảng dạy, nghiên cứu và học tập của cán bộ, sinh viên. Đồng thời, nâng cấp chất lượng wifi ở các khu vực giảng đường.

Sau khi có quy hoạch tổng thể, Nhà trường cần đầu tư trồng các loại cây xanh, triển khai thực hiện các chính sách liên quan đến nhu cầu đặc thù của người khuyết tật để xây dựng môi trường, cảnh quan xanh, sạch, đẹp và ngày càng khang trang hơn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

66

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ