• Không có kết quả nào được tìm thấy

1.5 Kinh nghiệm đánh giá chương trình đào t ạo trong và ngoài nước hiện nay

1.5.2 Trong nước

Ở nước ta đánh giá về chất lượng CTĐT cũng có rất nhiều các công trình nghiên cứu như:

Năm 2001, tác giả Nguyễn Đức Chính và các cộng sự với công trình “Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng ĐT dùng cho các trường ĐH Việt Nam”

tác giả đã đưa ra hệ thống tiêu chí kiểm định các trường ĐH, công bố bộ tiêu chí đánh giá chất lượng và điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo dùng cho các trường ĐH Việt Nam. Trong đó tiêu chí đánh giá CTĐT đã được đề cập tới, tuy nhiên những tiêu chí còn mang tính chung chỉ đề cập đến sản phẩm đào tạo chứ không chú trọng đến quá trình tạo nên sản phẩm đào tạo [13].

Năm 2003, tác giả Phùng Rân đã nghiên cứu tổng kết đưa ra 5 tiêu chí đánh giá CT như sau: Tiêu chí 1: CTĐT được xây dựng phù hợp với sự phân cấp, phân luồng trong hệ thống GD quốc dân; Tiêu chí 2: CTĐT phải thực hiện, phù hợp với trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong nước; Tiêu chí 3: CTĐT giúp tạo ra lực lượng lao

Trường Đại học Kinh tế Huế

21

động phù hợp với phân công lao động xã hội; Tiêu chí 4: CTĐT phải quan tâm đến yêu cầu chủ động hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới; Tiêu chí 5: CTĐT liên thông tạo điều kiện thuận tiện để người học có thể học suốt đời một cách kinh tế nhất, [20].

Năm 2006, tác giả Nguyễn Hữu Châu với đề tài cấp Bộ “Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng GD và đánh giá chất lượng GD”, [14]. Tác giả đã tổng kết hệ thống lý luận cơ bản về chất lượng giáo dục và đánh giá chất lượng giáo dục. Một số tiêu chí chủ yếu khi đánh giá CTĐT được tác giả nêu ra: Thứ nhất là Đảm bảo các yêu cầu có tính pháp lí; Thứ hai là Đánh giá mức độ thực hiện những yêu cầu khoa học, sư phạm.

Năm 2008, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã sử dụng bộ tiêu chuẩn của AUN để tự đánh giá (TĐG) cấp CTĐT dành cho các trường thành viên dựa trên các tiêu chí tự đánh giá cấp CT của mạng lưới đảm bảo chất lượng của các nước ASEAN bao gồm 17 tiêu chuẩn (với 98 tiêu chí) [8]. Mô hình này chú trọng tới đánh giá 4 yếu tố: Kết quả học tập mong muốn, Kết quả đạt được, Sự thỏa mãn của các bên liên quan, Đảm bảo chất lượng và chuẩn đối sánh quốc tế. Theo quan điểm của AUN khi đánh giá chất lượng một CTĐT, điều quan tâm là xem đơn vị đào tạo đặt những mục tiêu gì, mong muốn của nhà trường người tốt nghiệp đạt được những kiến thức, kỹ năng và thái độ đáp ứng yêu cầu ngành nghề mà họ theo học. Sự thỏa mãn của các bên liên quan là những chỉ số rất quan trọng đánh giá CTĐT. Công trình đã đưa ra một cách tiếp cận mô hình tự đánh giá cấp CTĐT cụ thể, mô hình đánh giá này không những cho phép đánh giá những thành tố của CTĐT và đánh giá cả những yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo. Mỗi tiêu chuẩn khác nhau được cụ thể thành các tiêu chí, mỗi tiêu chí được thể hiện qua các chỉ số, các minh chứng. Đây là một trong những tài liệu quan trọng dành cho các nhà nghiên cứu, các trường khi đánh giá CTĐT.

Những năm gần đây, các trường Đại học trong nước chủ yếu sử dụng bộ tiêu chuẩn đánh giá CTĐT các trình độ của giáo dục đại học của Bộ GD&ĐT để đánh giá chương trình đào tạo, ví dụ như:

Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo (CTĐT) ngành Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Vinh [26]. Nội dung chính của Báo cáo tự đánh giá CTĐT ngành Quản trị kinh doanh dựa theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT do Bộ GD&ĐT ban hành, một phần tự đánh giá theo các tiêu chuẩn, tiêu chí. CTĐT ngành Quản trị kinh doanh được đánh giá dựa trên 11 tiêu chuẩn, với 50 tiêu chí. Báo cáo gồm 5 phần:

+ Phần I: Khái quát, mô tả ngắn gọn mục đích, quy trình tự đánh giá chương trình đào tạo, phương pháp và công cụ đánh giá để cung cấp thông tin về bối cảnh của hoạt động tự đánh giá nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn nội dung của báo cáo tự đánh

Trường Đại học Kinh tế Huế

22

giá. Đồng thời, phần này cũng cần mô tả sự tham gia của các bên liên quan (khoa, ban, phòng, giảng viên, nhân viên, người học,...), cách thức tổ chức các thành phần này tham gia hoạt động tự đánh giá CTĐT.

+ Phần II: Tự đánh giá theo các tiêu chuẩn, tiêu chí với các tiểu mục là: (1) Mô tả -phân tích chung về toàn bộ tiêu chuẩn và chỉ ra các minh chứng cụ thể; (2) Nêu những điểm mạnh của CTĐT; (3) Điểm tồn tại; (4) Kế hoạch cải tiến chất lượng và (5) Tự đánh giá.

+ Phần III: Kết luận về những điểm mạnh, điểm cần phát huy của đơn vị đào tạo, được tổng hợp theo từng tiêu chuẩn, tóm tắt những tồn tại, cần cải tiến chất lượng, kế hoạch cải tiến chất lượng và tổng hợp kết quả tự đánh giá.

+ Phần IV: Phụ lục, bao gồm bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá CTĐT theo công văn số 1074, 1075 của Bộ giáo dục đào tạo, cơ sở dữ liệu gồm kiểm định chất lượng CTĐT, các quyết định văn bản liên quan khác và danh mục minh chứng.

Đánh giá chất lượng chương trình đào tạo: khâu then chốt để xây dựng một chương trình đào tạo có chất lượng cao, Đinh Thị Ánh Nguyệt [9]. Bài viết chia sẻ những kinh nghiệm từ quá trình tiến hành việc đánh giá chương trình đào tạo Tiếng Anh thương mại tại trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả sử dụng phương pháp khảo sát nhằm lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về chương trình Tiếng Anh thương mại thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi. Nội dung của phiếu khảo sát bao gồm 26 câu hỏi tập trung vào ba lãnh vực:

- Mục tiêu chương trình đào tạo và quy trình kiểm tra;

- Hoạt động dạy và học;

- Hoạt động hỗ trợ việc dạy và học.

Các câu trả lời được dựa trên thang điểm Likert từ điểm 1 đến 5 (từ "hoàn toàn không đồng ý" đến "hoàn toàn đồng ý"). Sau quá trình khảo sát, tác giả xử lý, phân tích số liệu. Gửi kết quả khảo sát đến giáo viên (mỗi giáo viên chỉ được biết kết quả phản hồi của lớp mình dạy) và báo cáo cho nhà trường kết quả bước đầu của khảo sát cùng những kiến nghị.

Báo cáo kết quả khảo sát các bên liên quan về chương trình đào tạo của trường đại học công nghệ thông tin năm 2017, Trường Đại học Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh [23]. Khảo sát có sự tham gia của 32 nhà tuyển dụng đến từ các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông trong nước; 148 cựu sinh viên tốt nghiệp từ các khóa và 51 giảng viên hiện đang giảng dạy tại Trường. Phiếu khảo sát tập trung các nội dung về: Chuẩn đầu ra; Cấu trúc CTĐT và phần Ý kiến thêm. Kết quả thu cho thấy, hầu hết các nội dung về chuẩn đầu ra và cấu trúc CTĐT đều được đánh giá đồng ý với tỉ lệ trên 70%.

Trường Đại học Kinh tế Huế

23

Mục đích của kiểm định chất lượng CTĐT được quy định tại Điều 3 Thông tư 38/2013/TT-BGDĐT Quy định quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng CTĐT của các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành như sau:

1. Bảo đảm và nâng cao chất lượng chương trình đào tạo.

2. Xác nhận mức độ chương trình đào tạo đáp ứng mục tiêu đề ra trong từng giai đoạn nhất định.

3. Làm căn cứ giải trình với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và xã hội về thực trạng chất lượng của chương trình đào tạo.

4. Làm cơ sở cho người học lựa chọn chương trình đào tạo và nhà tuyển dụng lao động tuyển chọn nhân lực.

Trên cơ sở các CTĐT được điểm định, các trường đại học có cơ hội xem xét lại toàn bộ hoạt động của mình một cách có hệ thống để từ đó điều chỉnh các hoạt động theo một chuẩn mực nhất định. Đã có nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng như:

chất lượng được đánh giá bằng yếu tố “đầu vào”, “đầu ra” hay bởi “giá trị gia tăng”…

Tuy nhiên, để đánh giá chính xác chất lượng của CTĐT, không thể chỉ xem xét ở một khía cạnh về chất lượng đầu vào hay đầu ra, mà cần có cái nhìn tổng thể về toàn bộ hoạt động của nhà trường. Đó chính là vai trò của kiểm định, bản thân kiểm định chất lượng sẽ không tạo ra chất lượng ngay cho mỗi đơn vị, mà nó chính là tấm gương phản ánh toàn bộ thực trạng của nhà trường, giúp cho các nhà quản lý nhìn nhận những mặt mạnh, mặt yếu của CTĐT để từ đó có bước hành động tiếp theo phù hợp.

Kiểm định CTĐT là lời tuyên bố tới các bên liên quan về hiện trạng chất lượng của chương trình của trường. Trước tiên, việc tự nguyện đăng ký kiểm định được xem là lời cam kết về chất lượng CTĐT mà nhà trường mang lại cho người học và các bên liên quan khác như: nhà tuyển dụng, các đối tác, xã hội. Thêm vào đó, hoạt động đánh giá ngoài được thực hiện thông qua bên thứ ba là các chuyên gia có kinh nghiệm trong đào tạo, nghiên cứu và quản lý giáo dục đại học, có chứng nhận đào tạo kiểm định viên hoặc thẻ kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục sẽ mang tính khách quan cao trong việc công nhận chất lượng của nhà trường. Vì vậy, kết quả kiểm định cung cấp cho các bên liên quan những thông tin kịp thời, chính xác để xác nhận chất lượng đào tạo của nhà trường, từ đó có cơ sở lựa chọn các dịch vụ phù hợp. Bên cạnh đó, kiểm định chất lượng CTĐT là tiền đề xây dựng văn hoá chất lượng cho cơ sở giáo dục. Hoạt động kiểm định chất lượng dựa trên các chỉ số, các chuẩn mực để đánh giá, do đó các thông tin này sẽ giúp mỗi thành viên của nhà trường hiểu rõ hơn công việc của mình và những người liên quan làm thế nào để đạt chất lượng, nhờ đó chủ động

Trường Đại học Kinh tế Huế

24

không ngừng nâng cao chất lƣợng công việc của mình, góp phần hành động theo chất lƣợng, khi đó văn hóa chất lƣợng sẽ dần hình thành tại cơ sở giáo dục đại học.

Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn cho thấy, để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo sinh viên ngành Hệ thống thông tin quản lý chuyên ngành Tin học Kinh tế, thì việc định kỳ đánh giá CTĐT cử nhân Tin học kinh tế là điều cần thiết.

Trường Đại học Kinh tế Huế

25

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU