• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Bối cảnh chung về Trường, Khoa

25

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

26

GD&ĐT giao nhiệm vụ đào tạo 5 chuyên ngành thạc sĩ và 03 chuyên ngành tiến sĩ.

Song song với việc mở rộng qui mô đào tạo, Trường đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo và đã có nhiều biện pháp nhằm đảm bảo các điều kiện về đội ngũ CBGD, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, tăng cường công tác quản lý, cải tiến nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học.

Trường Đại học Kinh tế xem hoạt động nghiên cứu khoa học là một trong hai nhiệm vụ trọng tâm để xây dựng Nhà trường trở thành một trung tâm đào tạo và nghiên cứu uy tín, góp phần thiết thực vào việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước. Hoạt động NCKH của Trường rất đa dạng, từ việc thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tỉnh, cấp Bộ, cấp Trường đến các đề tài hợp tác đồng nghiên cứu, góp phần giải quyết các vấn đề mang tính thời sự, thiết thực ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên, trên cơ sở đó đẩy mạnh và tăng cường các mối liên kết hợp tác nghiên cứu khoa học giữa Nhà trường và các đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước.

Hoạt động hợp tác quốc tế đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của Trường Đại học Kinh tế. Trong những năm qua, hoạt động hợp tác quốc tế đã phát huy hiệu quả và mang lại cho Trường cơ hội nhập toàn diện với giáo dục đại học thế giới, từng bước khẳng định vị thế của mình trong quan hệ hợp tác với các trường đại học, các viện nghiên cứu và các tổ chức quốc tế. Đến nay, Trường đã có quan hệ hợp tác với hơn 40 trường đại học, viện nghiên cứu và tổ chức quốc tế. Nhiều chương trình liên kết đào tạo và dự án hợp tác, chương trình trao đổi học thuật, thực tập nghề nghiệp và giao lưu văn hóa đã được thực hiện, qua đó góp phần quan trọng giúp Nhà trường xây dựng và bồi dưỡng năng lực giảng dạy và nghiên cứu của đội ngũ cán bộ giáo viên, tạo cơ hội học tập và giao lưu quốc tế cho sinh viên, nâng cao chất lượng đào tạo, cải thiện cơ sở vật chất và nâng cao uy tín của Nhà trường.

Trường Đại học Kinh tế là đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc Đại học Huế, một đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động, thực hiện cơ chế tự chủ tài chính khoán theo Nghị định 43/CP (nay là Nghị định 16/CP) của Chính phủ.

Với những thành tích đạt được qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển Trường ĐHKT - đã được Nhà nước trao tặng Huân chương lao động hạng Ba năm (1997), Huân chương Lao động hạng Hai (năm 2009) Huân chương lao động hạng Nhất năm (2019) và nhiều bằng khen, giấy khen, phần thưởng khác của Đảng, Nhà nước và Đại học Huế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

27

Bảng 2.1:Số lượng cán bộ, giảng viên tại thời điểm 30/11/2020

Chỉ tiêu Số lượng (Người)

I. Tổng số cán bộ giảng viên, nhân viên 284 1. Theo chức danh nghề nghiệp

1.1. Giảng viên 189

1.2. Nhân viên (cán bộ hành chính) 95

2. Theo hình thức làm việc

2.1. Biên chế 241

2.2. Hợp đồng 43

3. Theo trình độ chuyên môn

3.1. Phó Giáo sư, tiến sĩ 14

3.2. Tiến sĩ 45

3.3. Thạc sĩ 168

3.4. Đại học 41

3.5. Khác 16

4. Theo hạng chức danh nghề nghiệp (có tính đến HĐLĐ)

4.1. Viên chức hạng 1 14

4.2. Viên chức hạng 2 38

4.3. Viên chức hạng 3 208

4.4. Cán sự, nhân viên 24

II. Trình độ chuyên môn của giảng viên 189

- Phó Giáo sư, tiến sĩ 14

- Tiến sĩ 43

- Thạc sĩ 125

- Đại học 7

Nguồn: Số liệu từ Phòng Tổ chức – Hành chính – Trường Đại học Kinh tế Huế 2.1.2 Bối cảnh chung về Khoa Hệ thống Thông tin kinh tế, thuộc trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế

Khoa Hệ thống thông tin kinh tế, trực thuộc Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế có tiền thân là Bộ môn Khoa học cơ sở trực thuộc Khoa Kinh tế, Đại học Huế thành lập năm 1995 và được đổi tên nhiều lần để phù hợp với nhiệm vụ chính trị. Đổi thành Bộ môn Thống kê Toán kinh tế trực thuộc trường Đại học Kinh tế theo Quyết

Trường Đại học Kinh tế Huế

28

định số 662/QĐ – ĐHH – TCNS của Giám đốc Đại học Huế ngày 24 tháng 12 năm 2002; đổi thành Bộ môn Hệ thống thông tin kinh tế theo Quyết định số 521/QĐ – ĐHH – TCNS ngày 21 tháng 04 năm 2005 của Giám đốc Đại học Huế; Vào ngày 20 tháng 06 năm 2006, Khoa Hệ thống thông tin kinh tế chính thức được thành lập trên cơ sở Bộ môn Hệ thống thông tin kinh tế.

Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, Khoa không ngừng lớn mạnh cả quy mô, cơ cấu tổ chức, trình độ quản lý, chất lượng đội ngũ, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học ngang tầm với nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao. Chình vì vậy, ngày 10 tháng 01 năm 2006 Giám đốc Đại học Huế ký Quyết định số 024/QĐ – ĐHH–

ĐT cho phép Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế mở đào tạo chuyên ngành Thống kê kinh doanh hệ chính quy, trình độ đại học, bắt đầu tuyển sinh từ năm học 2006 – 2007.

Từ năm 2006, ngoài nhiệm vụ đào tạo các môn học thuộc chương trình cơ sở và cơ bản cho các ngành học trong và ngoài trường, Khoa còn được giao nhiệm vụ đào tạo cử nhân chính quy chuyên ngành Thống kê. Đến tháng 08 năm 2007, Khoa hoàn thành việc xây dựng chuyên ngành Tin học kinh tế theo chương trình đào tạo của Trường Đại học Kinh tế và Đại học Huế. Và năm 2021, Khoa mở thêm chuyên ngành Phần tích dữ liệu kinh tế.

2.1.3 Giới thiệu về chương trình đào tạo Tin học Kinh tế tại trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế.

Chương trình đạo tạo Tin học Kinh tế được Khoa hoàn thiện vào tháng 8 năm 2007 và bắt đầu tuyển sinh vào năm học 2008-2009.

Mục tiêu đào tạo chung của chương trình là: đào tạo cử nhân nắm vững những kiến thức về kinh tế, kinh doanh, có kiến thức chuyên sâu về Tin học kinh tế; tham gia trực tiếp vào các giai đoạn xây dựng, phát triển phần mềm của các đơn vị sản xuất phần mềm; có kỹ năng hoạch định, tổ chức xây dựng, phát triển, ứng dụng và vận hành các hệ thống thông tin quản lý trong các tổ chức, doanh nghiệp cũng như đề xuất các giải pháp tin học hóa trong hoạt động quản lý, kinh doanh.

Mục tiêu cụ thể của chương trình là: Sau khi hoàn thành khóa học, sinh viên tốt nghiệp có kiến thức, kỹ năng và năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Kiến thức: Nắm vững, vận dụng các kiến thức chuyên sâu và cập nhật về hệ thống thông tin, tin học kinh tế nhằm tin học hóa các hoạt động tác nghiệp, quản lý và kinh doanh trong các tổ chức, doanh nghiệp; xây dựng và phát triển các phần mềm phục vụ mục tiêu phát triển công nghệ thông tin của đất nước.

- Kỹ năng: Hiểu và vận dụng các kỹ năng về lập luận tư duy và ứng dụng hệ thống thông tin giải quyết vấn đề; nghiên cứu và khám phá kiến thức, tư duy hệ thống

Trường Đại học Kinh tế Huế

29

trong việc phân tích, hoạch định và tổ chức thực hiện các giải pháp công nghệ thông tin nói chung và hệ thống thông tin quản lý nói riêng trong hoạt động quản lý, kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức tổ chức kỉ luật tốt, tôn trọng nội quy, quy chế của cơ quan và có tác phong công nghiệp; Có tinh thần cầu tiến, không ngừng học tập nâng cao trình độ.

Dựa vào các mục tiêu đã đề ra, chương trình đã xây dựng các chuẩn đầu ra phù hợp. Trong đó nêu rõ các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học sau khi hoàn thành một chương trình đào tạo, gồm cả yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm của người học khi tốt nghiệp.

Số lượng sinh viên tuyển sinh được từ khóa 46 đến khóa 54 đối với chuyên ngành Tin học kinh tế thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.2: Số lượng sinh viên chuyên ngành Tin học Kinh tế từ khóa 46 đến khóa 54

Khóa Số sinh viên

K46 37

K47 52

K48 67

K49 101

K50 75

K51 32

K52 25

K53 27

K54 38

Nguồn: Số liệu Phòng Đào tạo Đại học – Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế Dựa vào bảng số liệu trên cho thấy, tỷ lệ sinh viên tuyển sinh được mỗi năm của chuyên ngành Tin học Kinh tế đang có xu hướng giảm.

Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đúng thời gian quy định (4 năm học của một khóa) từ khóa K46 đến Khóa K51:

Bảng 2.3: Số lượng sinh viên chuyên ngành Tin học Kinh tế tốt nghiệp đúng hạn từ khóa 46 đến khóa 50

Khóa Số SV Số SV tốt nghiệp đúng hạn Tỷ lệ

K46 37 24 64,9

K47 52 33 63,5

Trường Đại học Kinh tế Huế

30

K48 67 37 55,2

K49 101 59 58,4

K50 75 42 56,0

Nguồn: Số liệu Phòng Đào tạo Đại học – Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế Theo bảng thống kê trên, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đúng hạn chiếm tỷ lệ từ 55%-70%. Số sinh viên còn lại tốt nghiệp vào một hoặc 2 năm sau đó.

2.2 Xác định các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá CTĐT Tin học Kinh tế, tại trường