• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên c ứu

2.3.1 Đối tượng tham gia nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện với cựu sinh viên (Khóa K46 – Khóa K50) và sinh viên cuối khóa K51 ngành Hệ thống thông tin quản lý, chuyên ngành Tin học Kinh tế của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế. Mỗi khóa nghiên cứu phỏng vấn 1-2 cựu sinh viên là đại diện được chọn ngẫu nhiên để thu thập thêm thông tin.

Nghiên cứu chỉ tiến hành khảo sát với sinh viên đã tốt nghiệp và sinh viên cuối khóa vì lí do những sinh viên này đã học hết chương trình nên sẽ có cách nhìn nhận toàn diện hơn về CTĐT hơn so với những sinh viên khác. Đối với cựu sinh viên, sau khi tốt nghiệp, trong quá trình đi làm, cọ xát với thực tế, họ có đủ điều kiện để nhận xét về mức độ đạt được, mức độ cần thiết của những kiến thức, kĩ năng, năng lực mà họ được trang bị trong suốt 4 năm học ở Trường đại học.

Trong tổng số 364 sinh viên chuyên ngành Tin học Kinh tế tính từ khóa 46 đến khóa 51 (tính theo số lượng nhập học được Phòng Đào tạo thống kê, không kể số sinh

Trường Đại học Kinh tế Huế

33

viên thôi học), nghiên cứu áp dụng công thức của Yamane (1967) [44] để tính kích thước mẫu điều tra:

1 2

n N

N .e

trong đó: N: số lượng tổng thể nghiên cứu; e: sai số tiêu chuẩn.

Với N=364 và e=0,1, kích thước mẫu tối thiểu là 79 sinh viên. Nghiên cứu đã gởi bảng khảo sát đến các khóa từ K46 đến K51 và nhận lại được 84 câu trả lời hợp lệ.

Tỷ lệ sinh viên các khóa tham gia khảo sát tương đối đồng đều với tỷ lệ sinh viên mỗi khóa trong tổng thể sinh viên chuyên ngành Tin học Kinh tế. Mẫu được lựa chọn một cách ngẫu nhiên, phi xác suất.

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được những nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:

+ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

Nghiên cứu đã thu thập và phân tích các tài liệu có liên quan về đánh giá CTĐT, yêu cầu đối với CTĐT và các mô hình đánh giá CTĐT của các tác giả trong và ngoài nước; các quyết định, thông tư, luật giáo dục của Bộ GD&ĐT về đánh giá CTĐT.

Nghiên cứu đã tiến hành phân tích mục tiêu, chuẩn đầu ra và nội dung của CTĐT Tin học Kinh tế của trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế; hệ thống các tài liệu có liên quan đến Kiểm định CTĐT; nghiên cứu các tiêu chí đánh giá chất lượng CTĐT các trình độ giáo dục đại học của Bộ GĐ và ĐT ban hành ngày 31/12/2019 [6].

Thu thập và tổng hợp thông tin về kết quả đào tạo sinh viên chuyên ngành Tin học Kinh tế từ phòng Đào tạo, phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục (KT-BCLGD) của trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế

+ Phương pháp phỏng vấn

Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn gián tiếp và bằng bảng hỏi trong quá trình điều tra thu thập số liệu. Đối tượng được phỏng vấn là các chuyên gia, các bộ quản lý, giảng viên trực tiếp giảng dạy sinh viên chuyên ngành Tin học Kinh tế tại trường; những sinh viên chuyên ngành Tin học kinh tế đã tốt nghiệp ra trường và những sinh năm cuối đang chuẩn bị ra trường (cụ thể nhóm sinh viên từ khóa 46 đến 51 của trường).

+ Phương pháp chuyên gia:

Phương pháp chuyên gia là phương pháp nghiên cứu thu thập và xử lý đánh giá, dự báo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi thuộc lĩnh vực hẹp hay

Trường Đại học Kinh tế Huế

34

những người có trình độ cao, có thâm niên công tác trong lĩnh vực xây dựng CTĐT, kiểm định đánh giá chất lượng chương trình.

+ Phương pháp đi ều tra

+ Điều tra thử: mục tiêu là kiểm tra mức độ hợp lý của phiếu điều tra trước khi thực hiện khảo sát rộng rãi. Dựa vào ý kiến phản hồi, bảng hỏi được điều chỉnh nội dung và hình thức cho phù hợp với đối tượng nghiên cứu nhằm thu thập thông tin có hiệu quả hơn.

+ Điều tra chính thức: Khảo sát được thực hiện trực tiếp thông qua khảo sát online bằng cách sử dụng Google Form đến các sinh viên cuối khóa K51 và các sinh viên đã tốt nghiệp từ khóa K46 đến K50 của Khoa.

+ Phương pháp thống kê

Sau khi thu thập được số liệu nghiên cứu, đề tài đã sử dụng phương pháp thống kê để xử lý số liệu nhằm đánh giá khách quan kết quả nghiên cứu.

+ Nghiên cứu sử dụng Excel để tính toán các giá trị cơ bản, tỷ lệ, tần suất…

+ Sử dụng phần mềm IBM SPSS 22.0 để tính mức độ đạt được và mức độ cần thiết của các tiêu chí cùng với sai số chuẩn của nó. Độ tin cậy áp dụng trong phân tích so sánh ở mức 95%.

2.3.3 Thiết kế phiếu điều tra

Nội dung phiếu điều tra gồm 4 phần:

+ Phần 1: thu thập thông tin chung về đối tượng nghiên cứu như: họ tên, nghề nghiệp, khóa học ...

+ Phần 2: đánh giá mức độ cần thiết và mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng và năng lực của sinh viên tốt nghiệp ngành Hệ thống thông tin quản lý, chuyên ngành Tin học Kinh tế.

+ Phần 3: đánh giá chung về chất lượng chương trình đào tạo như: mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, phương pháp dạy và học, kết quả học tập, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và trang thiết bị...

+ Phần 4: Ghi nhận các ý kiến đóng góp và đề xuất của sinh viên đã tốt nghiệp, sinh viên cuối khóa về CTĐT nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng CTĐT Tin học Kinh tế tại trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế.

Hình thức câu hỏi và thang đo: Câu hỏi được thiết kế dưới dạng câu hỏi bậc thang để đo lường mức độ cần thiết/mức độ đạt được/ mức độ đồng ý/ mức độ hài lòng và câu hỏi liệt kê để thu thập thông tin. Ý nghĩa chung của thang đo được xác định theo giá trị trung bình (M) như sau: 1≤M≤ 1,81: không; 1,81≤M ≤2,60: ít; 2,61≤M≤

3,40: tương đối; 3,42≤M≤ 4,21: nhiều/tốt; 4,21≤M≤ 5,00: hoàn toàn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

35

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN