• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2 Sinh viên đánh giá về thực trạng CTĐT Tin học Kinh tế

3.2.7 Tiêu chuẩn 9. Cơ sở vật chất và trang thiết bị

Trang thiết bị, cơ sở vật chất và tài nguyên học tập có ảnh hưởng không nhỏ đến chiến lược giảng dạy và học tập. Trường Đại học Kinh tế luôn đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập tốt nhất để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu của giảng viên, sinh viên. Điều này được thể hiện qua hệ thống phòng làm việc, phòng học, các phòng chức năng, với trang thiết bị phù hợp, thư viện và các nguồn học liệu đầy đủ và được cập nhật thường xuyên, phòng thực hành với trang thiết bị hiện đại, hệ thống công nghệ thông tin (bao gồm cả cơ sở hạ tầng cho

Trường Đại học Kinh tế Huế

55

việc học trực tuyến) phù hợp và được cập nhât. Bên cạnh đó, Nhà trường luôn đảm bảo các tiêu chí về môi trường, sức khỏe và an toàn cho sinh viên các ngành học.

Các tiêu chí của tiêu chuẩn 9 liên quan đến ý kiến phản hồi của người học được đánh giá ở mức độ tốt/hài lòng (M=3,67) (Bảng 3.5)

Bảng 3.5: Ý kiến đánh giá về Tiêu chuẩn 9. Cơ sở vật chất và trang thiết bị

Nội dung Trung bình ±sai số chuẩn

Thư viện và các nguồn học liệu phù hợp và được cập

nhật để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu. 3,65±0,079 Phòng thí nghiệm, thực hành và trang thiết bị phù

hợp và được cập nhật để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu.

3,44±0,096

Hệ thống công nghệ thông tin (bao gồm cả cơ sở hạ tầng cho học tập trực tuyến) được cập nhật để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu.

3,56±0,084

Các tiêu chuẩn về môi trường, sức khỏe, an toàn được xác định và triển khai (có lưu ý đến nhu cầu đặc thu của người khuyết tật).

4,05±0,053

Nguồn: Số liệu điều tra, xử lí năm 2021 Tiêu chí 9.2: Thư viện và các nguồn học liệu phù hợp và được cập nhật để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu

Thư viện đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp đỡ, hướng dẫn cho học sinh, sinh viên trong việc tự học, tự nghiên cứu. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của thư viện, một cơ quan văn hoá giáo dục ngoài nhà trường. Đồng thời xác định các học liệu đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học, nên nhiều năm qua, trong nguồn lực hạn hẹp của mình, Nhà trường luôn có sự quan tâm, đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống thư viện nhằm cung cấp sách báo, tài liệu phục vụ cho việc tự học, tự nghiên cứu và phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo trong học tập của người học. Hiện nay Thư viện có khoảng 33088 bản in (trong đó có 23584 đầu sách, còn lại là luận văn và khóa luận) với khoảng 1600 bản sách ngoại văn; tài liệu điện tử khoảng 3521 bản (theo số liệu cập nhật 11/2021 của Trung tâm Thư viện Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế).

Thư viện có phòng đọc được nối mạng internet, có chỗ ngồi đọc và tự học với gần 200 chỗ ngồi. Trong những năm gần đây, thư viện thường xuyên đề xuất, lập kế hoạch dự toán mua, bổ sung, cập nhật và đa dạng hóa các loại sách giáo trình, báo,

Trường Đại học Kinh tế Huế

56

tạp chí, tài liệu nhằm đáp ứng nhu cầu và yêu cầu ngày càng tăng của các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của giảng viên, học viên, sinh viên Nhà trường.

Ngoài ra, trong khuôn khổ dự án “Xây dựng Thư viện điện tử dùng chung cho các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam thuộc dự án Nâng cao chất lượng Giáo dục Đại học”

do Ngân hàng Thế giới tài trợ Trung tâm Thư viện Trường đã kích hoạt quyền truy cập và khai thác cơ sở dữ liệu dùng chung như: Cơ sở dữ liệu sách điện tử đa ngành IG Publishing eBooks collection; Cơ sở dữ liệu sách điện tử chuyên ngành kinh tế Springer eBooks collection; Cơ sở dữ liệu sách điện tử cơ bản chuyên ngành kinh tế (trước năm 2017) Elsevier eBooks Collection; Cơ sở dữ liệu tạp chí Emerald e-Journals Collection; Cơ sở dữ liệu tạp chí Sage-e-Journals ; Bộ cơ sở dữ liệu Kinh tế – Tài chính – Vi mô của FIIN PRO. Đây là một nguồn học liệu vô cùng phong phú và đắt giá cho người học.

Thư viện đã ban hành đầy đủ các quy định, nội dung sử dụng thư viện, và được giới thiệu đầy đủ đến sinh viên ngay khi nhập học trong các buổi sinh hoạt công dân đầu khóa. Thư viện mở cửa theo giờ hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên và người học khai thác tài liệu học tập và nghiên cứu.

Tiêu chí “Thư viện và các nguồn học liệu phù hợp và được cập nhật để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu” được sinh viên đánh giá ở mức đồng ý tốt (M=3,65±0,079) với ý kiến đồng ý và hoàn toàn đồng ý là 67,9%. Nhiều ý kiến góp ý của sinh viên cho rằng: Thư viện trường đang ở tầng 6 thuộc khu giảng đường, không thuận tiện cho việc đi lại, và không gian học tập, đọc sách chưa được yên tĩnh. Nhà trường cần xây dựng mô hình thư viện với không gian mở, có nhiều cây xanh, không gian đọc sách gần gũi thuận tiện, thân thiện cho sinh viên. Đồng thời, thái độ phục vụ của đội ngũ nhân viên cũng cần được thay đổi theo hướng tích cực, thân thiện, tránh cứng nhắc. Thư viện này không chỉ là nơi chứa sách mà đang dần trở thành một trung tâm thông tin, trung tâm văn hóa và sinh hoạt cộng đồng, khuyến khích sáng tạo cho sinh viên và giảng viên.

Tiêu chuẩn 9.3: Phòng thí nghiệm, thực hành và trang thiết bị phù hợp và được cập nhật để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu.

Trường Đại học Kinh tế đã xây dựng các phòng thực hành máy tính có thiết bị đầy đủ phù hợp để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu. Sinh viên ngành Hệ thống thông tin quản lý, chuyên ngành Tin học Kinh tế được sử dụng 4 phòng máy tính với hơn 200 máy tính. Tại mỗi phòng đều trang bị đầy đủ bàn ghế, máy chiếu có hệ thống điện chiếu sáng, quạt, điều hòa kết hợp nối mạng internet phục vụ tốt nhu cầu thực hành của sinh viên chuyên ngành Tin học Kinh tế. Phòng thực hành được thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa và cập nhật, bổ sung để phục vụ tốt nhất cho

Trường Đại học Kinh tế Huế

57

người học. Tuy nhiên theo đánh giá chung, số lượng máy tính để sinh viên có thể mỗi cá nhân sử dụng một máy tính lúc thực hành trong một nhóm học 60 sinh viên vẫn còn hạn chế, nhiều máy có cấu hình thấp so với nhu cầu sử dụng nên tốc độ chậm, hạn chế việc thực hành của sinh viên. Đánh giá về tiêu chí 9.3 này, sinh viên có ý kiến ở mức tương đối tốt (M=3,44±0,096). Một số phòng máy tính khác chủ yếu được tập hợp lại từ những phòng máy đã có từ những năm trước. Không những vậy, để đảm bảo cho sự mở rộng và phát triển của trường, một số phòng máy tính đã được tháo gỡ, di chuyển địa điểm nhiều lần, việc làm này phần nào cũng đã gây ra những hỏng hóc nhất định, làm các máy tính không thể hoạt động một cách trơn tru, ổn định. Việc bảo trì, sửa chữa chưa được đầu tư thích đáng, một phần là do kinh phí của Trường còn hạn hẹp nên mấy năm trở lại đây toàn bộ việc bảo trì, sửa chữa, duy trì hoạt động của phòng máy được giao cho chính đội ngũ cán bộ phòng Đào tạo trực tiếp quản lý.

Trong thời gian tới, thiết nghĩ, Nhà trường cần đầu tư xây dựng thêm phòng thực hành về máy tính, đáp ứng yêu cầu dạy giảng và nghiên cứu của học sinh, sinh viên không chỉ chuyên ngành Tin học Kinh tế mà còn các ngành/chuyên ngành đào tạo khác trong trường.

Tiêu chuẩn 9.4: Hệ thống công nghệ thông tin (bao gồm cả cơ sở hạ tầng cho học tập trực tuyến) được cập nhật để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu.

Hệ thống công nghệ thông tin của Nhà trường bao gồm: hệ thống máy tính, phần cứng, phần mềm, mạng internet, trang thông tin điện tử... đáp ứng tốt các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Nhà trường đã xây dựng các phòng máy tính với đầy đủ tiện nghi để sinh viên có thể thực hành. Tại các phòng học đều được trang bị micro, máy chiếu, loa để phục vụ hoạt động dạy học. Toàn bộ các cổng thông tin, hệ thống email công vụ, phần mềm chuyên trách phục vụ công tác quản lí và đào tạo đều được cán bộ có chuyên môn kiểm tra, bảo dưỡng và xử lý kịp thời khi có sự cố, đồng thời có hệ thống an ninh mạng tốt để đảm bảo hệ thống được hoạt động thông suốt. Những năm gần đây, Nhà trường tiếp tục thực hiện kế hoạch đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường đầu tư về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin; hoàn thiện website của Trường, của các Khoa.. đưa vào sử dụng thống nhất phần mềm sử dụng dạy học trực tiếp (Microsoft Teams), cung cấp tài khoản email cá nhân với tên miền @hce.edu.vn cho tất cả cán bộ, giảng viên, viên chức và toàn bộ sinh viên, học viên của Trường để tạo sự thống nhất, đồng bộ và thể hiện tính chuyên nghiệp cao.

Bên cạnh đó Khoa Hệ thống Thông tin Kinh tế cũng có website của Khoa nhằm phục vụ cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học và quảng bá về Khoa.

Trường Đại học Kinh tế Huế

58

Khi được khảo sát lấy ý kiến phản hồi về hệ thống công nghệ thông tin của trường, sinh viên thể hiện ở mức độ hài lòng (M=3,56±0,084). Đây không phải là mức đánh giá cao về tiêu chí này. Nhiều sinh viên cho rằng, hệ thống mạng wifi của Nhà trường chưa đảm bảo tốc độ truy cập để phục vụ cho việc học, việc nghiên cứu. Nhiều phòng học không thể sử dụng được wifi, một số phần mềm chưa có bản quyền nên thỉnh thoảng sẽ bị lỗi khi sử dụng và hạn chế khá nhiều tính năng của phần mềm đó, gây cản trở cho việc dạy và học của giảng viên, sinh viên.

Tiêu chuẩn 9.5: Các tiêu chuẩn về môi trường, sức khỏe, an toàn được xác định và triển khai (có lưu ý đến nhu cầu đặc thù của người khuyết tật)

Với quy mô hơn 6000 sinh viên, học viên và 284 công chức, viên chức và người lao động, Trường Đại học Kinh tế thường xuyên có một lượng lớn người học tập và làm việc. Vì vậy, công tác đảm bảo an toàn, an ninh và môi trường, sức khỏe luôn được Nhà trường quan tâm, chú trọng.

Công tác đảm bảo an ninh trật tự trong Nhà trường luôn đảm bảo. Lực lượng bảo vệ Nhà trường luôn có mặt và làm việc tại cơ sở cả ngày, đêm. Bên cạnh đó, Trường còn thành lập Trung đội tự vệ do một phó hiệu trưởng làm chỉ huy trưởng. Ngoài ra, Nhà trường còn thành lập các đội xung kích trong các dịp lễ, Tết và mùa mưa bão;

thành lập đội phòng cháy, chữa cháy. Nhà trường cũng ký thỏa thuận hợp tác với Công an phường để phối hợp giữ vững an ninh trật tự tại các khu vực trong trường và khu dân cư quanh trường. Hệ thống camera ở giảng đường và dãy nhà hành chính hoạt động liên tục, góp phần vào việc bảo vệ an ninh học đường cũng như tài sản của Nhà trường. Do đó, năm 2015, Trường Đại học Kinh tế đã được Ủy ban nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế công nhận là Nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự”

[25].

Môi trường, cảnh quan của Nhà trường luôn xanh, sạch, đẹp và an toàn. Cây xanh, vườn hoa, thảm cỏ được trồng và chăm sóc chu đáo nhằm tạo không gian thoáng mát, trong lành. Bên cạnh đó, Nhà trường có đội ngũ cán bộ vệ sinh thường xuyên quét, dọn các phòng học, hành lang, khuôn viên trường sạch sẽ sau mỗi buổi học. Trường có phòng ý tế đảm bảo về thiết bị y tế cơ bản, nhân lực bảo đảm có thể trợ giúp sinh viên kịp thời khi có vấn đề sức khỏe, thực hiện các sơ cứu bước đầu.

Cán bộ và sinh viên toàn trường được khám sức khỏe định kỳ mỗi năm.

Tiêu chí: “Các tiêu chuẩn về môi trường, sức khỏe, an toàn được xác định và triển khai” được cựu sinh viên và sinh viên cuối khóa đánh giá sự hài lòng ở mức độ nhiều (M=4,05±0,053). Đây cũng là chỉ số tốt để thu hút người học đến với trường Đại học Kinh tế- Đại học Huế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

59

Nhìn chung, Nhà trường luôn đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập bao gồm hệ thống phòng làm việc, phòng học và các phòng chức năng với đầy đủ các trang thiết bị, thư viện và các nguồn học liệu, phòng máy tính, hệ thống công nghệ thông tin… Hằng năm nhà trường đầu tư kinh phí để bảo trì, sửa chữa và trang bị mới trang thiết bị phục vụ cho học tập và nghiên cứu khoa học đạt chất lượng cao và hiện đại hóa. Công tác bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được Nhà trường quan tâm. Cán bộ, giảng viên, sinh viên được làm việc, nghiên cứu, học tập trong không gian xanh, sạch, đẹp, trật tự và an toàn.

3.3. Một số ý kiến đề xuất nâng cao chất lượng CTĐT Tin học Kinh tế hướng tới