• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Một số ý kiến đề xuất nâng cao chất lượng CTĐT Tin học Kinh tế hướng tới kiểm

3.3.1 Kết quả chính của nghiên cứu

59

Nhìn chung, Nhà trường luôn đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập bao gồm hệ thống phòng làm việc, phòng học và các phòng chức năng với đầy đủ các trang thiết bị, thư viện và các nguồn học liệu, phòng máy tính, hệ thống công nghệ thông tin… Hằng năm nhà trường đầu tư kinh phí để bảo trì, sửa chữa và trang bị mới trang thiết bị phục vụ cho học tập và nghiên cứu khoa học đạt chất lượng cao và hiện đại hóa. Công tác bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được Nhà trường quan tâm. Cán bộ, giảng viên, sinh viên được làm việc, nghiên cứu, học tập trong không gian xanh, sạch, đẹp, trật tự và an toàn.

3.3. Một số ý kiến đề xuất nâng cao chất lượng CTĐT Tin học Kinh tế hướng tới

60

Chuẩn đầu ra về kỹ năng được sinh viên đánh giá ở mức độ cần thiết nhiều đến rất cần thiết (3,64≤M≤4,46). Đây là những kỹ năng liên quan đến nghề nghiệp, công việc hiện tại. Những kỹ năng nghề nghiệp này đã được Khoa và Bộ môn cân nhắc, lựa chọn, điều chỉnh để ngày càng phù hợp với thị trường lao động hiện nay. Tuy nhiên mức độ đạt được của sinh viên với những tiêu chí của chuẩn đầu ra về kỹ năng mềm còn thấp, chưa đáp ứng được những yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe của nhà tuyển dụng.

Do đó việc hình thành và phát triển kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm cho sinh viên, tiếp cận đúng với yêu cầu việc làm và nhu cầu của nhà tuyển dụng là vô cùng cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Tiêu chuẩn 2: Bản mô tả chương trình đào đạo đầy đủ thông tin và cập nhật được sinh viên đánh giá ở mức đồng ý cao (điểm trung bình là 3,74). 100% đề cương các môn học trong CTĐT được định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh và cập nhật theo kế hoạch của Nhà trường. 78% sinh viên đồng ý với ý kiến cho rằng việc tiếp cận bản mô tả CTĐT, đề cương chi tiết các học phần dễ dàng, thuận tiện thông qua trang thông tin của Khoa, giảng viên trực tiếp giảng day, cố vấn học tập...

Tiêu chuẩn 3: Cấu trúc và nội dung chương trình dạy học với tiêu chí 3.1

“Chương trình dạy học được thiết kế dựa trên Chuẩn đầu ra” được người học đánh giá ở mức đồng ý cao (M=3,71 ±0,065) với tỷ lệ đồng ý trên 69%. Tuy nhiên, nhiều sinh viên vẫn cho rằng chương trình học còn nặng về lý thuyết hàm lâm, thiếu thực hành thực tế. Tỷ lệ của các khối kiến thức trong CTĐT gồm 27% kiến thức giáo dục đại cương (kiến thức chung của SV trong Đại học Huế); 26% là kiến thức của ngành và khối ngành kinh tế; 32% kiến thức chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý; 7% kiến thức bổ trợ, 3% kiến thức thực tập và 5% kiến thức về làm khóa luận, chuyên đề.

Tiêu chuẩn 4. Phương pháp tiếp cận trong dạy và học với tiêu chuẩn 4.3 “Các hoạt động dạy và học thức đẩy việc rèn luyện các kỹ năng, nâng cao khả năng học tập suốt đời” được trên 70% sinh viên cho ý kiến ở mức độ đồng ý và rất đồng ý. Với các học phần được giảng dạy trong CTDH. Để thúc đẩy việc rèn luyện các kỹ năng, và nâng cao khả năng học tập của người học Nhà trường và Khoa đã tiến hành đổi mới phương pháp dạy và học. Người học là trung tâm, chuyển từ trạng thái bị động tiếp thu sang học tập chủ động. Để làm được điều đó, mỗi giảng viên từng bước thay đổi cách thức giảng dạy, tăng cường yêu cầu sinh viên tự học, nghiên cứu trước khi đến lớp, giảng viên đóng vai trò hướng dẫn, giải đáp, điều này được thể hiện trong đề cương từng môn học. Ngoài ra, giảng viên phải sử dụng thành thạo, hiệu quả tổ hợp các phương pháp giảng dạy nhằm thúc đẩy việc rèn luyện các kỹ năng thiết yếu, kỹ năng mềm, nhấn mạnh đến hoạt động tự nghiên cứu nhằm hướng đến việc nâng cao khả năng học tập suốt đời cho người học.

Trường Đại học Kinh tế Huế

61

Tiêu chuẩn 5. Đánh giá kết quả của người học được sinh viên đánh giá đồng ý ở mức độ tương đối nhiều/ tốt (M=3,49±0,05) với 3 tiêu chí 5.3, 5.4 và 5.5 cần lấy ý kiến phản hồi của người học. Tiêu chí 5.3 “Phương pháp đánh giá kết quả học tập đa dạng, đảm bảo độ giá trị, độ tin cậy và sự công bằng được” sinh viên đánh giá ở mức tương đối tốt. Các phương pháp đánh giá được thực hiện theo từng học phần, tùy thuộc nội hàm của học phần là lý thuyết thuần túy hay có ứng dụng thực tế. Để đảm bảo sự công bằng và độ tin cậy trong đánh giá kết quả học tập, công tác tổ chức thi luôn đảm bảo tính nghiêm túc, khách quan, đúng quy định. Đề thi hiện nay được giảng viên giảng dạy ra đề hoặc sử dụng trong ngân hàng đề thi có sẵn. Mỗi đề thi đều có đáp án tương ứng với số điểm chi tiết được bộ môn phê duyệt để đảm bảo tính hiệu lực đánh giá trước khi chuyển về Phòng KT- ĐBCLGD in ấn, nhân bản và niêm phong. Đồng thời giảng viên phải chấm thi theo hướng dẫn cụ thể trong qui định về thi kết thúc học phần của Trường. Sau mỗi kỳ thi, giáo viên ra đề hoặc tổ chuyên môn xem xét độ khó, phổ điểm của sinh viên để rút kinh nghiệm cho các đợt thi sau.

Tiêu chí 5.4 “Kết quả đánh giá được phản hồi kịp thời để người học cải thiện việc học” được sinh viên đánh giá ở mức đồng ý tương đối, thấp hơn so với các tiêu chí khác, trong đó, chỉ báo “Người học được phản hồi kịp thời về kết quả đánh giá”

sinh viên đánh giá ở mức đồng ý thấp nhất trong bảng tiêu chí đánh giá (M=3,26). Kết quả điểm sau khi thi kết thúc học phần công khai chậm, phần nào có ảnh hưởng đến việc học tập của sinh viên.

Tiêu chí 5.5 “Người học tiếp cận dễ dàng với quy trình khiếu nại về kết quả học tập” được đánh giá ở mức độ đồng ý nhiều. Tuy nhiên có khoảng 15% sinh viên cho rằng quy trình giải quyết khiếu nại vẫn còn phức tạp và công việc chưa rõ ràng giữa phòng Đào tạo và phòng KT – ĐBCLGD. Nhiều thắc mắc sinh viên vẫn chưa rõ là phải hỏi phòng ban nào.

Tiêu chuẩn 8. Người học và hoạt động hỗ trợ người học với 2 tiêu chí cần lấy ý kiến người học là 8.4 và 8.5. Trong đó tiêu chí “Nhà trường có các hoạt động tư vấn học tập, hoạt động ngoại khóa, hoạt động thi đua và các dịch vụ hỗ trợ khác để giúp cải thiện việc học và khả năng có việc làm của người học” được sinh viên đánh giá ở mức tốt với tỷ lệ đồng ý trên 76%. Sinh viên khá hào hứng với các buổi ngoại khóa do Khoa tổ chức nhằm giúp sinh viên hiểu rõ hơn về nghề nghiệp trong tương lai, tìm kiếm các cơ hội việc làm cho bản thân.

Tiêu chí “Môi trường tâm lý, xã hội và cảnh quan tạo thuận lợi cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu và sự thoải mái cho cá nhân người học” gần như được người học hoàn toàn đồng ý với tỷ lệ trên 77%. Tuy nhiên, người học vẫn mong muốn có nhiều hơn nữa các không gian để thực hiện các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao. Các

Trường Đại học Kinh tế Huế

62

hoạt động tập luyện văn nghệ vẫn đang được diễn ra trên hành lang giảng đường, hành lang hội trường, nhà xe...

Tiêu chuẩn 9. Cơ sở vật chất và trang thiết bị được sinh viên đánh giá mức độ phù hợp/hài lòng ở mức độ nhiều/tốt. Trong đó tiêu chí 9.2 về thư viện và các nguồn học liệu được sinh viên đánh giá phù hợp và luôn cập nhật để hỗ trợ cho việc học và nghiên cứu. Việc tìm mượn sách và tra cứu sách điện tử khá dễ dàng và phong phú, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu tìm, mượn tài liệu tham khảo. Tiêu chí 9.3 về phòng thí nghiệm, phòng thực hành máy tính được đánh giá ở mức thấp hơn các tiêu chí khác.

Với số lượng 4 phòng thực hành máy tính 2 giảng đường chưa đáp ứng được nhu cầu học tập, thực hành của sinh viên. Việc phân lịch thực hành còn bị chồng chéo giữa các học phần cần thực hành thường xuyên. Mặc dù Nhà trường đã lắp đặt hệ thống wifi phủ sóng khắp toàn trường nhưng nhiều phòng học vẫn không sử dụng được, tốc độ truy cập bị hạn chế nên ý kiến đánh giá về tiêu chí 9.4 chưa cao so với các tiêu chí khác. Tiêu chí 9.5 về môi trường sức khỏe và an toàn của người học được sinh viên đánh giá hài lòng/phù hợp ở mức độ tốt, tuy nhiên việc hỗ trợ cho sinh viên khuyết tật chưa được chú ý.

3.3.2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo hướng tới kiểm định