• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2 Sinh viên đánh giá về thực trạng CTĐT Tin học Kinh tế

3.2.5 Tiêu chuẩn 5. Đánh giá kết quả của người học

Đánh giá người học là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong giáo dục đại học, nhằm xác định mức độ kiến thức của người học đạt được so với CĐR của CTĐT, có ảnh hưởng lớn đến việc học tập và kế hoạch học tập của người học. Kết quả đánh giá sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến sự nghiệp của sinh viên sau này. Vì vậy, việc đánh giá cần được thực hiện một cách chuyên nghiệp, trong đó cần tập trung nhiều vào đánh giá kiến thức thông qua quá trình kiểm tra và thi cử. Đánh giá cũng cung cấp cho nhà trường các thông tin có giá trị về hiệu quả giảng dạy và các hoạt động dịch vụ hỗ trợ người học. Do đó các phương pháp đánh giá kết quả học tập cần đa dạng, đảm bảo độ tin cậy và khách quan.

Trong 5 tiêu chí đánh giá của tiêu chuẩn này, nghiên cứu lựa chọn 3 tiêu chí có liên quan trực tiếp đến người học để xem xét và đánh giá đó là:

Tiêu chí 5.3: Phương pháp đánh giá kết quả học tập đa dạng, đảm bảo độ giá trị, độ tin cậy và sự công bằng.

Tiêu chí 5.4: Kết quả đánh giá được phản hồi kịp thời để NH cải thiện việc học.

Tiêu chí 5.5: Người học tiếp cận dễ dàng với quy trình khiếu nại về kết quả học tập.

Bảng 3.4: Ý kiến đánh giá về tiêu chuẩn 5. Đánh giá kết quả của người học

Nội dung Trung bình ±sai số chuẩn

Phương pháp đánh giá kết quả học tập đa dạng 3,61±0,088 Phương pháp đánh giá kết quả học tập đảm bảo độ

giá trị, độ tin cậy và công bằng 3,43±0,087

Người học được phản hồi kịp thời về kết quả đánh

giá 3,26±0,090

Trường Đại học Kinh tế Huế

50

Thông tin phản hồi kết quả đánh giá giúp người học

cải thiện việc học tập 3,60±0,080

Người học tiếp cận dễ dàng với quy trình khiếu nại

về kết quả học tập 3,57±0,099

Nguồn: Số liệu điều tra, xử lí năm 2021 Tiêu chí 5.3: Phương pháp đánh giá kết quả học tập đa dạng, đảm bảo độ giá trị, độ tin cậy và công bằng.

Quy trình và hình thức đánh giá học phần được thực hiện theo quy định của Nhà trường với các tiêu chí rõ ràng, phù hợp với tính đặc thù của từng học phần. Tùy theo mục đích, yêu cầu của từng học phần, đối tượng người học, cán bộ giảng dạy có hình thức đánh giá phù hợp và tuân thủ nguyên tắc đảm bảo tính khách quan, chính xác theo quy chế đào tạo. Cuối mỗi học kỳ, Nhà trường tổ chức kì thi kết thúc học phần. Phòng Đào tạo xây dựng kết hoạch thi, Phòng KT-ĐBCLGD tổ chức coi thi, làm phách. Cán bộ giảng viên chấm bài thi đã được làm phách, nộp điểm về phòng KT-ĐBCLGD để lên điểm và nhập điểm thi. Mỗi bài thi đều do hai cán bộ chấm thi, thực hiện như quy chế chấm thi tuyển sinh, bảng điểm mỗi học phần, ngoài hai giáo viên chấm thi, đều có chữ kí xác nhận của Trưởng bộ môn, Trưởng Khoa để đảm bảo sự khách quan, công bằng trong công tác chấm bài. Các bài thi vấn đáp đều được chấm bởi 2 giảng viên. NH được quyền phản hồi nếu điểm nhập sai hoặc có thắc mắc về điểm số cuối cùng bằng cách viết đơn phúc khảo theo đúng quy định của KT-ĐBCLGD. Hiện nay, các học phần trong CTĐT trình độ đại học được đánh giá thông qua 3 cột điểm, trong đó điểm chuyên cần chiếm trọng số 10%, điểm đánh giá quá trình chiếm trọng số 20-40% (tùy môn học), điểm thi kết thúc học phần chiếm trọng số 50-70%. Cơ cấu điểm này được giảng viên giới thiệu vào tiết đầu tiên của học phần.

Việc chấm khóa luận, chuyên đề cuối khóa và công nhận tốt nghiệp cho sinh viên được thực hiện theo đúng quy chế 43 về Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT).

Sinh viên đồng ý cao với ý kiến cho rằng “Phương pháp đánh giá kết quả học tập đa dạng” (M=3,61±0,088) với tỷ lệ đồng ý trên 58% đồng ý. Nhận định về tiêu chí

“Phương pháp đánh giá kết quả học tập đảm bảo độ giá trị, độ tin cậy và công bằng”

được sinh viên đánh giá ở mức độ tương đối tốt (M=3,43±0,087) với 51,2% sinh viên đồng ý, 3,6% rất đồng ý, 29,8% đồng ý tương đối và 15,5% đồng ý mức độ ít.

Tiêu chí 5.4: Kết quả đánh giá được phản hồi kịp thời để người học cải thiện việc học

Trường Đại học Kinh tế Huế

51

Điểm quá trình, chuyên cần của mỗi học phần được giáo viên công bố công khai trước vào buổi cuối cùng của môn học. Kết quả thi và kết quả cuối cùng được Nhà trường thông báo công khai đến người học thông qua kênh thông tin trên trang web của Trường qua tài khoản cá nhân của người học. Cuối mỗi học kì, cố vấn học tập của mỗi lớp đều tiến hành tổ chức họp lớp để xét điểm rèn luyện, khuyến khích và động viên những sinh viên có kết quả học tập tốt, nhắc nhở những sinh viên có ý thức học tập chưa tốt, thuộc diện cảnh báo hoặc thôi học; giải đáp những thắc mắc của người học trong học tập, tư vấn cho người học phương pháp học có hiệu quả. Kết quả học tập của người học được lưu giữ đầy đủ trên phần mềm quản lí đào tạo theo đúng quy định của Nhà trường. Hệ thống văn bằng chứng chỉ của người học được Nhà trường quản lý và cấp phát đúng quy chế quản lý và cấp phát văn bằng chứng chỉ của Bộ GD&ĐT.

Việc coi thi, chấm thi kết thúc học phần được thực hiện theo quy định về tổ chức và quản lý thi kết thúc học phần của trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế [24].

Theo đó, trong vòng 15 ngày kể từ ngày thi, phòng KT-ĐBCLGD phải hoàn tất việc làm phách và giao bài cho giảng viên để tổ chức chấm thi; chậm nhất 10 ngày tính từ ngày nhận túi bài thi, giảng viên chấm có trách nhiệm nộp kết quả chấm thi và túi bài thi đã chấm cho Phòng KT-ĐBCLGD. Kết quả chấm thi vấn đáp, cán bộ chấm thi nộp cho Phòng KT-ĐBCLGD ngay sau khi kết thúc lớp thi. Phòng KT-ĐBCLGD có trách nhiệm theo dõi và đôn đốc việc nộp bài thi của bộ môn/giảng viên đúng thời hạn.

Phòng KT-ĐBCLGD chịu trách nhiệm nhập điểm từ Danh sách thi và Bảng ghi điểm (đối với hình thức đào tạo theo tín chỉ) vào máy tính trên phần mềm chuyên dụng của Trường, chuyển qua mạng cho đơn vị quản lý đào tạo.

Nhận định “Thông tin phản hồi về kết quả đánh giá giúp người học cải thiện việc học tập” được sinh viên đánh giá ở mức độ đồng ý tương đối nhiều (M=3,60±0,080) với 57,1% đồng ý và đồng ý hoàn toàn, 33,3% đồng ý tương đối, 9,5% đồng ý mức độ ít và không có ý kiến phản đối. Tuy nhiên, khi được hỏi về tiêu chí “Người học được phản hồi kịp thời về kết quả đánh giá” sinh viên chỉ đánh giá ở mức đồng ý tương đối (M=3,26±0,090). Nhiều sinh viên phàn nàn kết quả thi có chậm, khiến sinh viên gặp nhiều trở ngại trong việc đăng kí học lại, học cải thiện (nếu điểm thi chưa đạt) cũng như đăng kí một số học phần tiếp theo. Đây là một trong những điểm tồn tại cần khắc phục để nâng cao chất lượng CTĐT Tin học Kinh tế.

Tiêu chí 5.5: Người học tiếp cận dễ dàng với quy trình khiếu nại về kết quả học tập.

Nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người học, trong quá trình học tập, người học được quyền phúc khảo, khiếu nại kết quả học tập theo các quy định, quy trình khiếu nại. Cụ thể: đối với điểm chuyên cần, quá trình, sinh viên khiếu nại trực tiếp với giảng

Trường Đại học Kinh tế Huế

52

viên trực tiếp giảng dạy học phần đó khi công bố điểm trên lớp; đối với điểm thi kết thúc học phần, người học nếu thấy điểm trên cổng thông tin điện tử không chính xác thì sinh viên làm đơn phúc khảo gửi đến phòng KT – ĐBCLGD khi có thông báo phúc khảo bài thi. Phòng KT– ĐBCLGD và Khoa, Bộ môn phối hợp để giải quyết cho sinh viên theo quy định. Bài thi sau khi chấm phúc khảo được ghi vào biên bản, có chữ kí của 2 cán bộ chấm thi và ý kiến của Trưởng khoa. Kết quả phúc khảo sẽ được thông báo ngay cho SV và cập nhật, chỉnh sửa trên hệ thống nếu có thay đổi.

Hằng năm, phòng KT – ĐBCLGD luôn thống kê lại số lượng khiếu nại kết quả học tập, kết quả phúc khảo bài thi từ sinh viên gởi về các Khoa, để Khoa, Phòng ban có liên quan rút kinh nghiệm và cải tiến công tác đánh giá đối với người học. Kết quả ghi nhận lại cho thấy các trường hợp khiếu nại luôn được giải quyết kịp thời, thỏa đáng và công bằng, minh bạch.

Tiêu chí 5.5 này được sinh viên đánh giá ở mức độ đồng ý nhiều (M=3,57±0,099).

Một số trường hợp công bố điểm cuối kỳ và giải quyết khiếu nại cho người học đôi khi còn chậm do một số học phần của giảng viên thỉnh giảng. Quy trình thủ tục, khiếu nại chưa phân định rõ ràng giữa các đơn vị Phòng ban, nhiều sinh viên chưa nắm được quy trình này nên việc tiếp cận với quy trình khiếu nại kết quả học tập chưa được thuận lợi.