• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề xuất giải pháp nâng cao mức tiêu thụ rau an toàn tại siêu thị Co.opmart

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO KIỂM

3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao mức tiêu thụ rau an toàn tại siêu thị Co.opmart

Cơ sở chung để đưa ra giải pháp

Nhìn vào sốliệu thống kê và phân tích bằng phần mềm SPSS 20, ta thấy rằng có 5 yếu tốchủyếu tác động đến nhu cầu tiêu thụrau an toàn của khách hàng tại siêu thị Co.opmart Huế là: Giá, Chất lượng, Uy tín thương hiệu, Tiện ích sử dụng, Dịch vụ chăm sóc khách hàng. Tất cả các yếu tố này đều tác động mạnh mẽ đến quyết định mua của khách hàng. Mỗi yếu tố có những điểm mạnh và hạn chế riêng biệt. Dựa vào sốliệu thống kê được, ta đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao kiểm soát chất lượng rau an toàn tại siêu thịCo.opmart Huế như sau:

3.2.1. Bình ổn về giá cả

Cơ sở giải pháp

Theo kết quả nghiên cứu, với các giả thuyết đưa ra cho nhóm “Giá” của mặt hàng rau an toàn ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu thụ của khách hàng rất cao. Điều này rất đúng với thực tiễn khẳng định giá cảcủa mặt hàng rau an toàn luôn bìnhổn và phù hợp với thị trường. Nhưng bên cạnh đó cũng còn một số hạn chế khiến khách hàng cảm thấy không hài lòng. Từ đó siêu thị phải kiểm soát chặt chẽ hơn các yếu tố về giá để giữ được khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới tạo cơ sở cho sự phát triển lâu dài cho siêu thị.

Giải pháp cụ thể

Hiện nay siêu thị đãđưa ra các mức giá tương đối ổn định và hợp lý cho các loại rau an toàn. Nhưng chúng ta cần quan tâm hơn về

Trường Đại học Kinh tế Huế

mặt hình thức của nó. Cụthểlà yếu

tố về “Giá cả luôn được niêm yết rõ ràng” vẫn khiến khách hàng chưa hài lòng để quyết định mua mặt hàng rau an toàn. Nhìn vào khuyết điểm đó, siêu thị cần phân công nhân viên thường xuyên kiểm tra các bảng giá, tránh trường hợp bảng giá bị mờ nhạt, ẩm ướt khiến khách hàng không thể biết được giá của mặt hàng đó. Và siêu thị cũng cần giữ bìnhổn các mức giá và kiểm soát chặt chẽ hơn nữa nhằm thu hút khách hàng hơn nữa. Cụ thểsiêu thị đã kí kết các hợp đồng bình ổn về giá với các nhà cung ứng đồng thời yêu cầu các nhà cung ứng cam kết hỗ trợ một phần về giá khi siêu thị nhập hàng với số lượng lớn trong thời gian gần.

3.2.2. Nâng cao kiểm soát chất lượng rau an toàn

Cơ sở giải pháp

Dựa vào kết quả phân tích, các giả thuyết trong nhóm “Chất lượng” cho thấy mức độ ảnh hưởng tớinhu cầu tiêu thụrau an toàn của khách hàng khá cao. Điều này rất đúng với thực tiễn khẳng định chất lượng sản phẩm là tiêu chuẩn tạo nên sức cạnh tranh của sản phẩm đó. Theo nguyên lý cạnh tranh sản phẩm, để có thể cạnh tranh được thì mặt hàng rau an toàn của siêu thị vẫn phải đảm bảo chất lượng đúng với chất lượng của sản phẩm mang thương hiệu nhà sản xuất. Chất lượng quyết định đến số lượng được mua của sản phẩm, đặc biệt đối với những mặt hàng rau an toàn. Bên cạnh đó yếu tố về “Thời gian sửdụng chi tiết“ vẫn còn khiến khách hàng cảm thấy không hài lòng.

Giải pháp cụ thể

Những mặt hàng rau an toàn có tính chất dễbị hỏng nên siêu thị cần làm tốt công tác bảo quản mặt hàng này. Để làm tốt công tác này thì siêu thị nên đầu tư nhiều hơn cho hệ thống kho hàng với nhiệt độ thích hợp với từng loại mặt hàng để đảm bảo độ tươi ngon của những mặt hàng này. Đồng thời trong quá trình bán hàng ở những quầy hàng thì những tủ trưng bày cũng phải có nhiệt độ thích hợp và niêm yết thời gian sử dụng chi tiết cho từng mặt hàng. Nhưng siêu thị cũng khuyến khích các mặt hàng này khách hàng nên mua và sửdụng ngắn ngày.

Trường Đại học Kinh tế Huế

lượng mặt hàng rau an toàn được nhập về từ những nguồn hàng để đảm bảo tốt nhất trước khi đến tay người tiêu dùng.

Công tác nên đưa thêm những tiêu chuẩn chất lượng trong quá trình thu mua mặt hàng rau an toàn như uy tín, năng lực của nhà cung ứng... để có được những nguồn hàng với chất lượng tốt nhất.

3.3.3. Nâng cao uy tín thương hiệu Co.opmart trong tâm trí khách hàng

Cơ sở giải pháp

Để giữ vững thương hiệu của mình trên thị trường hiện nay và tạo được lợi thế cạnh tranh đối với các đối thủ là các doanh nghiệp nước ngoài thì Co.opmart cần tiếp tục phát huy hơn nữa giá trị thương hiệu mà siêu thị đã xây dựng và củng cố niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu, phải chứng tỏ Co.opmart là thương hiệu siêu thị bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam.

Giải pháp cụ thể

Co.opmart phải luôn giữ vững giá trị thương hiệu nổ lực cải tiến và mang lại sự hài lòng và lợi ích thiết thực cho khách hàng và cộng đồng, kiểm soát tốt hiệu quảcác kênh thông tin truyền bá thương hiệu. Đồng thời phải cung cấp rõ thông tin của nhà sản xuất lên bao bì mặt hàng để khách hàng tin tưởng đối với mặt hàng đó.

Co.opmart nên nở rộng thị trường sang phía Nam thành phố Huế: các hoạt động phát tờ rơi cần phổbiến với quy mô rộng hơn nữa và đánh vào thị trường tại bờ Nam nhiều hơn.

Tăng cường sựan toàn trong siêu thị bằng cách tăng số lượng nhân viên bảo vệ, lắp đặt thêm các camera để đảm bảo rằng khách hàng có sựan toàn tối đa khi đi mua sắm tại siêu thị, đặc biệtở các quầy rau, củquảvà hải sản, nơi thường tập trung nhiều khách hàng đến lựa chọn và mua sắm.

Luôn đảm bảm những gì đã cam kết với khách hàng như chất lượng sản phẩm, thời hạn sửdụng sản phẩm và thông tin về nhà cung cấp. Có như vậy, siêu thị mới có thểxây dựng một niềm tin tuyệt đối nơi khách hàng, để “Co.opmart bạn của mọi nhà”

trởthành một câu khẩu hiệu đi vào tâm trí khách hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

3.2.4. Xây dựng tiện ích sử dụng

Cơ sở giải pháp

Cải thiện tiện ích sử dụng của siêu thị để nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng Việt và khách du lịch nước ngoài và để thực hiện được thì cần có các giải pháp thiết thực ngay bây giờ.

Giải pháp cụ thể

Không gian mua sắm cần có bản chỉ dẫn cụ thểvà mỗi nhân viên cần có sựhiểu biết về siêu thị và các khu mua sắm tại Co.opmart và luôn đảm bảo mặt hàng rau an toàn có chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, mang lại lợi ích trong việc mua sắm của khách hàng tại siêu thị.

Để gây sự bắt mắt cho khách hàng khi đến mua sắm tại siêu thị phải luôn cập nhật các mô hình trưng bày sản phẩm mới lạ và đẹp, cần liên tục đẩy mạnh về đa dạng hóa các sản phẩm, giúp khách hàng có nhiều sựlựa chọn khi mua sắm.

Không những vậy, đối với bãi giữxe cũng cần nên tân trang lại: sơn lại, tăng ánh sáng giúp khách hàng luôn cảm thấy thoải mái khi mua sắm nhất là mùa hè. Còn đối với nhà vệ sinh, cũng phải đảm bảo được nhà vệsinh luôn sạch sẽ, không có mùi hôi, luôn kiểm soát vào giờ đông khách.

3.2.5. Nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng

Cơ sở giải pháp

Và cuối cũng là vấn đề không thểthiếu cho sự phát triển của một siêu thị đó là vấn đề vềdịch vụ chăm sóc khách hàng. Trên cơ sở phân tích số liệu cho thấy yếu tố về “Quầy dịch vụluôn cung cấp đầy đủthông tin về các chương trình khuyến mãi” đã được khách hàng phản ánh tiêu cực. Từ đó chúng ta phải tìm ra nguyên nhânđể đưa ra các giải pháp khắc phục cụthể.

Giải pháp cụ thể

Co.opmart cần: đào tạo các kỹ năng giao tiếp, thuyết phục khách hàng, giải quyết vấn đề, đạo đức nghềnghiệp, nghiệp vụ thanh toán…cho nhân viên. Kiểm tra qua các

Trường Đại học Kinh tế Huế

cũng như SaiGon Co.op. Đồng thời luôn cập nhật các chương trình khuyến mãi đến cho tất cảcác khách hàng một cách nhanh chóng nhất.

Siêu thị tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho tất cả những nhân viên phục vụ cho hoạt động mua hàng. Những người có kinh nghiệm có thể giúp đỡ cho những nhân viên thiếu kinh nghiệm. Đồng thời tổchức những buổi họp nhỏ liên quan đến việc lựa chọn sản phẩm, xử lý những trường hợp rủi ro có thểxảy ra cho những nhân viên mới hoặc còn thiếu kinh nghiệm mua hàng.

Siêu thị cũng nên khuyến khích vật chất đối với những nhân viên làm tốt nhiệm vụ tạo được nguồn hàng tốt cho siêu thị để động viên cũng như tạo được sự trung thành của nhân viên đối với siêu thị. Đồng thời việc khuyến khích đó sẽtạo được động lực cho những nhân viên khác phấn đấu.

Siêu thị cũng có thểtuyển dụng những lao động giỏi để nâng cao hơn chất lượng đội ngũ nhân viên mua hàng của mình.

Nếu xây dựng được đội ngũ nhân viên có nghiệp vụ giỏi, năng động, có kinh nghiệm là tiền đề giúp cho siêu thị pháttriển tốt.

Trường Đại học Kinh tế Huế