• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ NHẬN

3.1. Định hướng

Từ kết quảphân tích ở chương 2 ta thấy rằng “mức độ nhận biết thương hiệu” và các nhân tố “tên thương hiệu”, “Logo”, “Slogan”, “quảng bá thương hiệu” có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Do vậy doanh nghiệp cần có những giải pháp hợp lý và định hướng phù hợpđưa thương hiệu Quế Lâm Organic đến gần hơn với khách hàng.

Với bối cảnh nền kinh tếthị trường phát triển mạnh, ngành bán lẻViệt Nam đang phát triển không ngừng và có sự kết nối mạnh mẽ giữa online và offline. Doanh nghiệp đã không nghừng thay đổi và xây dựng thương hiệu để bắt kịp với thời đại.

Tuy nhiên để làm được điều đó thì công ty cũng đã không ngừng đẩy mạnh hoạt động truyền thông về thương hiệu như tạo lập fanpage, website của công ty,tăng cường các buổi đưa khách hàng đi tham quan trang trại để khách hàng tin tưởng chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp…

Ngoài ra doanh nghiệp cũng không ngừng đào tạo và tuyển dụng nhân sự để, trang bị cở sở vật chất để có được một bộ máy công ty vững mạnh. Doanh nghiệp luôn có gắng giữ vị trí quan trọng trong tâm trí của khách hàng là nơi cung cấp nguồn nông sản sạch, uy tín bậc nhất thànhf phốHuế.

3.2. Giải pháp

Xuất phát từnhững định hướng phát triển của doanh nghiệp và từ việc nghiên cứu các yếu tố tác động tới mức độnhận biếtthương hiệu của doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao mức độnhận biết thương hiệu.

3.2.1. Giải pháp đối với yếu tố “tên thương hiệu”

Tên thương hiệu là yếu đố đầu tiên giúp khách hàng nhớ đến và phân biệt với các doanh nghiệp khác kinh doanh cùng ngành nghề. Một tên thương hiệu ngắn gọn, dễ nhớ và có ý nghĩa sẽ giúp khách hàng dễ nhận biết thương hiệu hơn. “Tên thương hiệu” là một công cụ đơn giản nhưng lại có hiệu quả cao. Từ việc kiểm định giá trị trung bìnhở chương 2 ta thấy rằng mức độ nhận biết thương hiệu của khách hàng qua

“tên thương hiệu” đều ở mức trên mức“đồng ý” cho thấy tên thương hiệu có sức ảnh hưởng rất lớn. chính vì vậy mà doanh nghiệp cần phải không ngừng quảng bá tên thương hiệu qua các phương tiện mạng xã hội, truyền thông báo chí, băng rôn, appich,

Trường Đại học Kinh tế Huế

các phương tiện chuyên chở của doanh nghiệp… để nâng cáo mức độ nhận biết tên thương hiệu. Tham gia cá hoạt động triển lãm, hội chợ hay tích cực tham gia các hoạt động tài trợ Festival đểkhách hàng biết đến thương hiệu nhiều hơn.

3.2.2. Giải pháp cho nhân tố “Logo”

“Logo” là yếu tố giúp kích thích thị giác của người nhìn, một Logo ấn tượng độc đáo và mang một thông điệp có ý nghĩa tốt sẽ giúp khách hàng có cảm tình tốt hơn.

“Logo” cần tạo được sự liên tưởng của khách hàng vềchất lượng sản phẩm cũng như về thương hiệu. trong kiểm định giá trị trung bình thì đa số khách hàng nhận biết thương hiệu qua yếu tốlogo là trên mức “đồng ý”, điều này cho thấy rằng “Logo” có sức ảnh hưởng rất lớn đến mức độ nhận biết thương hiệu doanh nghiệp cần quan tâm đến yếu tốnày.

Doanh nghiệp nên in hình Logo trên bao bì sản phẩm, tem logo hay trên đồng phục nhân viên để tạoấn tượng lâu dài đối với khách hàng giúp khách hàng khó quên được thương hiệu. Doanh nghiệp cũng nên kết hợp quảng cáo cùng với tên thương hiệuđể giúp khách hàng dễnhận biết thương hiệu hơn.

3.2.3. Giải pháp cho nhân tố “Slogan”

“Slogan” cần phải gửi đến khách hàng một thông điệp có ý nghĩa, giúp cho khách hàng liên tưởng đến sản phẩm mà mình đang tiêu dùng và câu Slogan cũng chính là thông điệp mà doanh nghiệp mang đến cho khách hàng. Qua kết quả điều tra thì có đến 64% khách hàng nhận biết được thương hiệu qua Slogan (phụ lục), con số này tương đối cao tuy nhiên cũng còn nhiều khách hàng nhầm lẫn slogan của thương hiệu Quế Lâm với các thương hiệu khác. Vì vậy cần tăng mức độ nhận biết thương hiệu của khách hàng lên bằng các cách sau:

 Doanh nghiệp nên in ấn câu slogan trên các bao bì sản phẩm, các phương tiện chuyên chở của siêu thị, băng rôn, appich để tăng độnhận biết thương hiệu

 Quảng cáo qua mạng xã hội, nhắc đến câu khẩu hiệu qua các phương tiện truyền thông báo chí

 Tăng cường xúc tiến bán hàng vì khi khách hàng tiêu dùng thì họ mới có thể thường xuyên nhìn thấy câu khẩu hiệu trên bao bì sản phẩm của công ty.

 Thường xuyên tham gia các hoặt động thiện nghiện thì khách hàng và công chúng chú ý đến nhiều hơn

Trường Đại học Kinh tế Huế

3.2.4. Giải pháp cho nhân tố “Quảng bá thương hiệu”

Mọi thương hiệu muốn phát triển đều cần phải quảng bá thì khách hàng mới biết được. Ngày nay, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ chính vì vậy mà doanh nghiệp cũng dễ dàng hơn trong việc đưa thương hiệu của mìnhđến gần hơn với khách hàng.

Doanh nghiệp nên đầu tư vào hoạt động truyền hình, quảng cáo để tăng sựthích thú và tò mò về sản phẩm của doanh nghiệp. Qua điều tra ta thấy có đến 70.7% khách hàng biết đến qua website, facebook mạng xã hội. Vì vậy mà doanh nghiệp nên tăng cường quảng cáo qua các kênh truyền thông này để tăng mức độ nhận biết thương hiệu.

Báo chí truyền hình cũng là phương tiện truyền thông được nhiều người biết đến, doanh nghiệp nên quảng cáo qua các nhà đài như TRT hay VTV8 vào các khung giờ cao điểmđể tăng sựchú ý của khách hàng.

Doanh nghiệp nên xây dựng những đoạn quảng cáo có ý nghĩa ấn tượng mạnh để lan truyền đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

Quảng bá thương hiệu qua các hội chợ triễn lãm hay đưa khách hàng tham quan khu trang tại của doanh nghiệp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ