• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN, NÂNG CAO CÔNG

3.1. Định hướng

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Hà Ngọc Thùy Liên

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Hà Ngọc Thùy Liên - Hoàn thiện công tác trả lương, thưởng, phúc lợi xã hội cho cán bộ nhân viên.

Đảm bảo sự công bằng, tương xứng với công sức năng lực người lao động bỏ ra. Thay đổi các hình thức khen thưởng để nhân viên cảm thấy mình được công nhận.

- Xây dựng môi trường làm việc sạch sẽ thoáng mát, chuyên nghiệp, bầu không khí làm việc luôn vui vẻ, tạo sự hòa đồng thân thiện, gắn kết giữa các cán bộ nhân viên trong công ty. Giúp cho nhân viên thoải mái trong công việc để từ đó phát huy tối đa năng lực làm việc để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Thực hiện tốt công tác đào tạo chuyên sâu, đào tạo kỹ năng làm việc việc nhóm để nhân viên nâng cao tay nghề góp phần xây dựng để phát triển công ty. Thường xuyên tổ chức các cuộc thi nâng cao tay nghề cho nhân viên để tạo điều kiện cho nhân viên giỏi được thể hiện năng lực bản thân tạo cơ hội thăng tiến cho các nhân viên.

- Cải thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghê máy móc để đảm bảo an toàn lao động cũng như giúp hiệu quả công việc, hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng cao.

Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Thanh Công.

3.1.2. Giải pháp về đào tạo và phát triển

Theo kết quả nghiên cứu thì nhân tố đào tạo và phát triển là yếu tố có ảnh hưởng nhất đến công tác tạo động lực làm việc của người lao động. Các tiêu chí liên quan đến yếu tố đào tạo và phát triển được đánh giá khá cao điều này cho thấy công ty hiểu được tầm quan trọng của chất lượng nguồn nhân lực với công ty nên đã chú trọng đến công tác đào tạo và phát triển. Cùng với đó công ty luôn khuyến khích và tạo cơ hội cho nhân viên phát triển bản thân, công ty có những chính sách thăng tiến rõ ràng và công bằng từ đó giúp nhân viên phấn đấu trong công việc. Bên cạnh đó công ty cần xem xét, kiểm tra sau quá trình đạo tạo, từ đó có những giải pháp cụ thể như sau:

- Công ty cần xây dựng một chương trình đào tạo bài bản và khoa học, nên thực hiện theo các bước sau: Xác định nhu cầu đào tạo – Xác định mục tiêu đào tạo – Lựa chọn đối tượng được đào tạo – Xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp để đào tạo – Dự tính chi phí đào tạo – Chọn người có năng lực, chuyên môn để đào tạo – Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo.

- Tổ chức các cuộc thi nâng cao tay nghề cho các nhân viên giỏi thể hiện được năng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Hà Ngọc Thùy Liên - Thường xuyên rà soát và kiển tra trong quá trình đạo tạo cũng như xem xét, đánh

giá trình độ tay nghề của nhân viên sau quá trình đạo tạo để từ đó có những phương án đào tạo cho các khóa kế tiếp.

3.1.3. Giải pháp về quan hệ đồng nghiệp

Nhân tố quan hệ đồng nghiệp là một trong ba nhân tố có mức ảnh hưởng tốt nhất đến động lực làm việc của người lao động. Mối quan hệ đồng nghiệp trong một doanh nghiệp hay tổ chức là hết sức quan trọng, là một tập thể lao động cũng nhau thực hiện mục tiêu chung của công ty giúp hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao.

Theo nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến nhân tố quan hệ đồng nghiệp được đánh giá khá cao. Tuy nhiên cũng có một số ý kiến không hài lòng vì vậy để quan hệ đồng nghiệp trong công ty tốt hơn cần có những giải pháp như sau:

- Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tiệc sinh nhật, hoặc tiệc mừng doanh thu của công ty… để tạo gắn kết mối quan hệ giữa các nhân viên với nhau, từ đó các nhân viên sẽ thấu hiểu nhau hơn cùng nhau giúp đỡ trong công việc.

- Tiếp tục duy trì và phát huy mối quan hệ, hòa đồng, thân thiện, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ lẫn nhau trong công ty, xây dựng niềm tin giữa các cá nhân trong cùng tập thể.

- Lãnh đạo phải thường xuyên quan tâm tâm sự, chỉ bảo, luôn biết lắng nghe nghe thấu hiểu tâm tư nguyên vọng của nhân viên để không tạo khoảng cách giữa các nhân viên với lãnh đạo.

- Có những hình phạt xử lý đối với những cá nhân có những gây rồi, mất đoàn kết nội bộ của công ty.

3.1.4. Chính sách lương thưởng phúc lợi

Tiền lương là nguồn thu nhập chính của người lao động. Do đó, tiền lương là một yếu tố rất quan trọng không thể thiếu trong đời sống của họ, công ty nên áp dụng các hình thức trả lương sao cho phù hợp với giá trị của công việc và kết quả của người lao động và những công sức mà người lao động đã cống hiến cho công ty. Để khắc phục hạn chế của công ty về việc trả lương cho người lao động công ty cần có những chính sách trả lương tương xứng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Hà Ngọc Thùy Liên trung lập hoặc không đồng ý về vấn đề trả lương ngoài giờ không xứng đáng với công sức,

năng lực bỏ ra của người lao động. Để hoàn thiện công tác trả lương cho người lao động của công ty cần có những giải pháp cụ thể như sau:

- Đưa ra những hệ số lương cao trong chính sách tăng lương theo thâm niên công tác kèm theo đó là những ràng buộc cụ thể.

- Thay đổi hình thức khen thưởng để cho người lao động thấy được sự đóng góp của mình, bằng cách thay khen thưởng vật chất bằng hình thức tổ chức khen thưởng tuyên dương trước toàn bộ nhân viên, là tấm gương tiêu biểu của công ty tạo sự nổ lực của cán bộ nhân viên góp phần đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh cho công ty

- Nâng cao công tác đánh giá mức độ hoàn thành công việc của nhân viên để từ đó là tiền đề để có những chính sách lương thưởng phù hợp với từng nhân viên.

- Thường xuyên quan tâm đến phúc lợi xã hội cho nhân viên, tổ chức các lần khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên, quan tâm đến đời sống vật chất, đời sống tinh thần của cán bộ công nhân viên.

3.1.5. Giải pháp đặc điểm công việc

Để thực hiện tốt công việc người lao động cần phải thoải mái và có động lực làm việc khi người lao động làm việc đúng năng lực, sở thích thì mức độ hoàn thành công việc càng cao. Để người lao động thực hiện tốt công việc được giao thì công ty phải có bản phân công rõ ràng từ đó người lao động hiểu rõ trách nhiệm và quyền lợi trong công việc đó. Bên cạnh đó, trong quá trính làm việc không tránh khỏi những căng thẳng, áp lực công việc sẽ làm giảm động lực làm việc của nhân viên. Vì vậy có một số đề xuất như sau:

- Thường xuyên lắng nghe nhưng tâm tư nguyện vọng của nhân viên để hiểu và biết sở thích về vị trí của nhân viên từ đó cần nhắc đề bạc hoặc luân chuyển công việc cho phù hợp để nâng cao hiệu quả công việc.

- Hạn chế giao quá nhiều việc cùng một lúc gây áp lực cho nhân viên làm giảm năng xuất lao động.

- Bố trí nhân viên làm việc với nhau trong cùng nhóm nên có cùng đặc điểm tính cách, có cùng tâm lý và có nhiều điểm tương đồng nhau. Từ đó, họ phải thúc đẩy nhau làm việc,

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Hà Ngọc Thùy Liên 3.1.6. Giải pháp về phong cách lãnh đạo

Một trong những yếu tố cấu thành nên động lực làm việc của người lao động thì yếu tố phong cách lãnh đạo là một yếu tố có vai trò tác động lớn đến động lực làm việc của nhân viên.

Theo nghiên cứu thì cái chỉ tiêu về liên quan đến yếu tố phong cách lãnh đạo đánh giá cũng tương đối cao, điều này cho thấy lãnh đạo công ty thường xuyên quan tâm, hỗ trợ chỉ dẫn nhiệt tình đối với cấp dưới, nhân viên dễ đề bạt những ý kiến đóng góp của mình đối với lãnh đạo và thể hiện sự tôn trọng của cấp trên đối với cấp dưới. Tuy nhiên vẫn có một số ý kiến trung lập hoặc hoàn toàn không đồng ý với những lãnh đạo của công ty có những xử lý, phê bình thiếu tế nhị đối với cấp dưới tạo nên sự khó chịu của nhân viên khi bị vi phạm từ đó đẫn đên giảm động lực làm việc, vì vậy cần có những giải pháp như sau:

- Duy trì, thường xuyên thăm hỏi quan tâm đến đời sống của nhân viên tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên cấp dưới và lãnh đạo.

- Lãnh đạo phải phát huy tối đa năng lực cũng như chuyên môn tạo sự tin tưởng và khâm phục của nhân viên trong công ty từ đó có thể truyền đạt và có quyền lực để tạo động lực cho nhân viên.

- Tổ chức những cuộc họp, hàm thư góp ý để nhân viên có thể bày tỏ nhưng tâm tư nguyệt vong, khó khăn của nhân viên để từ đó có những phương án giải quyết kịp thời.

- Đối với những quyết định hay những chính sách mới có ảnh hưởng đến quyền lời của nhân viên thì lãnh đạo cần phải lắng nghe, lấy ý kiến từ nhân viên để từ đó đưa ra những quyết định chính sách mang tính thực tiển cao và tạo mối quan hệ giữa cấp dưới với cấp trên.

3.1.7. Giải pháp điều kiện làm việc

Trong nghiện cứu thì yếu tố điều kiện làm việc có tác động thấp nhất đến động lực làm việc của công ty. Tuy nhiên người lao động khá hài lòng về vấn đề điều kiện làm việc của công ty. Để tạo môi trường làm việc tốt, điều kiện làm việc tốt công ty cần thực hiên các công việc sau.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Hà Ngọc Thùy Liên - Nâng cấp sửa, đổi các trang thiết bị đầy đủ cho người lao động, đáp ứng được

những yêu cầu cần thiết của người lao động về máy móc trang thiết bị từ đó người lao động có thể phát huy tối đa năng lực để đem lại hiệu quả cao trong công việc.

- Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, bầu không khí sạch sẽ thoải mái để nhân viên có thể thể hiện sáng tạo nâng cao hiểu quả làm việc.

- Tạo mối quan hệ giữa các nhân viên trong công ty bằng cách tổ chức các cuộc gặp mặt, trao đổi giữa các nhân viên để giúp nhân viên có thể hiểu nhau hơn, phối hợp cùng làm việc một cách tốt hơn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Hà Ngọc Thùy Liên