• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các điểm đến và hoạt động du lịch văn hóa tâm linh mà Công ty HGH Travel đã

CHƯƠNG 2. GIÁ TRỊ CẢM NHẬN CỦA KHÁCH DU LỊCH ĐỐI VỚI DỊCH VỤ

2.2. Tình hình khai thác dịch vụ DLTL tại công ty HGH Travel Huế

2.2.1. Các điểm đến và hoạt động du lịch văn hóa tâm linh mà Công ty HGH Travel đã

Trong các chương trình du lịch tại Huế, Công ty HGH Travel Huế đã quy hoạch và đưa vào khai thác các hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại các điểm đến như:

Chùa Thiên Mụ, Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã,Đền thờ Huyền Trân công chúa, Điện Hòn Chén và một số điểm đến tâm linh khác. Trong đó, hai điểm đến là chùa Thiên Mụ và Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã được đưa vào khai thác ở những chương trình du lịch cố định, các điểm đến tâm linh khác chỉ đưa vào khai thác trong các tour lồng ghép với những điểm đến và chương trình khác. Mỗi điểm đến tâm linh không chỉ nổi bật bởi cảnh quan, kiến trúc tuyệt đẹp mà còn mang trong mình những giá trị văn hóa lịch sửriêng biệt, độc đáo lôi cuốn du khách đến tham quan, tìm hiểu.

- Chùa Thiên Mụ:

Huế vốn là nơi quy tụ nhiều di tích thắng cảnh, nhiều ngôi chùa cổ kính nổi tiếng của Việt Nam. Nhưng ngôi chùa xưa nhất có lẽphải kể đến chùa Thiên Mụ -nơi có sự tích ra đời gắn liền với bước chân mở đường của vị chúa Nguyễn đầu tiên xứ Đàng Trong.

Theo truyền thuyết, khi Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủxứThuận Hóa, ông đã đích thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn bị cho mưu đồ mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn sau này. Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc bờ sông Hương ngược lên phía đầu nguồn, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏnhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại. Hỏi ra mới biết, ngọn đồi này có tên là đồi Hà Khê. Người dân địa phương cho biết, nơi đây ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏquần lục xuất hiện trên đồi, nói với mọi người “Rồi đây sẽ

Trường Đại học Kinh tế Huế

có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm

bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh”. Vì thế, nơi đây cònđược gọi là Thiên Mụ Sơn (núi Thiên Mụ). Tư tưởng lớn của chúa Nguyễn Hoàng dường như cùng bắt nhịp được với ý nguyện của dân chúng. Ông cho dựng một ngôi chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương, đặt tên là “Thiên MụTự” (chùa Thiên Mụ).

Với quy mô được mở rộng và cảnh đẹp tự nhiên, ngay từ thời đó, chùa Thiên Mụ đã trở thành ngôi chùa đẹp nhất xứ Đàng Trong. Trải qua bao biến cốlịch sử, chùa Thiên Mụ đã từng được dùng làm đàn Tế Đất dưới triều Tây Sơn (khoảng năm 1788), rồi được trùng tu tái thiết nhiều lần dưới triều các vua nhà Nguyễn. Năm 1844, nhân dịp mừng lễ “bát thọ“ (mừng sinh nhật thứ tám mươi) của bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu (vợvua Gia Long, bà nội của vua Thiệu Trị), vua Thiệu Trị kiến trúc lại ngôi chùa một cách quy mô hơn: xây thêm tháp Từ Nhân (sau đổi là Phước Duyên), đình Hương Nguyện và dựng hai tấm bia ghi chép thơ văn của nhà vua. Tháp Phước Duyên là một biểu tượng nổi tiếng gắn liền với chùa Thiên Mụ. Tháp cao 21m, gồm bảy tầng, được xây dựng ở phía trước chùa. Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật. Bên trong có cầu thang hình xoắnốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng.

Phía trước tháp là đình Hương Nguyện.

Chùa Thiên Mụ được xếp vào hai mươi thắng cảnh đất Thần Kinh với bài thơ

“Thiên Mụ chung thanh” do đích thân vua Thiệu trị sáng tác và được ghi vào bia đá dựng gần cổng chùa. Năm 1862, dưới thời vua Tự Đức, để cầu mong có con nối dõi, nhà vua sợ chữ “Thiên” phạm đến Trời nên cho đổi từ “Thiên Mụ” thành “Linh Mụ”

(Bà mụ linh thiêng). Mãi đến năm 1869, vua mới cho dùng lại tên Thiên Mụ như trước. Bởi vậy trong dân gian, người ta vẫn dùng cả hai tên khi muốn nhắc đến ngôi chùa này.

Trong khuôn viên của chùa là cả một vườn hoa cỏ được chăm sóc vun trồng hàng ngày.Ở đó, hòn non bộcủa vị tổnghềhát tuồng Việt Nam Đào Tấn được đặt gần chiếc xe ô tô - di vật của cốHòa thượng Thích Quảng Đức đểlại trước khi châm lửa tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chế độ Ngô Đình Diệm năm 1963.

Cuối khu vườn là khu mộ tháp của cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu, vị trụtrì nổi tiếng

của chùa Thiên Mụ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Chính nét đẹp kiến trúc cùng với giá trị văn hóa lịch sử lâu đời của mình, chùa Thiên Mụ từ lâu đã trở thành điểm đến du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng của Huế.

Nhận biết được những giá trị to lớn này, Công ty TNHH MTV Lữ hành Hương Giang đã khai thác chùa Thiên Mụ như một điểm đến du lịch không thể bỏ qua trong các chương trình du lịch ở Huế. Khách du lịch đến với chùa Thiên Mụ không chỉ được tham quan, vãn cảnh, tìm hiểu các nét kiến trúc độc đáo mà cònđược giới thiệu các giá trị văn hóa lịch sửcủa ngôi chùa. Du khách đến chùa còn với mục đích chiêm bái, cầu nguyện và được nghe kể về những câu chuyện tâm linh, truyền thuyết về ngôi chùa linh thiêng này.

- Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã:

Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã thuộc thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, nằm cách thành phố Huếkhoảng 30 km về phía nam, thuộc địa phận huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Nơi đây được biết đến là một điểm du lịch non nước hữu tình thu hút đông đảo du khách tham quan thưởng ngoạn. Trúc Lâm Bạch Mã là ngôi Thiền viện đầu tiên tại miền Trung, do Hòa thượng Thiền sư Thích Thanh Từsáng lập, được khởi công xây dựng từngày 30/3/2006. Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã nằm trên đỉnh Bạch Mã, quanh năm mây phủtrắng xóa, mờ ảo tựa chốn bồng lai. Xung quanh thiền viện là hồ Truồi trong xanh, phẳng lặng và để đến được thiền viện, du khách phải đi thuyền qua hồTruồi. Tại đập hồTruồi, để đến được Thiền viện, du khách mất khoảng 15 phút đi đò qua hồ Truồi. Phóng tầm mắt nhìn xung quanh sẽ thấy những áng mây trắng bồng bềnh trôi dưới đáy hồ nước trong xanh; chiêm ngưỡng tượng Phật Thích Ca lộ thiên đang ngồi thiền trên ngọn đồi ở trước chùa giữa hồ cao 24 mét, nặng 1.500 tấn bằng đá. Bên kia hồ là các công trình xây dựng của Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mãẩn hiện trong màu lam sương khói của ngọn Linh Sơn nằm trong dãy Bạch Mã quanh năm mây mù lãngđãng.

Từxuống bến thuyền, vừa bước lên khỏi 172 bậc tam cấp, cổng tam quan của Thiền viện hiện ra cao vút, uy nghi trong nền trời xanh, mây trắng. Lúc này, du khách chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc của Thiền viện được xây dựng hài hoà trong một quần thể

Trường Đại học Kinh tế Huế

với tổ đường, chính điện, tăng đường, trai đường, phương trượng, lầu

chuông, tháp xá lợi… quần tụtrên khu rừng nguyên sinh tươi tốt. Xen kẻtrong những khu vườn, khu rừng là những loài cây quý, hoa lạ đẹp đến mê hồn do chính bàn tay của những tăng, ni, phật tử ở đây sưu tầm và chăm sóc.

Sau khi tham quan cảnh chùa, thắp một nén nhang cầu nguyện, du khách có thể chiêm ngưỡng cảnh quan sơn thủy hữu tình, mái chùa cổkính; những hoa văn họa tiết tôn lên vẻcổkính, thanh tịnh, trang nhã, nhẹnhàng và thanh thoát. Du khách còn được Đại đức Thích Tâm Hạnh, trụtrì Thiền viện mờithưởng trà và đàm đạo. Đến với Thiền viện, du khách được hiểu thêm vềdòng thiền Trúc Lâm và nếu có duyên căn, du khách sẽ được hưỡng dẫn thực tập cách thiền và chánh tâm cầu nguyện, chúc phúc an lành.

- Trung tâm Văn hóa Huyền Trân

Nằm cách thành phố Huế khoảng 7km về phía tây, Trung tâm Văn hóa Huyền Trân tọa lạc trên diện tích rộng hơn 28ha. Nơi đây không chỉ là điểm du lịch văn hoá, tâm linh, mà còn là điểm du lịch lịch sử, đưa du khách trởvềsựkiện lịch sử trọng đại trong việc bảo vệvà mởmang bờcõi của đất nước vào thời nhà Trần, thếkỷ14.

Chuyện kể, vua Chiêm Thành Jaya Simhavarman III (Chế Mân) để cưới được Công chúa Huyền Trân đã đem hai châu Ô, Lý dâng lên vua Trần làm sính lễ. Vâng mệnh vua cha là Trần Nhân Tông và vua anh Trần Anh Tông, Huyền Trân đã gác tình riêng, gạt lệ xuống thuyền theo chồng, lập mối hòa hiếu và mở mang bờ cõi của đất nước về phương Nam. Đất Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huếcũng được khai sinh từ đó, đến nay đã hơn 700 năm. Để ghi nhớ công ơn của Công chúa, Triều đình nhà Nguyễn (1802 - 1945) đã lập miếu Đại Đế Vương ở làng Lịch Đợi, phường Đúc, thành phố Huế, thờ các vị khai quốc công thần, trong đó có Công chúa Huyền Trân.

Miếu thờ này ngày nay không còn nữa. Nhân dịp kỷniệm 700 năm Thuận Hóa - Phú Xuân, đầu năm 2006, Trung tâm Văn hóa Huyền Trân được khởi công xây dựng nhằm tưởng nhớ công ơn vị công chúa đã có công mởmang bờcõi nước Việt.

Trung tâm Văn hóa Huyền Trân là một cụm quần thể kiến trúc truyền thống, bốn bề là đồi núi trùng điệp, phong cảnh hữu tình, không gian thâm nghiêm, u tịch. Từ ngoài dẫn vào là bốn trụbiểu lớn, dưới chân có nghê đá phục chầu, tiếp đến là ba bậc

Trường Đại học Kinh tế Huế

sân rất rộng lát gạch Bát Tràng, có hồ nước và cầu bắc qua tương tự như cầu Trung Đạo bắc qua hồThái Dịch trước điện Thái Hòa của Đại Nội Huế; tiếp nữa là tam quan, trong cùng là đền thờ Huyền Trân Công chúa. Tất cả nằm trên một trục thẳng. Bên trong đền thờ có pho tượng Công chúa Huyền Trân ngồi trên ngai được đúc bằng đồng. Tượng cao 2,37m, do các nghệ nhân đúc đồng nổi tiếng của phường Đúc cẩn tác. Hậu điện thiết án thờ Đoàn Nhữ Hài, người tương truyền đã soạn biểu giúp gỡ tội cho vua Trần Anh Tông thoát khỏi cơn thịnh nộ của Thượng hoàng Nhân Tông; ông còn là vị quan người Việt đầu tiên theo lệnh vua vào trấn giữvà yên dân 2 châu Ô, Lý khi 2 châu này vềvới Đại Việt.

Trong khuôn viên Trung tâm Văn hóa Huyền Trân còn có nhiều công trình kiến trúc đặc sắc khác, nổi bật là Tháp chuông Hòa bình cao 7m được dựng trên đỉnh Ngũ Phong với chuông đồng nặng 1.6 tấn, cao 2.16m cũng do các nghệ nhân phường Đúc thực hiện. Tiếng chuông ngân vang lan toảtrong cõi không tĩnh lặng đem đến cho con người những phút giây thư thái và bình yên. Trên đường dẫn lên Tháp chuông Hòa Bình, du khách còn gặp bức tượng Phật Di Lặc khổng lồvới nụ cười viên mãn thường trực trên môi. Bát nhang trước tượng luôn nghi ngút trầm hương của du khách thập phương kính cẩn dâng với nguyện ước vạn sự cát tường nhưý.

Bên cạnh đó, để tưởng nhớ vị sư tổ sáng lập Thiền phái Trúc Lâm -Đức Vua Trần Nhân Tông, Trung tâm Văn hoá Huyền Trân đang từng bước xây dựng hoàn chỉnh để trở thành một khu Văn hoá Du lịch Tâm linh, một địa chỉ du lịch Thiền của quốc gia. Cuối tháng 10/2008, bức tượng Trần Nhân Tông đã được khởi tạo tại phường Đúc Huế. Bức tượng bằng đồng đỏnguyên chất, cao 3m, nặng 2 tấn được đúc theo phiên bản lấy từ đền thờ các vua Trần tại Nam Định. Ngoài ra, nơi đây cònđang đầu tư nghiên cứu xây dựng thêm một sốhạng mục như: Thiền đường; Nhà thư pháp;

Nhà phong lan, Thư viện để lưu giữ và nghiên cứu chủ yếu các tài liệu về vua Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, Huyền Trân Công Chúa... cùng các nhân vật anh hùng khác dưới thời đại nhà Trần; vềThiền phái Trúc Lâm qua các Triều đại, văn hoá Huế và lịch sử văn hoá kiến trúc Chămpa cùng một số dịch vụ bổ sung khác để làm nơi sáng tác văn nghệ, tập dưỡng sinh, yoga.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Để đáp ứng nhu cầu của du khách đến tham quan, dâng hương, chiêm bái, tưởng niệm, Trung tâm Văn hóa Huyền Trân tổchức phục vụcác dịch vụdu lịch, quầy hàng lưu niệm, một số tài liệu liên quan đến thời đại triều Trần,đặc biệt vào các ngày lễ có phục vụ các bữa cơm chay truyền thống xưa tại Cung Trùng Quang và Cung Trùng Hoa trong khuôn viên Đền thờ Đức vua Trần Nhân Tông.

Vào ngày 9 tháng Giêng âm lịch hàng năm, tại Trung tâm sẽdiễn ra Lễhội Đền Huyền Trân, với sự tham dự của hàng ngàn người dân trong nước, địa phương và du khách nhằm tri ân bao lớp tiền nhân có công mở mang bờcõi.

- Điện Hòn Chén:

Điện Hòn Chén nguyên là ngôi đền thờ nữthần Po Nagar (NữThần Mẹxứsở) của người Chăm. Theo truyền thuyết dân gian Chăm, nữ thần Po Nagar là con của Ngọc hoàng Thượng đế được sai xuống trần gian, bà có công lao tạo ra trái đất và các loại gỗtrầm, lúa gạo. Tiếp nhận từ người Chăm một di tích tôn giáo độc đáo như điện Hòn Chén, người Việt dễdàng dung hợp được cả một tín ngưỡng thần linh mang sắc thái riêng của người Chăm. Có lẽvị Nữ thần của dân tộc Chăm xét trên bình diện tâm linh có nét tương đồng với các Nữ thần của người Việt. Để ký âm cho danh từ Po Nagar bằng Hán văn, các Nho sĩ ngày xưa đã phải tạo ra một âm hưởng hao hao và mang một ý nghĩa tương đương nhất định bằng bốn chữHán: Thiên Y A Na.

Trong quần thểdi tích cố đô Huế, có lẽ điện Hòn Chén gắn với nhiều giai thoại nhất. Dân gian còn lưu truyền rằng điện Hòn Chén xưa có tên là Hoàn Chén với ý nghĩa “trả lại chén ngọc”, vì vua Minh Mạng trong một lần lên đây đã đánh rơi một chén ngọc xuống dòng Hương, tưởng không cách gì lấy lại được thì bỗng nhiên một con rùa to bằng chiếc chiếu nổi lên ngậm chén ngọc trả lại cho nhà vua. Song, trong các văn bằng sắc phong chính thức của các vua Nguyễn, thì ngôi điện vẫn xuất hiện với tên chính thức “Ngọc Trản Sơn Từ” (đền thờ ở núi Ngọc Trản). Đến thời Đồng Khánh (1886-1888), ngôi điện mới được đổi tên là Huệ Nam Điện (ý là mang lại ân huệ cho vua nước Nam) và cũng gắn với nhiều giai thoại khác nữa.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Điện Hòn Chén là một cụm di tích gồm khoảng 10 công trình kiến trúc to nhỏ khác nhau đều nằm lưng chừng sườn núi Ngọc Trản, hướng mặt ra sông Hương, ẩn mình dưới những tàng cây cao bóng cả. Mặt bằng của toàn bộ cụm di tích này không lớn lắm, công trình kiến trúc chính là Minh Kính Đài tọa lạc ở giữa; bên phải là nhà Quan Cư, Trinh Cát Viện, Chùa Thánh; bên trái là dinh Ngũ Hành, bàn thờ các quan, động thờ ông Hổ, am Ngoại Cảnh. Sát mép bờ sông còn có am Thủy Phủ. Ngoài ra, trong phạm vi ấy còn có nhiều bệ thờ, nhiều am nhỏ nằm rải rác đó đây. Minh Kính Đài chính là nơi tổchức tếlễ ở điện Hòn Chén, ngày xưa được triều đình quyđịnh mỗi năm tổ chức hai lần vào thượng tuần tháng 3 và tháng 7 Âm lịch, có cả quan chức được cửvềlàm chủtế. Minh Kính Đài chia làm 3 cung, theo thứ tựtừcao xuống thấp là: Đệnhất cung (còn gọi là Thượng cung), nơi thờNữthần Thiên Y A Na, Thánh mẫu Vân Hương, ảnh vua Đồng Khánh và một sốvị thần khác; Đệ nhị cung thờ hàng chục tượng thần thánh khác nhau, là nơi bày biện các đồthờ cúng để rước sắc trong những dịp lễ lớn; Đệ tam cung thiết hương án, hai bên đặt trống, chuông, là chỗ cử hành lễ, cũng là nơi khách thập phương dâng hương cúng bái.

Có lẽkhông sa khi cho rằng Điện Hòn Chén là ngôi điện duy nhất có một vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân xứHuế và đó cũng là ngôi điện duy nhấtở Huếcó sựkết hợp giữa nghi thức cung đình và tín ngưỡng dân gian; giữa lễhội và đồng bóng; giữa văn hóa tâm linh và mê tín dị đoan. Đây cũng là nơi trang trí mỹ thuật đạt đến đỉnh cao vào cuối thếkỷ19.

Điện Hòn Chén không chỉlà một di tích lịch sửvà tôn giáo mà còn là một thắng cảnh, một điểm tham quan văn hóa độc đáo thu hút hàng ngàn khách tham quan, nhất là vào dịp lễhội tháng 3 và tháng 7 Âm lịch hàng năm.

2.2.2. Các chương trình du lịch văn hóa tâm linh mà Công ty HGH Travel đưa