• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO GIÁ TRỊ CẢM NHẬN

3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

CHƯƠNG 3. MỘT SỐGIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO GIÁ TRỊCẢM NHẬN

- Du lịch văn hóa: Du lịch văn hóa hiện là loại hình du lịch chủ đạo, là sản phẩm du lịch đặc trưng, tập trung vào việc khai thác tiềm năng văn hóa đặc biệt là các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn thành phố Huế, các thị xã Hương Thủy, Hương Trà và các huyện, các sản phẩm chính bao gồm: Du lịch tham quan di tích lịch sử văn hóa, đặc biệt là các giá trị của Quần thểdi tích cố đô Huế, di tích cách mạng, di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh, các di tích tôn giáo, tín ngưỡng, các khu du lịch văn hóa mới; Du lịch lễhội; Du lịch tâm linh; Du lịch làng nghề; Du lịchẩm thực;

Du lịch tham quan, văn hóa đồng bào các dân tộc ít người.

- Du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với chữa bệnh.

- Du lịch biển: Phát huy thế mạnh về tiềm năng tự nhiên và nhân văn các khu vực dọc bờbiển như: Thuận An, Cảnh Dương, Lăng Cô...

- Du lịch sinh thái: Khai thác tiềm năng sinh thái của Thừa Thiên Huếvới các sản phẩm chính du lịch các vùng nông thôn dựa vào cộng đồng du lịch sinh thái rừng, hồ, đầm phá và sinh thái biển.

- Du lịch vui chơi giải trí.

- Du lịch hội nghịhội thảo. (MICE)

Bên cạnh đó, đầu tư phát triển sản phẩm du lịch mang tính đột phá và khác biệt, trong đó có việc khôi phục các làng nghề truyền thống và gắn kết các không gian văn hóa tâm linh với du lịch.

Như vậy, việc phát triển dịch vụ DLTL là hướng đi đúng đắn với định hướng, quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế.

3.1.2. Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tâm linh thành phố Huế và các vùng phụcận

Huế là một trong số ít những địa phương có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch tâm linh, một loại hình du lịch hấp dẫn, đem lại giá trị kinh tế và có tác động tích cực đến môi trường, làmphong phú thêm đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân, góp phần củng cố

Trường Đại học Kinh tế Huế

an sinh xã hội. Các “Điểm đến tâm linh” ởThừa

Thiên Huế đều được hình thành một cách tựnhiên, do sựtích hợp lâu dài của quá trình phát triển lịch sử, của đời sống kinh tế- xã hội, tín ngưỡng và tôn giáo. Đây là yếu tố cơ bản để định hình nên giá trị cốt lõi (giá trị tâm linh) của điểm đến. Từ lâu, Huế đã được công nhận là trung tâm Phật giáo miền Trung. Huế có tới 80% dân cư theo đạo Phật; hơn 400 ngôi chùa lớn nhỏ, cùng với đó là hệthống đền, miếu đa dạng. Đạo Phật ở Huế đã đi sâu vào đời sống của người dân và có sự phát triển đa dạng cả về hình thức lẫn nội dung. Dưới góc nhìn du lịch, đây thực sự là nguồn tài nguyên quý giáđể thu hút du khách thập phương đến tìm hiểu, trải nghiệm. Những điểm đến tâm linh như: điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ, Phật đài Quan Thế Âm, đền thờ Huyền Trân công chúa, tổ đình Từ Đàm, thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã... là những nơi không thể bỏ qua trong hành trình DLTL xứ Huế. Cùng với đó là hệ thống di tích của kinh đô xưa như: đàn Nam Giao (tế trời), đàn Xã Tắc (tế thần Lúa, thần Đất), Văn Miếu, Võ Miếu, Triệu Miếu, Thái Miếu, ThếMiếu... cùng nhiều lễhội truyền thống độc đáo liên quan đến văn hóa tâm linh của người dân nơi đây có thể đưa vào khai thác, phục vụ cho hoạt động DLTL. Theo các nhà nghiên cứu, trên nền tảng của những lễhội truyền thống mang đặc trưng đời sống tính ngưỡng của Huế, nếu có sự đầu tư kết hợp logic, những lễhội này, có thểtrở thành điểm nhấn để hình thành một tuyến du lịch tâm linh khác lạvới nội dung truyền tải toàn bộ đời sống tinh thần của người Huế.

Các tài nguyên văn hóa tâm linh ở Huế vẫn được bảo tồn và giữ được nét đa dạng vốn có. Trong đó có nguồn tài nguyên vềnghệthuật như: lối kiến trúc Phật giáo, nghệ thuật điêu khắc, văn học Phật giáo và nguồn tài nguyên tâm linh như: ẩm thực chay xứ Huế, Kinh Phật, Thiền Phật giáo (gồm tranh Thiền, vườn Thiền, thư pháp Thiền, nghệ thuật trà đạo, cắm hoa,…), các lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa tâm linh. Tuy nguồn tài nguyên DLTL đa dạng và mang đậm bản sắc vùng miền như vậy nhưng các giá trịnày vẫn chưa được đưa vào khai thác du lịch một cách hợp lý và hiệu quả, gây ra sựlãng phí tài nguyên.

Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú ý đến đầu tư phát triển du lịch văn hóa tâm linh. Trong đó phải kể đến Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã (Phú Lộc), Trung tâm Văn hóa Huyền Trân (Huế), Khu du lịch tâm linh Tượng đài Quán Thế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Âm

(Hương Thủy)... bước đầu thu hút du khách. Thế nhưng, so với vị trí là một trong những trung tâm tôn giáo của cảnước, DLTL ởHuếvẫn chưa khai thác hết tiềm năng, thếmạnh vốn có.

3.1.3. Định hướng phát triển của Công ty HGH Travel Huế.

Định hướng phát triển kinh doanh của công ty là: Phát triển gắn liền bảo tồn và phát huy các giá trịtài nguyên du lịch và nhân văn, đặc biệt là khai thác một cách sáng tạo yếu tố văn hoá dân tộc, văn hoá Huế được thểhiện trong từng sản phẩm dịch vụdu lịch của công ty; góp phần quảng bá văn hóa Huế - Việt Nam, khẳng định thương hiệu công tytrên thương trường trong nước và quốc tế. Trên cởsở định hướng phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huếkết hợp với định hướng phát triển của công ty, HGH Travel Huế căn cứ vào tình hình, điều kiện du lịch cụ thể để đưa ra các sản phẩm một cách linh hoạt. Công ty luôn ưu tiên phát triển các sản phẩm dịch vụ du lịch ở tỉnh nhà nhằm giới thiệu những giá trị văn hóa Huế đến với đông đảo bạn bè trong nước cũng như quốc tế. Với mục tiêu duy trì, phát triển và làm mới các tour tuyến truyền thống, bên cạnh đó luôn khảo sát thị trường, hoạt động xúc tiến, xây dựng các sản phẩm mới lạ, hấp dẫn du khách, HGH Travel định hướng phát triển, mở rộng các sản phẩm dịch vụmới như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và du lịch văn hóa tâm linh. Việc lồng ghép các loại hình du lịch mới mẻ vào các chương trình du lịch đặc sắc, đãđược định hình từ trước góp phần đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ và đáp ững ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch đến với Thừa Thiên Huế.

3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao giá trị cảm nhận của khách du lịch đối với