• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU

2.2 Thực trạng công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty

2.2.5 Phân tích thực trạng công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty

2.2.5.7 Công tác thống kê, kiểm kê nguyên vật liệu

Mục đích:

Nhằm đảm bảo tính hiện hữu, đầy đủ, quyền sở hữu: số dư hàng tồn kho có thực và phản ánh đầy đủ nguyên vật liệu.

Thực hiện đánh giá: hàng tồn kho phải được đánh giá hợp lý về chất lượng và tình trạng: hư hỏng, chậm lưu chuyển, lỗi thời đều được xác định chính xác.

Tình hình kiểm tra:

Nhận nguyên phụ liệu:

+ Xác định đúng tên, kí hiệu của mã hàng.

+ Nhận đúng, đủ số lượng chủng loại của nguyên phụ liệu.

Trước khi kiểm tra đo đếm tất cả các nguyên phụ liệu phải được phá kiện từ 2 đến 3 ngày .

Kiểm tra sơ bộ về số lượng màu sắc xếp nguyên phụ liệu theo quy định. Chú ý khi phá kiện tránh làm rách hoặc hỏng nguyên phụ liệu.

Với những nguyên liệu đựng trong bì thì dựng theo hình trụ, xong mở dây khâu miệng bao, kiểm tra số lượng màu sắc, ký hiệu, sắp xếp vải theo quy định, không được dùng giao kéo để làm rách hoặc hỏng nguyên phụ liệu.

Trong khi phá kiện hàng không đúng chủng loại nguyên liệu không đúng số lượng ghi trên phiếu, không đúng màu sắc phải kịp thời báo cáo để xác địnhcụ thể cho từng loại kiện,

Sau khi kiểm tra sơ bộ ần ghi lại theo phiếu bên ngoàiở kiện nguyên phụ liệu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Quy trình kiểm kê nguyên phụ liệu hàng ngày được thực hiện như sau:

Sơ đồ6: Quy trình kiểm kê nguyên phụliệu tại kho

Nguồn: Phòng Kinh doanh công ty CP dệt may Phú Hòa An, 2020 Đặc điểm của ngành dệt may là khách hàng luôn đòi hỏi về chất lượng phải đạt chuẩn vì vậy tất cẩ các nguyên phụ liệu trước khi đưa vào sản xuất phải được kiểm tra 100% hoặc 10%/100% tùy vào đặc điểm từng loại của nguyên phụ liệu.

Qúa trình kiểm kê nguyên phụ liệu hàng ngày sẽ được ưu tiên theo thứ tự thời gian giao hàng của các đơn hàng, đơn hàng nào giao trước thì ưu tiên kiểm tra nguyên phụ liệu trước, mục đích của nhiệm vụ này là nếu có bất kì sai sót gì thì có phương án xủa lí kịp thời để đúng với tiến đọ giao hàng của từng khách hàng.

Yêu cầu bù hàng Không đạt

Lập phiếu đểtrình lên phòng kếhoạch Đạt

Lưu kho để chuẩn bị đưa vào sản xuất

Kiểm tra 10%/100% NPL (tùy loại)

NGUYÊN PHỤ LIỆU

Trường Đại học Kinh tế Huế

Kiểm tra phụ liệu:

+ Kiểm tra các loại nhãn: Kiểm tra số lượng, màu sắc, kích thước. chất liệu và thông tin trên nhãnđối chiếu với tài liệu của khách hàng.

+ Kiểm tra cácloại chỉ:

Kiểm tra màu sắc, chỉ số của chỉ với tài liệu khách hàng và nguyên liệu. Bởi vì một mã hàng có rất nhiều màu vải khác nhau, màu của chỉ và màu nguyên liệu phải đồng gam màu để bảo đảm chất lượng của sản phẩm.

Đối với những đơn hàng mà khách hàng có chỉ định màu chỉ, chỉ số yêu cầu người làm bảng mẫu kiểm tra lại, trường hợp phát hiện sự bất hợp lý thì yêu cầu khách hàng trả lời và xác nhận bằng văn bản.

Đối với đơn hàng có yêu cầu chọn màu chỉ thì phải có khách hàng ký xác nhận. Riêng với đơn hàng trong nước màu chỉ chọn không đạt độ chính xác tối đa về màu sắc thì yêu cầu phòng kinh doanh kí nhận.

+ Kiểm tra các loại cúc:

Căn cứ vào tài liệu kỹ thuật kiểm tra về thông số, chất liệu, số lượng hình dáng, màu sắc, hoa văn trang trí trên cúc.

Cúc vẫnxẩy ra tình trạng không đạt chất lượng bị sứt mẻ nên các công nhânở kho phụ liệu cần kiểm tra kĩ từng lại không nên chỉ kiểm tra số lượng.

Kiểm tra nguyên liệu:

- Kiểm tra chất lượng vải đúng với yêu cầu của khách hàng.

+ Xác định mặt trái, mặt phải củavải bằng cách xác định theo dấu của nhà sản xuất hoặc bằng các quan sát sợi dệt trên bề mặt vải.

+ Kiểm tra thành phần, màu vải, tên vải, ký hiệu trong tài liệu đúng với mẫu vải thực tế.

+ Phân loại vải chính, lót đồng bộ theo trên một sản phẩm.

+ Đo, xác định chu kỳ thực tế theo canh sợi dọc và canh sợi ngang cho bộ

Trường Đại học Kinh tế Huế

phận giác sơ đồ, khi gắn mẫu vải phải đủ một chu kỳ.

Cần phải kiểm tra đúng quy trình. Một số vấn đề vẫn xảy ra từ phía khách hàng, khách hàng cung cấp sai thành phần vải màu không đúng vớiyêu cầu. Các công nhân nhận nhiệm vụ kiểm tra cần thực hiện nghiêm túc kĩ càng để tránh xảy ra sai xót.

Nguyên phụ liệu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm vì vậy muốn có một sản phẩm đạt chất lượng phải đáp ứng nguyên phụ liệu đầy đủ tiêu chuẩn.

Muốn cósản phẩm đạt chất lượng, nguyên phụ liệu để chế tạo sản phẩm phải đảm bảo những yêu cầu về chất lượng, số lượng nguyên vật liệu cung cấp cho Nhà máy phải đủ số lượng, chất lượng, đúng kì hạn. Như vậy Nhà mấy mới có để thực hiện đúng kế hoạch đề ra.

 Qua quá trình quan sát khâu kiểm tra nguyên phụ liệu cần phải thực hiện:

- Người được giao nhiệm vụ kiểm tra nguyên phụ liệu phải được đào tạo và nắm rõ quy trình kiểm tra vải đãđược phê duyệt.

-Trước khi tiến hành kiểm tra phải kiểm tra hệ thống chiếu sáng,thiết bị chỉnh tốc độ, thiết bị đo chiều dài cây vải xem có hoạt động hay không.

- Tùy theo chất lượng vải mà nhân viên kiểm tra cho máy chạy với tốc độ phù hợp để quan sát hết các lỗi.

Công tác quản lý, kiểm tra kho nguyên phụ liệu là một trong những công việc cực kì quan trọng nhằm hạn chế thất thoát cũng như tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh. Giúp Nhà máy thống kê đầy đủ và chính xác lượng nguyên phụ liệu còn trong kho. Với báo cáo này, Nhà máy có cái nhìn toàn diện nhất về tình hình sử dụng nguyên phụ liệu tại Nhà máy. Tuy nhiên công tác quản lý kiểm tra chưa được thực hiện nghiêm túc vẫn xảy ra tình trạng sai xót và thất thoát nguyên phụ liệu mà không tìm rađược nguyên nhân.

Trong quá trình kiểm tra nguyên liệu vẫn có xảy ra sai sót người kiểm tracần lập bảng thống kê nguyên liệu sai hỏng. Trong đó, ghi rõ các dạng lỗi phát sinh để khách hàng xem xét và làm việc lại với Nhà máy, tránh gây thiệt hại đến Nhà máy.

Trường Đại học Kinh tế Huế