• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU

2.3 Đánh giá thực trạng công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty

2.3.2 Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu cũng như những kết quả mà công ty đạt được trong những năm qua, công tác quản trị nguyên vật liệu còn gặp nhiều hạn chế nhất định cần được hoàn thiện hơn nữa.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Về công tác lập và tổ chức mua sắm nguyên vật liệu

Về công tác lập và tổ chức mua sắm nguyên vật liệu còn phụ thuộc quá nhiều vào nhà cung ứng dẫn đến tình trạng nguyên vật liệu cung ứng không đều đặn, không có nhiều sự lựa chọn cũng như bất lợi trong việc đàm phán về các điều khoản đặc biệt là về giá ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất kinh doanh của công ty.

Tiếp nhận nguyên liệu:

Tuy việc tiếp nhận nguyên vật liệu luôn được thực hiện theo đúng quy trình đã được quy định nhưng không phải lúc nào việc tiếp nhận nguyên liệu vẫn suôn sẻ. Đối với việc tiếp nhận, thông tin tiếp nhận nhiều lúc còn chưa được rõ ràng và kịp thời từ bộ phận kế hoạch đến bộ phận tiếp nhận, đặc biệt tiếp nhận đối với những nguyên liệu nhỏ lẻ.

Vì công ty chủ yếu gia công hàng xuất khẩu nên việc cung cấp nguyên phụ liệu thuộc chủ yếu vào khách hàng, Công ty CP dệt may Phú Hòa An sẽ không thể chủ động về thời gian được. Vì thế buộc nhân viên tiếp nhận phải theo thời gian giao hàng của khách hàng, ảnh hưởng đến giờ giấc của nhân viên khi nhiều lúc phải làm thêm ngoài giờ làm, có lúc vào buổi tối hoặc sáng sớm vẫn phải tiếp nhận nguyên liệu.

Bên cạnh đó kho chứa hàng cũng không phải lúc nào cũng rảnh và sẵn sàng cho việc lưu kho nguyên liệu trong thời gian cao điểm. Vì vậy, Công ty không chủ động được trong việc thu mua nguyên liệu cũng sẽ làm khó khăn trong việc sắp xếp và tiếp nhận nguyên liệu.

Qúa trình tiếp nhận đang còn thủ công, thông tin lưu trữ qua nhiều lần, đặc biệt từ viết tay qua lưu trữ vào phần mềm nên sai sót về số liệu và thông tin của lô hàng là khó có thể tránh khỏi

Công tác quản lí số lượng nguyên liệu

Việc quản lý về số lượng nguyên liệu có đúng và đủ hay không cũng sẽ không kiểm soát hết được ngay thời điểm tiếp nhận nguyên liệu. Nên khó có thể phản ánh kịp thời tình hình thực tế số lượng nguyên liệu tiếp nhận tại thời điểm đó.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tình trạng nguyên liệu sau khi kiểm tra sẽ có lúc bị lỗi, sai, thiếu, …cần thông báo gấp cho khách hàng cung cấp để được bổ sung kịp thời, nhưng thông tin phải đi qua nhiều bộ phận mới được giải quyết làm cho việc thông báo trở nên mất nhiều thời gian và rườm rà.

Hiện nay thì công ty vẫn chưa áp dụng phần mềm riêng quản lí nguyên vật liệu dành cho ngành dệt may nên công tác quản lí vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Công tác quản lý chất lượng nguyên liệu

Công tác quản lý chất lượng đang được thực hiện khá tốt nhưng bên cạnh đó lượng nguyên liệu vải quá lớn khiến cho tỉ lệ kiểm tra còn hạn chế so với tổng thể.

Phản ánh chỉ ở mức độ tương đối, không chính xác chất lượng nguyên liệu đầu vào được cung cấp. Số lượng nguyên liệu không đạt chuẩn cần phải bù nguyên liệu về đôi khi còn chậm trễ so với tiến độ một phần là do thông tin đi qua nhiều bộ phận xử lý, một phần do khách hàng cung cấp nguyên liệu bù không đúng hẹn khiến cho lượng nguyên liệu về không kịp để sản xuất.

Bên cạnh đó lượng nguyên liệu chưa đạt chuẩn đang lưỡng lự về chất lượng cần kiểm tra lại, xin ý kiến của cấp trên và ý kiến của khách hàng đê biết có nên sử dụng hay không cũng là nguyên nhân làm chậm quá trình sản xuất.

Công tác cấp phát nguyên liệu

Việc cấp phát nguyên liệu đang còn thủ công, nhiều lúc xảy ra tình trạng nhân viên cấp phát thiếu, cấp phát nhầm nguyên liệu cho nhà máy cắt buộc phải cấp phát lại gây mất thời gian và ảnh hưởng đến các giai đoạn sau của quá trình sản xuất. Đây là vấn đề mà hầu hết trong quá trình phỏng vấn sâu nhân viên tại đây đều phản ánh lại và đang tìm cáchđể khắc phục tình trạng này.

Thông tin về việc cấp phát đôi khi không được thống nhất giữa các nhân viên cấp phát làmảnh hưởng đến việc kiểm soát số lượng cấp phát.

Kho lưu trữ nguyên liệu

Đối với kho nguyên liệu, mặc dù khá rộng rãi sắp xếp khá khoa học, tuy nhiên

Trường Đại học Kinh tế Huế

việc lắp các thiết bị ghi hình để quản lý nguyên liệu trong kho còn hạn chế, ánh sáng trong kho tuy được lắp hệ thống đèn nhưng ánh sáng còn yếu, khiến cho việc kiểm tra nguyên liệu còn khó khăn và cần thiết bị hỗ trợ.

Nhân viên

Nhân viên trẻ trung và năng động tuy nhiên kinh nghiệm làm việc còn hạn chế, quá trình học việc và làm việc thực tế.

Bên cạnh đó mâu thuẫn trong quan điểm làm việc của bộ phận nhân viên đôi khi cũng xảy ra gây bất hòa cũng ảnh hưởng một phần đến quá trình làm việc.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢIPHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ