• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU

2.2 Thực trạng công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty

2.2.2 Quy trình sản xuất

Nguồn: Phòng Kinh doanh Công ty CP Dệt may Phú Hòa An, 2020 Sơ đồ2. Quy trình sản xuất

Kiểm tra chất lượng nguyên

phụliệu

Xảvải Cắt- chuẩn

bị

Kiểm tra chất lượng bán thành phẩm

May

Kiểm tra chất lượng thành

phẩm

Hút chỉvụn Ủi Gấp xếp Dò kim

Đóng kiện Nhập kho

Trường Đại học Kinh tế Huế

Quy trình công nghệ được miêu tả cụ thể bằng các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra chất lượng nguyên phụliệu

Chất lượng nguyên liệuảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm, đến năng suất khâu cắt, năng suất chuyền may vì vậy cần phải kiểm tra trước khi đưa vào sản xuất.

Khi kiểm tra các thông sốtrên cây vải rồi mởkiện hàng ra để kiểm tra.

+ Số lượng + Khổvải + Chủng loại + Màu sắc + Trọng lượng +….

Yêu cầu vềchấtlượng đối với nguyên phụliệu:

+ Độco của vải + Mùa của vải + Lỗi vải

+ Độbám dính của dựng +……

Bước 2: Xảvải

Bước tiếp theo là xảvải, có nhiều phương pháp xả vải nhưng hiện nay công ty áp dụng máy xả vải vào trong quá trình xả vải, đối với việc trải vải thì vẫn dùng các phương pháp thủcông.

Yêu cầu kĩ thuật khi trải vải:

+ Trải vải phải đảm bảo không bịbai, giãn.

+ Hai mép song song với mép bàn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

+ Các lớp vải phải êm phẳng (dùng gạt cho phẳng).

+ Trải xong dùng kẹp kẹp lại tránh xô lệch khi cắt vải.

+…

Bước 3: Cắt vải

Sau khi trải vải xong, trải sơ đồ cắt do phòng công nghệ ban hành lê bề mắt vải đểtiến hành cắt chi tiết bán thành phẩm theo sơ đồ.

Thiết bịsửdụng trong quá trình cắt:

+ Máy cắt phá + Máy cắt gọt + Máy cắt vòng + Kẹp giữvải

Bước 4: Kiểm tra chất lượng bán thành phẩm

QC kiểm tra bán thành phẩm trước khi đưa ra chuyền sản xuất.

Tổ trưởng chuyền may nhận bán thành phẩm từ xưởng cắt, tổ trưởng điều hành sản xuất sản phẩm trên dây chuyền từbán thành phẩm cho hết chuyền may.

Bước 5: May

Công đoạn may là công đoạn được tiến hành được tuân thủ theo hướng dẫn kỹ thuật và yêu cầu kỹthuật của từng mã hàng bao gồm các công việc sau:

+ Sang dấu + Là

+ May

+ Thùa khuyết + Đính cúc

+ Ngoài ra còn có các yêu cầu khác như: thêu, dập và các yêu cầu kĩ thuật cho từng loại sản phẩm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bước 6: Kiểm tra chất lượng thành phẩm

Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm may phải được tuân thủ theo một thứ tự nhất định với các điểm kiểm tra cần thiết nhằm không bỏ sót lỗi nhưng vẫn đạt năng suất cao trong kiểm tra chất lượng sản phẩm. Cần phải xác định rõ quy trình kiểm tra cho từng loại mặt hàng và có điều chỉnh với từng mã hàng cho phù hợp.

Bước 7: Hút chỉvụn

Hút chỉvụn là công việc hút đi các bụi bẩn, chỉthừa còn sót lại trên quần áo.

Bước 8:Ủi

Ủi được coi là công đoạn quan trọng trong sản xuất hàng may mặc. Nhờ công đoạn ủi mà sản phẩm có khuyết tật nhỏ trong khi may có thể sửa chữa được và làm đẹp thêm lên.

Bước 9: Gấp xếp

Sản phẩm sau khi hoàn chỉnh sẽ được gấp xếp tùy theo chủng loại sản phẩm, cấp chất lượng, yêu cầu kĩ thuật của từng mã hàng sẽcó cách xếp khác nhau, khi gấp xếp phải đảm bảo tính thẩm mĩ.

Bước 10: Dò kim

Trong quá trình gấp xếp hoàn chỉnh công đoạn dò kim để phát hiện đầu kim bị gãy trong quá trình may sản phẩm để đảm bảo an toàn cho người sửdụng.

Bước 11: Đóng kiện.

Bao bìđóng gói là giai đoạn cuối cùng của sản xuất công nghiệp, bao bì howpk quy cách, không những đảm bảo chất lượng mà còn tăng vẻ đẹp của sản phẩm. Trong sản xuất hàng may công nghiệp có rất nhiều cỡ vóc và màu sắc khác nhau. Nếu bao gói không chính xác cho việc giao nhận với khách hàng, tùy theo mặc hàng và giá trị sản phẩm mà có cách đóng thùng khác nhau.

Bước 12: Nhập kho

Sản phẩm sau khi đóng kiện sẽ đem vào nhập kho.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trong quá trình sản xuất không thể tránh khỏi các trường hợp sai sót do nhiều nguyên nhận chủquan cũng như khách quan khác nhau, tùy vào mức độmà công ty có những phương pháp phù hợp đểgiải quyết vấn đề đó.

2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty