• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị nguyên vật liệu tại Công ty CP dệt

Dựa vào kết quả phân tích, đánh giá ở phần 2 và những định hướng cho công tác quản trị nguyên vật liệu ở trên, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị nguyên vật liệu cho Công ty Cổ phầnDệt may Phú Hòa An.

3.2.1 Nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận nguyên liệu

Nguyên liệu là yếu tố đầu vào đầu tiên tham gia vào quá trình sản xuất, việc tiếp nhận nguyên liệu cần được thực hiện một cách kỹ lưỡng và rõ ràng về cả kiểm tra số lượng và chất lượng.

Nguồn nguyên liệu khi được tiếp nhận, theo như thống kê có nhiều vấn đề xảy ra trong công tác kiểm tra như thiếu số lượng hay không đúng chủng loại như trong giấy tờ, vì thế nhân viên thống kê cần kiểm tra đúng quy định và quy trình đãđưa ra và cẩn

Trường Đại học Kinh tế Huế

thận hơn nữa. Tất cả mọi thống kê về số lượng cần được ghi chép lưu trữ rõ ràng trên cả giấy tờ và phần mềm quản lý. Bên cạnh đó công tác kiểm tra còn thủ công, cần phỉa hoàn thiện công tác kiểm tra quản lý bằng áp dụng công nghệ, máy tính vào việc kiểm tra và ghi nhận lỗi sai sót. Nâng cao công tác quản lý, sự rõ ràng và tính chuyên nghiệp trong quá trình tiếp nhận.

Đối với công tác kiểm tra về chất lượng. Tỉ lệ kiểm tra chất lượng, đặc biệt là những đơn hàng có số lượng nguyên liệu nhập ít được kiểm tra khá cao, vì thế giảm khả năng chênh lệch và sai sót trong quá trình tính toán nguyên vật liệu cần bù. Tuy nhiên, đối với những đơn hàng có số lượng nguyên liệu lớn được nhập về, vì số lượng lớn nên tỉ lệ kiểm tra còn thấp, điều này dẫn đến việc tính toán phần trăm tỉ lệ độ chính xác nguyên liệu ỗi bị giảm đi khiến cho lượng nguyên liệu cần bù không sát với như báo cáo. Không những thế gây khó khăn trong quá trình sản xuất sau này khi chất lượng nguyên liệu không đảm bảo còn tồn lại số lượng nhiều. Mặt khác, kế hoạch kiểm tra chất lượng chưa tốt khiến cho quá trình kiểm tra lúc lại cập rập, gấp rút ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra chất lượng. Vì thế công ty nên đầu tư máy móc, thiết bị kiểm tra, tuyển dụng thêm nhân viên đảm nhiệm quy trình này, số lượng kiểm tra cần được nâng lên để đảm bảo độ chính xác chung cho nguyên liệu.

3.2.2 Nâng cao hiệu quả công tác mua sắm nguyên vật liệu

Mua sắm nguyên vật liệu: là hoạt động đầu tiên cóảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Về xây dựng kế hoạch: hoàn thiện kế hoạch mua hàng sát với thực tế hơn, tránh tình trạng khi thừa khi lại thiếu nguyên vật liệu bằng cách theo dõi sát sao tình hình sử dụng, dự trữ của những tháng trước, kế hoạch sản xuất, định mức tồn kho, đơn hàng, .... và cả kinh nghiệm để đưa ra kế hoạch mua hàng một cách chính xác.

Nhà cung ứng: Như đã trình bày, công ty vẫn tiến hành mua của những nhà cung ứng quen thuộc và qua sự giới thiệu. Với tình hình cạnh tranh như hiện nay, đối thủ cạnh tranh cũng như các nhà cung ứng tiềm năng ngày càng nhiều. Để có thể mua được nguyên vật liệu tốt, giá cả phải chăng, công ty nên tiến hành tìm hiểu và nghiên

Trường Đại học Kinh tế Huế

cứu thêm về thị trường nhà cung ứng bằng cách ngoài việc tiếp nhận lời chào hàng của các nhà cung ứng, công ty nên tiến hành điều tra nghiên cứu, phân tích các thông tin cần thiết trước khi mua như tìm hiểu thông tin trên các phương tiện truyền thông, phỏng vấn trực tiếp hay cử nhân viên tới tham dự các buổi triễn lãm giới thiệu sản phẩm,... những thông tin về tình hình tài chính, khả năng sản xuất, giá cả, trình độ côn nghệ,... để nắm bắt tình hình thực tế một cách chính xác, sau đó tổng hợp, phân tích chọn lọc để lựa chọn nhà cung ứng tìm năng, cụ thể ít nhất hai, ba nhà cung ứng cho một loại nguyên liệu. Song song với việc tìm nhà cung ứng mới thì công ty cũng phải thường xuyên có những đánh giá dựa trên quá trình khảo sát thực tế đối với các nhà cung ứng hiện tại để tìm ra các hạn chế trong việc cung ứng từ đó những buổi đàm phán đề ra giải pháp nâng cao nâng cao lợi ích cho cả hai bên.

Công ty cũng nên kiểm soát việc tiến hành mua hàng, quán triệt, yêu cầu các nhân viên phải thực hiện theo đúng quy trình đã đề ra, nhất là về mặt thời gian, tránh để tình trạng kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất, trường hợp có vấn đề phát sinh phải báo cáo, trình bày với công ty để có biện pháp xử lý. Và mới đây, công ty cũng đã hoàn thiện quy trình mua hàng và bắt buộc tất cả các nhân viên phải thực hiện theo đúng quy trình, do phải làm theo thủ tục rườm rà, theo trật tự nên một số nhân viên vẫn chưa thực sự tự giác tuy nhiên khoản thời gian sau tình trạng này sẽ được cải thiện hơn và đem lại hiệu quả cho hoạt động sản xuất củacông ty.

3.2.3 Nâng cao hiệu quả công tác cấp phát

Để làm tốt khâu này, nhân viên thuộc bộ phận cấp phát nguyên liệu cần xây dựng kế hoạch cấp phát rõ ràng, đảm bảo kịp thời và cân bằng lượng nguyên liệu cấp phát mỗi ngày tránh tình trạng thiếu hụt hoặc dồn dập nguyên liệu cho nhà máy cắt, ảnh hưởng đến tính hình sản xuất.

Việc cấp phát cần đúng kế hoạch và định mức, ghi chép đầy đủ vào sổ sách, tránh tình trạng thất thoát nguyên liệu, thiếu hụt nguyên liệu. Tránh tình trạng dùng chung nguyên liệu thuộc các đơn hàng khác nhau để giảm sự nhầm lẫn sai sót. Kiểm tra kỹ số lượng, chất liệu, màu sắc, nguồn gốc của nguyên liệu để cấp phát đúng nguyên liệu cho đơn hàng đó.

Trường Đại học Kinh tế Huế

3.2.4 Đảm bảo dự trữnguyên vật liệu hợp lý an toàn

Như đã trình bày, mức tồn kho quá lớn sẽ dẫn đến chi phí lưu kho cao, bảo quản tăng cao, ứ động vốn, tồn lâu ngày dẫn đến hư hỏng, hao hụt, giảm chất lượng nguyên vật liệu. Nhưng nếu tồn kho không đủ cũng ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất. Vì vậy tính toán, xác định mức dự trữ tối đa, tối thiểu là một công việc rất quan trọng và cần thiết. Để xây dựng định mức tồn kho phù hợp, ngoài căn cứ vào đặc điểm hoạt động của công ty, cần phải tính các loại chi phí như chi phí đặt hàng (toàn bộ chi phí có liên quan đến việc thiết lập đơn hàng, thực hiện và vận chuyển về công ty...), chi phí lưu kho (chi phí phát sinh trong việc lưu kho), ... làm sao đạt được mức tối ưu trong dự trữ, đảm bảo hiệu quả sản xuất của công ty.

3.2.5 Tăng cường sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu

Lượng nguyên liệu khi được nhập về sẽ được xây dựng định mức và kế hoạch sản xuất thêm một lần nữa. Mục đích là để tiết kiệm, tận dụng tối đa lượng nguyên liệu sử dụng, đảm bảo lượng nguyên liệu đầu vào trong quá trình sản xuất. Tận dụng nguồn nguyên liệu dư thừa trong quá trình sản xuất, hoặc thanh lí thu lợi nhuận. Đây là công tác của nội bộ công ty, vì thế công tác này cần được kiểm tra, đánh giá và hoàn thiện định mức một cách thường xuyên, tổng hợp kết quả hàng tháng để biết được việc xây dựng định mức đó đã có hiệu quả hay chưa. Bên cạnh đó, không những phòng kế hoạch và các phòng ban khác có liên quan cần phải phối hợp nhịp nhàng với nhau, cùng nhau đưa ra những ý kiến, cách giải quyết phù hợp để vừa bảo đảm được lượng nguyên liệu cần sản xuất mà vẫn tận dụng được tối đa lượng nguyên liệu thanh lý thu lợi nhuận cho công ty.

3.2.6 Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ quản lý và tay nghề cho cán bộ công nhân viên

Có thể nói nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng trong cơ cấu nguồn lực của doanh nghiệp. Việc nâng cao năng lực tay nghề cho nhân viên là điều cần thiết phải làm đối với tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là trong công tác quản trị nguyên vật liệu. Bởi lẽ, họ chính là người quyết định đến việc quản lý cũng như sử dụng hợp lý,

Trường Đại học Kinh tế Huế

tiết kiệm nguyên vật liệu. Và nó là biện pháp mang lại hiệu quả cao trong việc áp dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ, nâng cao trình độ nhận thức và lí luận cũng như kiến thức thực tế cho mỗi cán bộ công nhân viên, tạo ra đội ngũ lao động làm việc khoa học, năng suất và tiết kiệm.Hiện tại, đội ngũ nhân viên trong các phòng ban của công ty mặc dù là những người trẻ tuổi, năng động, nhiệt tình trong công việc, tuy nhiên kinh nghiệm của họ vẫn còn hạn chế, chủ yếu là học hỏi và qua sự truyền đạt lại của nhân viên lâu năm, có kinh nghiệm. Do đó, công tác đào tạo và nâng cao trìnhđộ, kiến thức chuyên môn cho các nhân viên là một việc quan trọng cần phải thực hiện và thông qua một số biện pháp như mở các lớp bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên, mời thêm chuyên gia đến chia sẻ kinh nghiệm trong các lĩnh vực như quản lý, sử dụng NVL và vận hành máy móc, thiết bị, cách sử dụng phần mềm trong quản trị; bên cạnh đó, công ty cũng nên khuyến khích bằng các biện pháp vật chất nhằm tạo động lực làm việc, thu hút mọi người nhiệt tình hơn và đem lại năng suất, chất lượng để hoàn thành mọi công việc được giao.

Trường Đại học Kinh tế Huế