• Không có kết quả nào được tìm thấy

Cơ cấu mẫu điều tra của khu nghỉ dưỡng Làng Hành Hương

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CỦA DU KHÁCH VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ LƯU TRÚ

2.2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về chất lượng dịch vụ lưu trú tại khu nghỉ dưỡng Làng

2.2.1 Cơ cấu mẫu điều tra của khu nghỉ dưỡng Làng Hành Hương

Tác giả nghiên cứu tiến hành điều tra thu thập đối với 150 đối tượng du khách nội địa và quốc tế của khu nghỉ dưỡng Làng Hành Hương, nhận được 150 phiếu điều tra phù hợp. Tác giả đã tiến hành phân tích dựa trên 150 phiếu điều tra được chọn.

2.2.1.1 Cơ cấu mẫu điều tra của Làng Hành Hương theo nhóm tuổi.

Biểu đồ 2.1: Phân bố mẫu theo nhóm tuổi

(Nguồn: Xử lý SPSS) Với 150 mẫu du khách được điều tra thì số lượng lớn nhất ở độ tuổi 18 – 35 tuổi, có 104 du khách chiếm 69,3%. Tiếp theo là ở độ tuổi từ 35-50 tuổi có 39 du khách chiếm 26% và có 5 du khách được điều tra ở độ tuổi trên 50 tuổi chiếm 3,3%. Cuối cùng ở độ tuổi ít nhất dưới 18 tuổi là 5 du khách chiếm 1,3%. Như vậy, đa phần du khách tham gia trả lời phỏng vấn nghiên cứu này thuộc độ tuổi từ 18 - 35 tuổi, độ tuổi từ 35 - 50 tuổi cũng chiếm tỷ lệ tướng đối cao. Do đa phần đây là những nhóm du khách ở độ tuổi trưởng thành, giai đoạn công việc, sự nghiệp đã có bước phát triển hay đã ổn định, tiềm lực tài chính dùng cho chi tiêu du lịch có thể sẽ thoải mái hơn, nên số lượng khách nằm trong hai nhóm tuổi này vẫn chiếm số đông.

1%

69,300%

26%

3%

Dưới 18 tuổi Từ 18 đến 35 tuổi Từ 35 đến 50 tuổi Trên 50 tuổi

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.2.1.2 Cơ cấu mẫu điều tra của Làng Hành Hương theo giới tính

Biểu đồ 2.2: Phân bố mẫu theo giới tính

(Nguồn: Xử lý SPSS) Kết quả điều tra nghiên cứu cho thấy có 73 du khách nam tham gia trả lời

phỏng vấn chiếm 48,7% và có 77 du khách nữ chiếm 51,3%. Như vậy, du khách mang giới tính nữ tham gia trả lời phỏng vấn nghiên cứu này chiếm phần đông hơn so với du khách mang giới tính nam.

2.2.1.3 Cơ cấu mẫu điều tra của Làng Hành Hương theo quốc tịch.

Biểu đồ 2.3: Phân bố mẫu theo quốc tịch (%) 48.7%

51.3%

Nam Nữ

32.7%

67.3%

Việt Nam Nước ngoài

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trong 150 mẫu du khách tham gia phỏng vấn có tới 101 du khách quốc tế đến lưu trú tại khu nghỉ dưỡng Làng Hành Hương, chiếm 67,3%, theo kết quả điều tra thì đa phần là khách quốc tế là đến từ Hàn Quốc và Pháp. Có 49 du khách nội địa đến lưu trú tại khu nghỉ dưỡng, chiếm 32.7%. Chứng tỏ khu nghỉ dưỡng đã thành công trong việc thu hút một lượng lớn du khách quốc tế đến nghỉ dưỡng.

2.2.1.5 Kênh thông tin du khách biết đến khu nghỉ dưỡng.

Biểu đồ 2 4: Kênh thông tin giúp du khách nhận biết khu nghỉ dưỡng (%)

(Nguồn: Xử lý SPSS) Từ biểu đồ trên cho thấy, phần lớn du khách biết đến khu nghỉ dưỡng thông qua Internet: Website, các trang đặt phòng trực tuyến Trip Advisor, Booking.com,…

chiếm 68% với 102 du khách trong tổng số 150 du khách. Đây là kênh thông tin truyền thông tốt nhất để du khách biết đến khu nghỉ dưỡng Làng Hành Hương. Có 19% du khách biết đến khu nghỉ dưỡng qua bạn bè, người thân tương đương 29 du khách; 9% tức 13 du khách biết đến khu nghỉ dưỡng qua sách báo, tạp chí;

Và cuối cùng có 6 du khách, chiếm 4% biết đến khu nghỉ dưỡng qua các nguồn khác. Khu nghỉ dưỡng cần phải có những biện pháp, hoạt động cần thiết để đẩy mạnh các kênh, đặc biệt là các kênh trên Internet, chú trọng đầu tư vào thiết kế Website của khu nghỉ dưỡng giúp khách biết đến khu nghỉ dưỡng nhiều hơn.

19%

68%

9% 4%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

Bạn bè, người thân Internet Sách, báo, tạp chí Khác

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.2.1.6 Số lần lưu trú tại khu nghỉ dưỡng của du khách

Biểu đồ 2. 5: Phân bố mẫu theo số lần lưu trú tại khu nghỉ dưỡng(%)

(Nguồn: Xử lý SPSS) Thống kê cho thấy, có 109 du khách trong số 150 du khách tham gia phỏng vấn có số lần lưu trú tại khu nghỉ dưỡng Làng Hành Hương là lần thứ nhất chiếm 72,7%;

có 31 du khách chiếm 20,7% là quay lại khu nghỉ dưỡng lần thứ hai; 7 du khách chiếm 4,7% là lưu trú lần thứ 3 tại khu nghỉ dưỡng và thấp nhất là số lần lưu trú tại khu nghỉ dưỡng lần thứ tư trở lên với 3 du khách chiếm 2%. Như vậy, khu nghỉ dưỡng cần có những phương hướng và biện pháp cụ thể để du khách nhớ và luôn chọn lưu trú tại khu nghỉ dưỡng khi có cơ hội trở lại Huế.

2.2.1.7. Thời gian lưu trú tại khu nghỉ dưỡng

Biểu đồ 2.6: Thời gian lưu trú của du khách tại khu nghỉ dưỡng

(Nguồn: Xử lý SPSS)

72.7%

20.7%

4.7% 2%

,000%

10,000%

20,000%

30,000%

40,000%

50,000%

60,000%

70,000%

80,000%

Lần thứ nhất Lần thứ hai Lần thứ ba Lần thứ tư trở lên

18.7%

65.3%

14% 2%

1 ngày 2 ngày 3 ngày Trên 3 ngày

Trường Đại học Kinh tế Huế

Dựa theo thống kê ta thấy 2 ngày là thời gian đa số du khách lưu lại khu nghỉ dưỡng Làng Hành Hương với 65,3% tương đương 98 du khách, tiếp đến là 1 ngày với 28 du khách, 3 ngày với 21 du khách và cuối cùng là trên 3 ngày với 3 du khách.

Chứng tỏ khách đến khu nghỉ dưỡng đa phần có thời gian lưu trú ngắn. Nguyên nhân do đa phần ở đây khách quốc tế, họ chỉ chọn Huế là điểm dừng chân ngắn ngày, còn khách Việt Nam thì chủ yếu là đi công tác.