• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ ĐÁNH

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI SỐ 1

2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

- Giám đốc: Là người quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty, trực tiếp điều hành các phòng ban thông qua các trưởng phòng.

- Phó giám đốc:Là người hỗ trợ cho Giám đốc trong việc tham mưu, giám sát công việc theo nội dung, ủy quyền khi Giám đốc đi công tác.

- Thư ký giám đốc: Sắp xếp lịch làm việc, lịch họp, lịch công tác, tổ chức các cuộc họp, ghi chép và tổng hợp nội dung các cuộc họp cho ban Giám đốc, thực hiện các nhiệm vụ khác mà ban Giám đốc giao phó.

- Phòng Marketing: Là cầu nối giữa bên trong và bên ngoài Công ty, là cầu nối giữa khách hàng với Công ty, giữa thuộc tính của sản phẩm và nhu cầu của khách hàng. Nhiệm vụ của phòng Marketing là nghiên cứu, tiếp thị và thông tin, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược marketing, cập nhật, tổng hợp thông tin thị trường để hỗ trợ cho việc đánh giá, xây dựng các chiến lược marketing ngắn, trung, dài hạn. Triển khai các chương trình quảng cáo, tham gia hoạt động quảng bá của Công ty, thực hiện nghiên cứu thị trường để đưa sản phẩm của Công ty vào tiêu thụ.

- Phòng kinh doanh: Lập kế hoạch kinh doanh, thu hồi công nợ, nghiên cứu, tập hợp các thông tin kinh tế tài chính của khách hàng tiêu thụ để đề xuất các phương án kinh doanh, tham mưu cho Phó giám đốc về chỉ đạo sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Quản lý chi phí vật tư, nguyên nhiên vật liệu. Soạn thảo hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán, thanh lý hợp đồng với khách hàng sau khi thực hiện xong, quản lý sản phẩm tiêu thụ, chịu trách nhiệm với Phó giám đốc, Giám đốc về hàng hóa tiêu thụ.

- Phòng kế toán: Thực hiện nghĩa vụ kế toán, quản lý tài chính theo quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán. Thực hiện công tác giám sát quá trình sản xuất kinh doanh về mặt tài chính. Kiểm tra, giám sát các khoản thu chi tài chính, các nghĩa vụ thu nộp thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản. Phân tích thông tin, số liệu thanh toán, hiệu quả sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm, giải pháp đầu tư, lập kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn.

Đại học kinh tế Huế

- Phòng thiết kế: Lập hồ sơ, thiết kế bản vẽ thi công, triển khai giám sát kỹ thuật đối với các công trình, hạng mục công trình. Kiểm tra, xác nhận hồ sơ quản lý chất lượng, hồ sơ hoàn công, hồ sơ quyết toán ở các công trình lãnh đạo Công ty phê duyệt.

Lập kế hoạch cung cấp vật tư, thiết bị thi công. Lập bản vẽ hoàn công, hồ sơ thanh toán giai đoạn, hồ sơ quyết toán hạng mục công trình.

- Phòng tổ chức – hành chính: Xây dựng kế hoạch nhân sự theo yêu cầu kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, tổ chức tuyển dụng lao động đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực, tham mưu ký kết hợp đồng lao động cho người lao động và tổ chức quản lý, theo dõi việc thực hiện quy định của Luật lao động và quy định của Công ty.

2.1.5. Tình hình nguồn vốn tại Công ty TNHH Thương mại Số 1 giai đoạn 2015 - 2017

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vốn được hiểu và quan niệm là toàn bộ những giá trị ứng ra ban đầu vào các quá trình tiếp theo của doanh nghiệp. Vốn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn là yếu tố số một của mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Có vốn các doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất, kinh doanh, mua sắm các trang thiết bị hay triển khai các kế hoạch khác trong tương lai. Vậy yêu cầu đặt ra đối với Công ty là cần phải có sự quản lý và sử dụng vốn như thế nào cho có hiệu quả nhằm bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo cho Công ty ngày càng phát triển và vững mạnh.

Đại học kinh tế Huế

Bảng 2. 1: Tình hình nguồn vốn của Công ty TNHH Thương mại Số 1 giai đoạn 2015 – 2017

ĐVT: Triệu đồng, %

CHỈ TIÊU Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

CHÊNH LỆCH 2016/2015 2017/2016

Gía trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %

TỔNG NGUỒN VỐN 62.796 100 78.104 100 94.349 100 15.308 24,38 16.245 20,80 I. Phân theo đặc điểm nguồn vốn

1. Vốn cố định 30.048 38,30 38.800 49,68 40.539 42,97 8.752 29,12 1.739 4,48

2. Vốn lưu động 32.748 61,70 44.304 56,72 53.810 57,03 11.556 35,29 9.506 21,46 II.Phân theo nguồn hình thành

1. Nợ phải trả 27.352 43,56 30.659 39,25 32.619 34,57 3.307 12,09 1.960 6,39 2. Vốn chủ sở hữu 35.444 56,44 47.445 60,75 61.730 65,43 12.001 33,86 14.285 30,11

(Nguồn: Phòng kế toán)

Đại học kinh tế Huế

Qua bảng số liệu 2.1 cho ta thấy, nguồn vốn của công ty tăng trưởng nhanh.

Năm 2016 so với năm 2015 tăng lên 15.308 triệu đồng, tương ứng tăng 24,38 %; năm 2017 so với năm 2016 tăng 16.245 triệu đồng, tương ứng tăng 20,80 %. Sự tăng lên về nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu của Công ty có thể phân tích theo một số tiêu chí sau:

Phân theo đặc điểm nguồn vốn:

Theo đặc điểm thì nguồn vốn được chia thành: vốn cố định và vốn lưu động. Đối với công ty, vốn lưu động chiếm tỷ trọng khá lớn. Trong năm 2016, nguồn vốn của Công ty tăng lên 15.308 triệu đồng, trong đó vốn lưu động tăng lên 11.556 triệu đồng, tương ứng tăng 32,29%; vốn cố định tăng lên 8.752 triệu đồng, tương ứng tăng 29,12%. Năm 2017, nguồn vốn tăng lên 16.245 triệu đồng, trong đó vốn lưu động tăng lên 9.506 triệu đồng, tương ứng tăng 21,46%; vốn cố định tăng lên 1.739 triệu đồng, tương ứng tăng 4,48%. Như vậy ta có thể thấy rằng, sự tăng lên của nguồn vốn của Công ty chủ yếu là do sự tăng lên của vốn lưu động.

Phân theo nguồn hình thành:

Theo nguồn vốn hình thành, tỷ trọng nợ phải trả của Công ty giảm dần theo các năm, năm 2015 tỷ trọng nợ phải trả là 43,46%, năm 2016 giảm xuống 39,25% và đến năm 2017 giảm xuống còn 34,57% trong tổng số nguồn vốn.

Còn tỷ trọng vốn chủ sở hữu luôn chiếm trên 50% và có xu hướng tăng lên theo từng năm. Năm 2015 tỷ trọng vốn chủ sở hữu chiếm 56,44% , năm 2016 tăng lên 60,75% và đến năm 2017 thì đạt 65,43% trong tổng số nguồn vốn. Như vậy, có thể nói rằng khả năng tựchủ về nguồn vốn kinh doanh của Công ty là khá cao.

Từ đây ta có thể nói rằng, Công ty có khả năng tự chủ về vốn cao và cần phải giữ vững, bảo toàn và phát triển nguồn vốn kinh doanh của mình. Đây là vấn đề khá quan trọng để tạo nên hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty.

2.1.6. Đặc điểm nguồn lao động tại Công ty TNHH Thương mại Số 1 giai đoạn 2015 - 2017

Nguồn lao động là nhân tố quyết định cho mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh trong Công ty. Họ là những lao động gián tiếp tạo ra sản phẩm nhưng lại rất quan trọng bởi họ là những người điều hành và định hướng cho Công ty, quyết định sự thành bại và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, đem lại nguồn thu cho Công ty.

Đại học kinh tế Huế

Bảng 2. 2: Đặc điểm nguồn lao động của Công ty TNHH Thương mại Số 1 giai đoạn 2015 – 2017

ĐVT: Người, %

CHỈ TIÊU

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 CHÊNH LỆCH

2016/2015 2017/2016

Số người % Số người % Số người % Số người % Số người %

Tổng số lao động 232 100 272 100 287 100 40 17,24 15 5,51

1. Phân theo giới tính

Nam 152 65,52 184 67,65 197 68,64 32 21,05 13 7,07

Nữ 80 34,48 88 32,35 90 31,36 8 10 2 2,27

2. Theo tính chất công việc

Lao động gián tiếp 74 31,90 74 27,21 89 31,01 - - 15 20,27

Lao động trực tiếp 158 68,10 198 72,79 198 68,99 40 25,32 -

-3. Theo trình độ lao động

Đại học 53 22,84 59 21,70 66 23,00 6 11,32 7 11,86

Cao đẳng- trung cấp 71 30,60 79 29,04 85 29,62 8 11,27 6 7,59

Công nhân kỹ thuật 50 21,56 67 24,63 67 23.34 17 34 -

-Lao động phổ thông 58 25,00 67 24,63 69 24,04 9 15,51 2 2,99

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)

Đại học kinh tế Huế

Tại Công ty, nguồn lao động có tuổi đời tương đối trẻ. Phần lớn lao động là thanh niên trẻ như hiện nay sẽ tạo ra một nguồn lực có chất lượng cao với sức khỏe, trí tuệ, năng lực, sự nhanh nhẹn, năng động, kỹ thuật, tay nghề cao.

Qua bảng 2.2 ta có thể nhận xét như sau:

Số lao động qua các năm có sự chênh lệch không lớn, năm 2016, số lao động tăng thêm 40 người, tương ứng tăng lên 17,24%; năm 2017 tăng thêm 15 người, tương ứng tăng lên 5,51%. Số lao động tăng thêm là do Công ty ngày càng mở rộng quy mô sản xuất, đòi hỏi nhiều lao động để sản xuất, chế tạo, bốc vác… Công ty ước tính số lao động tăng thêm qua các năm giao động từ 10 – 15 người, nhưng năm 2016, số lao động tăng thêm đến 40 người là do Công ty mở rộng thêm ngành nghề sản xuất mới là tôn xốp, đòi hỏi thêm số lao động để sản xuất, trong đó cần 5 lao động để tìm hiểu thị trường và giới thiệu sản phẩm.

Xét theo giới tính: Số lao động nam tại Công ty chiếm số lượng nhiều hơn số lượng nữ. Cụ thể, năm 2015 số lao động nam là 152 người, chiếm 65,52% tổng số nguồn lao động, trong khi đó số lao động nữ là 80 người, chiếm 34,48%. Năm 2016, số lao động nam là 184 người, chiếm 67,65%; năm 2017, số lao động nam là 197 người, chiếm 68,64% trong tổng số nguồn lao động.Điều này khá đúng với thực tế tại Công ty. Bởi vì, khi ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là xây dựng, thiết kế, chế tạo và sản xuất các loại vật liệu xây dựng như tôn, xà gồ… có nhiều công đoạn cần yêu cầu phải bốc vác, di chuyển vật liệu. Do đó, đòi hỏi những nhân công có sức khỏe, thể lực tốt, sức dẻo dai… thì nhân công nam sẽ đáp ứng tốt hơn nhân công nữ.

Theo tính chất công việc: Nguồn lao động của Công ty được chia thành 2 nhóm đó là lao động gián tiếp và lao động trực tiếp. Số lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng nhiều hơn số lao động gián tiếp do đặc thù tính chất hoạt động của Công ty là xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng. Từ bảng số liệu 2.2 ta thấy, số lao động trực tiếp có sự thay đổi qua các năm, theo thứ tự các năm 2015, 2016, 2017 lần lượt là 68,10%;

72,79% và 68,99%. Về lao động gián tiếp, tuy có sự sụt giảm từ 31,90% trong năm 2015 xuống 27,21% trong năm 2016, tuy nhiên lại có sự tăng nhẹ từ 27,21% lên 31,01% trong năm 2017. Lý do của sự thay đổi về số lượng của lao động trực tiếp cũng như về lao động gián tiếp là xuất phát từ nhu cầu thực tế của hoạt động sản xuất

Đại học kinh tế Huế