• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BHXH huyện Bố Trạch

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN TRÊN

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BHXH huyện Bố Trạch

Dân số huyện Bố Trạch tập trung chủ yếu ở các xã đồng bằng và 2 thị trấn, mật độ dân số cao, chủ yếu là lao động chính quy trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực hành chính, sự nghiệp. Lao động tự do chủ yếu là hoạt động du lịch, dịch vụ vàthương mại. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển dịch vụ BHYT.

- Tập quán cộng đồng: Cộng đồng dân cưhuyện là dân cư thuần Việt, có nhận thức cao về tầm quan trọng của sức khỏe, người dân chăm sóc sức khỏe thông qua dịch vụ y tế là phổ biến, một bộ phận lớn dân cư có mức thu nhập cao có xu hướng sử dụng các dịch vụ y tế kỷ thuật cao.

Với đặc điểm xã hội, văn hóa trên địa bàn như vậy,huyện Bố Trạchcó thể sớm đạt được lộ trình mục tiêu BHYT toàn dân theo kế hoạch của Chính phủ đã phê duyệt.

BHXH huyện Bố Trạch chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Bình và chịu sự quản lý hành chính nhà nước của Uỷ ban nhân dân huyện Bố Trạch

Bảo hiểm xã hội huyện Bố Trạch có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, tài khoản và trụ sở riêng.

Về nhiệm vụ, quyền hạn:

Nhiệm vụ, quyền hạn của BHXH huyện được quy định cụ thể tại điều 6, Quyết định 1414/QĐ-BHXH, cụ thể:

- Xây dựng trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh kế hoạch phát triển Bảo hiểm xã hội huyện dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác hàng năm;

- Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế;

- Kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại về việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế;

- Thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội tỉnh, thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BH thất nghiệp;

- Quản lý, lưu trữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn, với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định.

- Đềxuất, kiến nghị, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

- Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế;

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương cập nhật thông tin về tình hình sử dụng lao động, trên địa bàn;

- Quản lý viên chức, lao độnghợp đồng của Bảo hiểm xã hội huyện.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh giao.

*Cơ cấu tổ chức của BHXH huyện Bố Trạch - Hệ thống tổ chức bộ máy

BHXH huyện Bố Trạch do Giám đốc quản lý và điều hành, giúp việc cho giám đốc là 2 phó Giám đốc. BHXH huyện Bố Trạch không có cơ cấu tổ chức phòng ban mà chỉ được chia thành các tổnghiệp vụ(trong tổ có các bộ phận).

Với 23 cán bộ, BHXH huyện Bố Trạch được chia thành 3 tổ nghiệp vụ có chức năng, nhiệm vụ riêng biệt. Cả 3 tổ nghiệp vụ này đều được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp củaBan Giám đốc. Sự phân chia được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ2.1. Cơ cấu tổ chức của BHXH huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Trường Đại học Kinh tế Huế

* Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:

- Giám đốc: Bảo hiểm xã hội huyện do Giám đốc quản lý và điều hành; giúp Giám đốc có các Phó Giám đốc. Giám đốc, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, thuyên chuyển, khen thưởng và kỷ luật theo quy trình bổ nhiệm và phân cấp quản lý cán bộ. Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện làm việc theo chế độ thủ trưởng; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ; ban hành Quy chế làm việc, chế độ thông tin, báo cáo của Bảo hiểm xã hội huyện theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội tỉnh và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy chế đó.

Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện phân công hoặc ủy quyền cho Phó Giám đốc giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của Giám đốc. Giám đốc chịu trách nhiệm về quyết định của Phó Giám đốc được phân công hoặc ủy quyền giải quyết.

- Phó Giám đốc:

+ 01 phó Giám đốc trực tiếp phụ trách và chỉ đạo các lịnh vực công tác: Chế độ - chính sách BHXH, Cấp sổ, thẻ, Tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính;

Tuyên truyền.

+01 Phó Giám đốc: trực tiếp phụ trách và chỉ đạo các lĩnh vực công tác: Quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN; Khai thác và Thu nợ, Kiểm tra; Chỉ đạo khởi kiện các tổ chức và cá nhân vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT, tiếp công dân.

- Tổ trưởng tổ Thu và Cấp sổ, thẻ trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các tổ viên thuộc bộ phận Thu và bộ phận cấp sổ- thẻ và chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về hoạt động của Tổ

+ Bộ phận thu: Thu BHXH là một nhiệm vụ quan trọng và là trọng tâm của ngành. Nhiệm vụ chính của bộ phận thu của BHXH huyện Bố Trạch là thu và đôn đốc thu BHXH đối với các đơn vị, cơ quan trên địa bàn huyện; Khai thác, tăng mới các đối tượng tham gia BHXH, BHYT. Bên cạnh đó, cán bộ thu phải luôn theo sát cơ sở, kịp thời tháo gỡ những khó khăn trong công tác thu BHXH, BHYT.

Trường Đại học Kinh tế Huế

+ Bộ phận cấp sổ - thẻ: (gồm 2 cán bộ): Làm tổng hợp sổ thẻ, quản lý phôi tờ rơi, bìa sổ BHXH, phôi thẻ BHYT; In sổ BHXH, thẻ BHYT cho người tham gia BHXH, BHYT; Cấp lại sổ BHXH trong trường hợp người tham gia do bị mất, hỏng, gộp sổ, điều chỉnh thông tin trên sổ; cấp lại thẻ BHYT trong trường hợp người tham gia do bị mất, hỏng, sai thông tin trên thẻ; Quyết toán số liệu và báo cáo theo quy định.

- Tổ trưởng tổ Thực hiện chính sách và Tiếp nhận, quản lý hồ sơ trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các tổ viên thuộc bộ phận Chính sách và bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ, chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về hoạt động của Tổ.

+ Bộ phận chính sách: Nhiệm vụ chính của các cán bộ bộ phận này là giải thích, hướng dẫn và giải quyết mọi vấn đề về chính sách BHXH được ban hành trong Luật BHXH cho các đối tượng tham gia BHXH. Giải quyết các chế độ ngắn hạn: ốm đau, thai sản, dưỡng sức. Quản lý và theo dõi các đối tượng đang hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước và Quỹ BHXH.

+ Bộ phận một cửa: Chịu trách nhiệm kiểm tra, tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ từ các đơn vị, người tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp. Hướng dẫn, giải thích các quy định về trình tự, thủ tục hành chính cho đối tượng.

- Tổ trưởng tổ Kế toán - chi trả và Giám định BHYT trực tiếp chỉ đạo hoạt động của cáctổ viên thuộc bộ phận Kế toán - chi trả và bộ phận Giam định BHYT, chịu trách nhiệm trực tiếp trước Giám đốc BHXH về hoạt động của Tổ.

+ Bộ phận Kế toán - chi trả: Nhiệm vụ chính của bộ phận này là quản lý quỹ tiền lương, kinh phí hoạt động của cơ quan; tính tiền lương; tiền trợ cấp, chi tiền cho các đối tượng đủ điều kiện hưởng các chế độ BHXH. Do điều kiện biên chế hiện nay, bộ phận này kiêm luôn công tác quản lý con dấu, quản lý cấp phát vật tư cho các bộ phận khác.

+ Bộ phận giám định BHYT: Nhiệm vụ của bộ phận này là giám định chi phí khám chữa bệnh của các đối tượng khám chữa bệnh có thẻ BHYT tại các cơ sở khám chữa bệnh ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT trên địa bàn huyện.

Trường Đại học Kinh tế Huế

BHXH huyện tính đến nay có 23 cán bộ, đây đều là những cán bộ trẻ năng động, có chuyên môn, nghiệp vụ. Đội ngũ cán bộ của đơn vị còn khá trẻ, độ tuổi trung bình dưới 30. Cùng với sự năng động, nhiệt tình của mình, cán bộ đơn vị luôn chứng tỏ tinh thần trách nhiệm cao, chu đáo, hết mình trong công việc. Hiện 100% cán bộ của đơn vị sử dụng thành thạo máy vi tính, có thích ứng tốt công nghệ thông tin trong quá trình giải quyết công việc. Căn cứ vào tình hình thực tế của cơ quan, ngay từ đầu Ban Giám đốc đã sắp xếp đội ngũ cán bộ đảm bảo đúng người, đúng việc đảm bảo phù hợp với khả năng, trình độ của từng người, tạo điều kiện để phát huy, nâng cao trình độ và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BHYT VỀ SỐ LƯỢNG VÀ CÔNG