• Không có kết quả nào được tìm thấy

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN BHYT

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN TRÊN

2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN BHYT

2.3.1. Tổ chức mạng lưới đại lý và cộng tác viên BHYT

Việc hình thành và phát triển hệ thống đại lý thu BHXH, BHYT đã hỗ trợ rất nhiều cho huyện Bố Trạch trong công tác tuyên truyền, vận động, phát triển

đối tượng tham gia và bước đầu mang lại hiệu quả tích cực. Những năm qua, công tác cũng cố, xây dựng hệ thống đại lý thu BHXH, BHYT luôn đượchuyện Bố Trạch, chú trọng, đặc biệt là xây dựng hệ thống đại lý thu BHYT rộng khắp các xã, thị trấn.

Bảng 2.12. Thực trạng tổ chức đại lý thu BHYT

TT Tiêu thức Đơn vị

tính

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

I Đại lý BHXH huyện 25 31 41

1 Điểm thu điểm 36 51 68

2 Nhân viên đại lý thu người 41 58 76

II Đại lý Bưu điện huyện 10 15 22

1 Điểm thu điển 11 17 25

2 Nhân viên đại lý thu người 11 20 32

( Nguồn:BHXH huyện )

Trường Đại học Kinh tế Huế

Qua số liệu trên cho ta thấy thực trạng tổ chức đại lý thu BHYT tại xã, thị trấn tăng lên theo từng năm 2014 đến 2016 tăng thêm 28 đại lý, với tổng số đại lý thu tính đến 12/2016 tại BHXH huyện là 41 đại lý, bưu điện là 22 đại lý, với 93 điểm thu BHYT và 108 nhân viên Đại lý thu. Nhưng trong khi đó thực trạng về năng lực làm đại lý thu BHYT của các đại lý xã, thị trấn chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi trong công tác phát triển đối tượng tham gia BHYT. Do đội ngũ nhân viên đại lý thu chưa được đào tạo, trang bị các hiểu biết về chính sách BHYT, cũng như một số nhân viên đạilý thu là cán bộ công chức xã làm kiêm nhiệmnên chưa đầu tư nhiều thời gian cho công tác khai thác, phát triển đối tượng tham gia BHYT. Ở những địa bàn vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, hoạt động của các nhân viên Đại lý thu BHYT lại càng khó khăn. Một phần do trình độ dân trí chưa tiếp cận thông tin về chính sách, pháp luật BHXH, BHYT và một phần do cuộc sống còn khó khăn nên rất khó vận động để người dân tham gia BHYT.

2.3.2. Tổ chức mạng lưới các cơ sở khám chữa bệnh BHYT

Để tiếp tục nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân trên địa bàn huyện trong tình hình mới, đây thực sự là thách thức không nhỏ của huyện Bố Trạch trong việc kiện toàn, củng cố và nâng cao chất lượng mạng lưới cơ sởkhám chữa bệnh trong thời gian tới.

Bảng 2.13. Thực trạng tổ chức các cơ sởkhám chữa bệnhBHYT TT Cơ sở khám chữa bệnh Đơn vị

tính

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

1 Bệnh viện đa khoa đơn vị 1 1 1

2 Phòng khám đơn vị 2 4 5

3 Trạm y tế xã, thị trấn đơnvị 30 30 30

( Nguồn:BHXH tỉnh ) Với một huyện có dân số đông là 183.611 người, diện tích rộng thế nhưng trên địa bàn huyện có một Bệnh viện đa khoa huyện do vậy tình trạng quá tải về giường bệnh, quá đông bệnh nhân điều trị nội trú và ngoại trú thường xuyên diễn ra với thời

Trường Đại học Kinh tế Huế

gian dài sẽ dẫn tới nguy cơ không đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh và an toàn của bệnh nhân. Thời gian KCB chobệnh nhân ít, đặc biệt là bệnhnhânđến KCB tại khu vực Khoa Khám bệnh đông làm cho các bác sỹ không có đủ thời gian khám và tư vấn cho bệnh nhân. Việc kê thêm giường bệnh, nhận quá đông bệnh nhân trong khi diện tích mặt bằng không tăng, cơ sở vật chất đầu tư không hợp lý và đúng thiết kế, thiếu nhân lực sẽ dẫn tớibệnh viện không đảm bảo được các tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành theo quy định.

Ở đây cũng do một phần cơ sở vật chất, máy móc thiết bị và đội ngũ y bác sỹ tại tuyến trạm y tế xã, thị trấn chưa đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh của người dân, đồng thời cũng do tâm lý e ngại tuyên cơ sở của người bệnh và người nhà bệnh nhân thường lựa chọn tuyên trên. Nên việc quá tải tại Bệnh viện tuyến huyện càng thêm trầm trọng hơn.

Trong khi đó các phòng khám tư nhân trên địa bàn huyện đã có 5 phòng khám, nhưng chủ yếu là khám ngoại trú, do chưa đủ cơ sở vật chất, số gường bệnh theo quy định để điều trị nội trú và xin đăng ký khám chữa bệnh đối với người có thẻ BHYT.

2.3.3. Công tác tổ chứctruyền thông,vận động người dân tham gia BHYT Với mục tiêu từng bước nâng cao tỷ lệ người dân trên địa bàn huyện tham gia BHYT, trong thời gian quatạihuyện Bố Trạch đã nỗ lực tuyên truyền, vận động và triển khai các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao nhận thức cho người dân; từ đó, vận độngnhân dân tích cực tham gia BHYT là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Thực hiện các hoạt động tuyên truyền bằng cách “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”. Đây là một trong những giải pháp trong công tác tuyên truyền thường xuyên được thực hiện với nhiều hoạt động đầy tính sáng tạo như tổ chức các buổi nói chuyện, tuyên truyền, đối thoại trực tiếp tại các thôn xóm, tổ dân phố trên địa bàn đã giúp cho bà con nhân dân hiểu được việc tham gia BHYT chính là quyền lợi của mình và trách nhiệm sẻ chia của bản thân với gia đình và cộng đồng. Hoặc thông qua những tình huống, những câu chuyện rất đời thường gần gũi với bà con nhân dân trong các tiểu phẩm tại các buổi tuyên truyền bằng hình thức sân khấu hóa đã truyền tải đầy đủ những thông điệp và các nội dung có liên quan đến thủ tục, chính sách và quyền lợi khi tham gia BHYT.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.14. Tình hình tổ chức tuyên triền về BHYT

TT Tiêu thức Đơn vị

tính

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

1 Ấn phẩm tờ 40.000 48.000 58.000

2 Băng rôn, áp phích cái 68 72 86

3 Hội nghị tuyên truyền hội nghị 2 2 3

4 Hội nghị đối thoại hội nghị 0 1 2

( Nguồn:BHXH huyện ) Về cơ bản công tác tuyên truyền BHYT đãđược phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện để tổ chức triển khai công tác tuyên truyền khá tốt, Bảo hiểm xã hội huyện đã chủ động cung cấp thông tin để các cơ quan báo đài đưa tin về hoạt động ngành, về các chế độ chính sách mới có liên quan đến người dân.

Ngoài ra, hàng năm, Bảo hiểm xã hội huyện đã phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thực hiện tuyên truyền trực quan và các ấn phẩm được phát hành tính đến 12/2016 đã có 58.000 tờ được phát với nội dung như “Những điều cần biết về BHXH tự nguyện, BHYT tự nguyện”, “Những điều cần biết đối với học sinh, sinh viên”...Đồng thờicácấn phẩm tuyên truyền doBảo hiểm xã hộiViệt Nam cung.

Tuy nhiên, theo quy định hiện nay kinh phí tuyên truyền còn thiếu, tổng kinh phí được Bảo hiểm xã hội Việt Nam cấpcho Bảo hiểm xã hội tỉnh phân xuống Bảo hiểm xã hội cáchuyện, thị xã, thành phố theo từng chuyên đề, từng hội nghị.Trong khi đó đội ngũ tuyên truyền còn mỏng nên việc đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền đến chế độ BHYT tới người dân và người lao động còn gặpnhiều khó khăn.

Tóm lại, quan thời gian thực hiện chính sách BHYT, với sự kiên trì bền bỉ, nhưng công tác tuyên truyền vẫn chưa đáp ứng đủ điều kiện để phát triển BHYT toàn dân.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.4. PHÂN TÍCH Ý KIẾN CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA ĐÁNH