• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN TRÊN

2.4. PHÂN TÍCH Ý KIẾN CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ GIẢI

2.4.1. Thông tin chung về đối tượng điều tra

2.4. PHÂN TÍCH Ý KIẾN CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA ĐÁNH

Nhận xét: Đánh giá về cơ sở vật chất phục vụ KCB (phòng, gường, thiết bị máy móc…) số người cho rằng cơ sở vật chất phục vụ KCB ở mức độ rất hài lòng là 14 người (23,3%); mức độhài lòng là 22 người (36,7%); mức độ chưahài lòng là 24người(40%). Điều đó chứng tỏ rằng cơ sở vật chất phục vụ KCB (phòng, gường, thiết bị máy móc…) chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được nhu cầu KCB của người tham gia BHYT với 24 người (40%) chưa hài lòng. Đó là do cơ sơ vật chất đã được đầu tư lâu năm nay đã xuống cấp thiếu đồng bộ và không gian chật hẹp lại bố trí tăng thêm gường bệnh; tuy nhiên theo kết quả điềutra số người rất hài lòng còn chiếm tỷ lệ thấp. Điều đó khẳng định rằng việc trang bị, đầu tư thêm máy móc, thiết bị để nâng cao công tác KCB để làm thay đổi nhận thức của NLĐ và chủ SDLĐ mỗi khi đến cơ sở y tế;

Qua kết quả điều tra cho thấy trong 60 mẫu điều tra về trình độ chuyên môn của cán bộ y tế (Y, bác sỹ) thì số người rất hài lòng 6 (10%); mức độ hài lòng 31 người (51,7%); mức chưa hài lòng 23 người (38,3%) điều đó có nghĩa là chất lượng chuyên mônở tuyến cơ sở (xã, huyện) chưa đạt yêu cầu, trong phục vụ người có thẻ BHYT còn phân biệt đối xử cộng với tình trạng quá tải hiện nay ở tuyến tỉnh và tuyến trung ương làm cho người dân chưa thật sự mặn mà với việc đi KCB bằng thẻ BHYT. Trong khi đó số người chưa hài lòng với tinh thần thái độ phục vụ của đội ngũ y, bác sĩ là 25 người (41,7%);

Về Giải quyết các thủ tục trong KCB (nhập viện, ra viện, chuyển viện) số người cho rằng các thủ tục hành chính trong thanh toán và KCB, còn rườm rà, phức tạp đồng thời việc chuyển viện đối với bệnh nhân thường theo cơ chế xin cho dẩn đến số người chưa hài lòng là 20người (33,3%) làm cho tâm lýngười dân thiếu tin tưởng về chính sách và không muốn tham gia BHYT.

Qua thực tế điều tra đánh giá về kinh phí tham gia BHYT và tổng hợp tính toán ta được bảng kết quả dưới đây:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng2.16. Tổng hợp kết quả điều tra nhóm NLĐ & chủ SDLĐ (Dung lượngmẫu là: 60)

STT

Mức độ Cao Trung bình Thấp

Tiêu chí SL(ng) % SL(ng) % SL(ng) %

1 Mức phí nộp BHYT 9 15 39 65 12 20

2

Định mức kinh phí thanh

toán KCB 6 10 34 56,7 20 33,3

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra đánh giá của tác giả Nhận xét: Mức phí nộp BHYT đây là đối tượng có mức đóng bằng 4,5% tiền lương, tiền công theo quy định hiện hành trong đó (NLĐ đóng 1,5%, chủ SDLĐ đóng 3%) nên không nhiều ý kiến cho mức phí đóng hiện tại là cao với 9 người (15%); số người cho rằng mức phí đóng trung bình là 39 người (65%); số người xem mức phí đóng thấp là 12 người (20%). Do vậy việc phản ánh sự tác động của mức phí đóng BHYTlên việc tham gia BHYTcủa nhóm đối tượng này là rất ít, đồng thời đây là nhóm thực hiện việc đóng nộp theo tổ chức, cơ quan đơn vị nên hầu hết đều cho rằngmức đóng theo quy định;

Định mức kinh phí thanh toán KCB: Qua kết quả điều tra cho thấy trong 60 mẫu điều tra thì số người có ý kiến cho rằng định mức kinh phí thanh toán KCB cao là 6 người (10%); số người cho rằng định mức kinh phí thanh toán KCB trung bìnhlà 34 người (56,7%); số người xem định mức kinh phí thanh toán KCB thấp là 20 người (33,3%). Có thể nói đây là nhóm đối tượng có thu nhập ổn định, có thể thu xếp các khoản chi tiêu hợp lý, chỉ có số ít là khó khăn cần được Nhà nước và các tổ chức quan tâm hỗ trợ về mức phí khi tham gia BHYT.

* Nhóm 2 những người thuộc đối tượng chưa tham gia BHYT tự nguyện:

(gồm 02 đơnvịnghiên cứu là xãĐồng Trạchvà xã Trung Trạch)

+ Đơn vịxãĐồng Trạchvới dung lượng mẫu: 30 (số người thuộc đơn vị);

+ Đơn vị xã Trung Trạch với dung lượngmẫu:30 (số người thuộc đơn vị);

Tổng dung lượng mẫu cần điều tra cho nhóm này là 60 qua thực tế điều tra và tổng hợp tính toán ta được bảng kết quả dưới đây:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.17. Tổng hợp kết quả điều tra nhóm người chưatham gia BHYT tự nguyện (Dung lượng mẫu là: 60)

STT

Mức độ Chưa biết Đã biết

Tiêu chí SL(ng) % SL(ng) %

1 Sự hiểu biết về ý nghĩa tác dụng của việc

tham gia bảo hiểm y tế 38 63,3 22 36,7

2 Sự hiểu biết về quyền lợi, nghĩa vụ khi

tham gia bảo hiểm y tế 32 53,3 28 46,7

3 Sự hiểu biết về mức kinh phí đóng góp

khi tham gia bảo hiểm y tế 31 51,7 29 48,3

4 Sự hiểu biết về thủ tục tham gia bảo hiểm

y tế 36 60 24 40

Nguồn: Tổng hợptừ phiếu điều tra đánh giá của tác giả Nhận xét: Công tác tuyên truyền, thông tin về chính sách BHYT đến với người dân chưa tốt nên sự hiểu biết về ý nghĩa tác dụng của việc tham gia BHYT mà người dân chưa biết chiếm 63,3% và hiểu về quyền lợi, nghĩa vụ khi tham gia BHYT mà người dân chưa biết chiếm53,3%. Điều đó cho thấy người dân chưa nắm được chính sách BHYT. Về hình thức tuyên truyền nhiều người cho rằng hình thức tuyên truyền chưa phong phú, phù hợp với người dân vì người dân ít có điều kiện sinh hoạt theo tổ chức, hơn nữa giờ lao động của người dân lại trùng với giờ làm việc của cơ quan tuyên truyền, vì vậy thực hiện tuyên truyền bằng văn bản ít tác dụng, phương tiện tuyên truyền phù hợp nhất là trực tiếp phổ biến chính sách tại thôn xóm, tổ dân cư thì cán bộ phải làm ngoài giờ; thông tin bằng đài báo, ti vi phải chọn giờ phát sóng, do đó muốn thực hiện được phải có kinh phí và có sự can thiệp của chính phủ để đưa vào chương trình truyền thông quốc gia;

Đánh giá về công tác KCB: Đây là địa phương gần trung tâm huyện, nơi có nhiều cơ sở KCB với các dịch vụ y tế kỹ thuật cao tốt cộng với điều kiện kinh tế phát triển thì nhiều người cònđịnh kiến cho rằng thủ tục KCB khó khăn, rườm rà là (50%) và chất lượng KCBbằngthẻ BHYT là chưa tốt chiếm 55%;

Trường Đại học Kinh tế Huế

Đánh giá về thủ tục và mức kinh phí đóng khi tham gia BHYT: Nhóm đối tượng này chủ yếu là những người làm nông dân, thợ thủ công, lao động tự do... Do việc tuyên truyền chưa tốt nên họ không nắm được các thủ tục. Số người chưa biết và nghỉ rằngthủ tục tham gia BHYTlà rất khó khăn chiếm60%. Số người chưa biết về mức đóng khi tham gia BHYT chiếm 51,7% là do hình thức tuyên truyền còn yếu, điều đó thể hiện ở nhiều góc độ như hình thức chưa phong phú, đa dạng, qua hai tiêu chí trên cho thấy công tác tuyên truyền mặc dù đã được triển khai với các hình thức khác nhau như: Ban hành văn bản hướng dẫn, tờ rơi, tranh cổ động và tuyên truyền thông qua các tin bài trên các phương tiện thông tin đại chúng;

Đây là địa phương rất có điều kiện về kinh tế và gần trung tâm huyện, nhưng nếu biết khai thác và kết hợp tốt các chính sách thì việc tham gia BHYT của đối tượng trên sẽ đạt tỷ lệ cao hơn. Vấn đề là khâu triển khai, tổ chức thực hiện chính sách, chất lượng dịch vụ công tác KCB, để người dân thấy được ý nghĩa của việc tham gia BHYT.