• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải pháp nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng đối với nhãn hàng riêng

CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP NHẰM GIA TĂNG KHẢ

3.2. Một số giải pháp nhằm tăng khả năng thu hút và nâng cao mức độ hài lòng của khách

3.2.2. Giải pháp nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng đối với nhãn hàng riêng

3.2.2.1. Giải pháp về cách trưng bày sản phẩm:

Siêu thị Co.opmart Huế với lượng hàng hóa đa dạng và phong phú thì việc trưng bày đóng vai trò rất quan trọng. Theo kết quảnghiên cứu thì khách hàng khá hài lòng về cách trưng bày như trưng bày bắt mắt, trưng bày dễ tìm kiếm, thấy rõ sản phẩm khuyến mãi, giá bán niêm yết rõ ràng của siêu thị, tuy nhiên mức chênh lệch giữa kỳ vọng và cảm nhận của khách hàng vẫn chưa quá lớn, vì vậy siêu thị cũng nên có những biện pháp nhằm phát huy tối đa hơn:

- Bốtrí hợp lý các vị trí trưng bày, các mặt hàng trong các đợt chương trình mua hàng giá tốt với giá trị hóa đơn trên mức siêu thị đưa ra nên được bố trí trưng bày ở một gian hàng cụ thể trong siêu thị để khách hàng có thể tiện lợi trong việc biết đến thông tin khuyến mãi cũng như tiện lợi mua sắm hơn, bốtrí diện tích trưng bày đối với các mặt hàng được tiêu thụ nhanh hay các mặt hàng có quá nhiều kiểu dáng mẫu mã khác nhau.

- Nên có những cách thức để khách hàng có thể nhận biết rõ sản phẩm khuyến mãi bằng cách đặt các bảng ghi sản phẩm và giá khuyến mãi trước mỗi kệ trưng bày sản phẩm khuyến mãi bằng các màu nổi và thu hút ánh nhìn, bên cạnh đó có thể tăng cường thêm nhân viên tư vấn bán hàngở các điểm có sản phẩm khuyến mãi.

- Nhân viên tất cả các ngành hàng đều phải chịu trách nhiệm trong việc dán sai giá hay mã của hàng hóa, cũng như những thiếu sót trong việc tổng hợp và thông báo sản phẩm khuyến mãi.

- Tăng cường thêm các nhân viên tiếp thị, tư vấn đứng tại các quầy trưng bày vào đầu thời điểm diễn ra chương trình khuyến mãi hay các mùa cao điểm như trước tết, trước các ngày lễ đểcó thểphục vụkhách hàng một cách tốt hơn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Trương Đặng Như Quỳ

- Nhân viên phải thường xuyên sắp xếp lại hàng hóa theo đúng vị trí, cũng như nắm rõ những sản phẩm đứt hàng hay tiếp hàng đúng lúc không đểtình trạng hàng hóa sắp xếp lộn xộn, để sai nơi quy định giá cũng như để tình trạng thiếu hụt hàng hóa tại các quầy hàng diễn ra.

3.2.2.2. Giái pháp vềnhân viên siêu thị:

Đối với các doanh nghiệp dịch vụ thì nhân viên chính là tài sản quý giá của doanh nghiệp, nhân viên chính là người tiếp cận trực tiếp với khách hàng và là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự thỏa mãn toàn vẹn của khách hàng. Tuy theo kết quả nghiên cứu cho thấy khách hàng hài lòng về nhân viên nhưng đây vẫn chưa là một kết quả như mong muốn, vì vậy siêu thịcần có những giải pháp sau:

- Đào tạo nhân viên tính tiền có tính trung thực và tập trung tuyệt đối khi làm việc.

- Tuyển chọn nhân viên có trình độ chuyên môn đúng với vị trí đảm nhận, tuyển dụng những người có tính kỷ luật, trung thực, hòa đồng và có thể gắn bó lâu dài với siêu thị

- Có các chính sách thù lao và đãi ngộ hợp lý và đầy đủcho nhân viên theo từng vị trí cấp bậc, từng bộ phận và chuyên ngành hàng. Tổ chức các buổi giao lưu, hoạt động văn nghệ thường niên để tăng tính tương tác và đoàn kết giữa nhân viên với nhau, bên cạnh đó cũng tổchức và tạo điều kiện cho nhân viên được đi du lịch hằng năm nhằm tăng tính gắn bó của nhân viên đối với siêu thị.

- Tổ chức các buổi huấn luyện , khóa học đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên môt cách khoa học nhằm tăng tính cạnh tranh cho siêu thị, nâng cao chất lượng nhân viên để có thể thỏa mãn khách hàng hơn cũng như giúp cho doanh nghiệp có thể trụ vững trong môi trường cạnh tranh đầy khốc liệt như hiện nay.

- Tổchức công tác điều tra và đánh giá hoạt động năng lực của nhân viên, bố trí sắp xếp lại các vị trí sao cho phù hợp với năng lực cũng như chuyên môn của nhân viên.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Thường xuyên tăng cường gặp mặt giữa lãnhđạo và nhân viên, lãnhđạo cần cổ vũ và động viên, tạo động lực làm việc cho nhân viên của mình.

3.2.2.3. Giải pháp về địa điểm mua sắm:

Khách hàng hài lòng với hai tiêu chí mặt bằng thuận tiện và mặt bằng dễ tìm, riêng vềtiêu chí không gian rộng rãi thì khách hàng đa sốkhông hài lòng. Siêu thị cần có những giải pháp khắc phục sau:

- Không gian siêu thị Co.opmart Huếcần được mở rộng hơn so với hiện nay hoặc có những biện pháp sắp xếp hợp lý các gian hàng trưng bày hàng hóa cũng như các quầy tựkinh doanh. Do có quá nhiều gian hàng được bày bán nên tạo cảm giác không gian siêu thị bị nhỏ đi và không thoải mái cho khách hàng đến mua sắm cũng như cá nhân tác giảtrải nghiệm.

- Theo cá nhân tác giả trải nghiệm khi đi mua sắm và giải trí tại siêu thị Co.opmart Huếthì không gian ở siêu thị hơi bị tối, siêu thị cần bố trí lại hệthống đèn hợp lý tạo cảm giác thích thú, thoải mái cho khách hàng.

- Siêu thị cần được thiết kế lại sao cho sang trọng, đẹp mắt hơn. Vào các dịp lễ như tết, giáng sinh hay trung thu,… siêu thị nên trang trí thay đổi theo các dịp nhằm thu hút khách hàng hơn. Bên cạnh đó âm nhạc cũng là yếu tố quan trọng tạo hưng phấn trong việc mua sắm và giải trí của siêu thị vì thếnên có sự điều chỉnh âm nhạc sao cho phù hợp đối với các dịp khác nhau.

- Tăng cường và đạo tạo nghiệp vụ cho nhân viên tạp vụ đảm bảo siêu thị luôn luôn sạch sẽ, đảm bảo vệsinh.

- Trang bịvà nâng cao hệthống phòng cháy và chữa cháy hiện đại.

- Nên có các bảng thông báo chỉ dẫn cho khách hàng về các khu tưng bày trong siêu thị, lối cầu thang, phòng wc, lối thoát hiểm

- Trang bị các camera giám sát sao cho hạn chế các góc chết máy để phòng trường hợp mất cắp xảy ra cũng như phát hiện vật dụng khách hàng đánh rơi và kiểm soát an ninh trong siêu thịtốt hơn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Trương Đặng Như Quỳ

- Theo nghiên cứu của Nielsen, Việt Nam đang có khoảng 23 triệu người thường xuyên mua sắm trực tuyến, chi tiêu của nhóm này đang chiếm 1/3 chi tiêu trên thương mại điện tử của người tiêu dùng tại Việt Nam. Dựbáo, con số này tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới. Siêu thị cũng có thể nghiên cứu thêm về thị trường thương mại điện tử đểcó thểmởrộng quy mô của mình.

3.2.2.4. Giải pháp về chương trình khuyến mãi:

Ta thấy đa phần khách hàng vẫn chưa hài lòng về các chương trình khuyến mãi của siêu thị Co.opmart Huế có thể do thông tin khuyến mãi chưa đến được hoặc đến chậm với khách hàng hoặc một tác nhân nào đó ảnh hưởng, vì vậy siêu thị cần có những giải pháp đểcải thiện điều này:

- Dựa trên thông tin khách hàng lưu trữ siêu thị nên nhắn tin, gửi mail, gọi điện để thông báo hoặc nhắc nhở khách hàng về các thông tin của chương trình khuyến mãi.

- Tăng cường quảng bá chương trình khuyến mãiđến với khách hàng bằng cách quảng cáo về các chương trình khuyến mãi trên mạng xã hội Facebook, cập nhật đầy đủthông tin về chương trình khuyến mãi trên website của siêu thị. In tờ rơi và catalog phát hoặc giao tận nhà khách hàng mỗi khi có chương trình khuyến mãi. In áp phích treo trước cửa ra vào cũng như lối đi của siêu thị đểkhách hàng biết đến nhiều hơn.

- Thời gian khuyến mãi nênđược tổchức vào cuối tuần vì đây là thời gian khách hàng đến siêu thịnhiều hơn các ngày trong tuần.

3.2.2.5. Giải pháp vềsản phẩm:

Đây chính là một trong những tiêu chí quan trọng mà khách hàng quan tâm đến trước khi đưa ra quyết định mua sản phẩm. theo kết quảnghiên cứu cho ta thấy đa số khách hàng chưa hài lòng về chất lượng của sản phẩm, vì vậy siêu thị cần có những giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như gia tăng khả năng cạnh tranh của chính mình:

- Với nguồn sản phẩm siêu thị cần tìm hiểu kỹ về nhà sản xuất, kiểm định chất lượng đầu vào đối với những sản phẩm này. Thỏa thuận và gây áp lực với nhà sản xuất

Trường Đại học Kinh tế Huế

đối với sản phẩm cần có chất lượng tốt và đảm bảo hơn. Các sản phẩm mang nhãn hàng riêng tuy theo nghiên cứu bán được đa số vì do giá rẻ nhưng bên cạnh đó cũng nhờ đến thương hiệu của siêu thị, nếu chỉ chạy theo lợi nhuận trước mắt mà bỏ qua chất lượng làm ảnh hưởng đến hình ảnh lâu dài của mình trên thương trường thì đây chính là tổn hại lớn của siêu thị.

- Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm đưa ra các phương hướng để nhà cung cấp xây dựng và phê duyệt tiêu chuẩn sản phẩm đồng thời thỏa mãn quyđịnh của nhà nước cũng như phù hợp với yêu cầu của siêu thị

- Áp dụng các biện pháp kiểm tra quy mô sản xuất phù hợp với từng mặt hàng riêng, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi cung cấp cho siêu thị phân phối, bên cạnh đó theo dõi tình hình giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm có hết hạn trong quá trình lưu thông bày bán hàng hóahay không.

- Siêu thị cần phải ổn định nguồn cung cấp sản phẩm của mình, xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài và tốt đẹp vì đây cũng là yếu tố mang tính chất quyết định tới chất lượng của sản phẩm.

- Thực hiện kiểm tra nghiêm ngặt các tiêu chí sinh hóa, vật lý… thông qua phòng thí nghiệm độc lập đối với các sản phẩm trước khi báy bán.

- Tiến hành các cuộc kiểm tra ngẫu nhiên và định kỳtrong quá trình bày bán sản phẩm, tập hợp những phản hồi của khách hàng qua tất cả các kênh về sản phẩm nhãn hàng riêng Co.opmart để đánh giá và nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm

- Siêu thị cần có một nhóm nghiên cứu vềthị hiếu của khách hàng, từ đó có thể đưa ra các thiết kế mẫu mã bao bì sản phẩm của mình một cách tốt hơn, bắt mắt, nổi bật và thu hút, phù hợp với thịhiếu của khách hàng hơn.