• Không có kết quả nào được tìm thấy

Vài nét về thị trường bán lẻ tại Việt Nam và thành phố Huế:

CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2. Cơ sở thực tiễn:

2.1. Vài nét về thị trường bán lẻ tại Việt Nam và thành phố Huế:

2.1.1. Thị trường bán lti Vit Nam trong những năm gần đây:

Hiện nay theo các chuyên gia nghiên cứu thị trường, thị trường bán lẻ của Việt Nam rất tiềm năng. Tháng 1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, bắt đầu thực thi những cam kết mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ mạnh mẽ, trong đó có dịch vụphân phối. Những cam kết này đã thực sự tác động đến ngành công nghiệp dịch vụ bán lẻ của nước ta. Vào thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, nhiều quan điểm lo ngại rằng, trước sựmở cửa, với sự xâm lấn và “thâu tóm” của các

“ông lớn” bán lẻtừ nước ngoài, nguy cơ sụp đổkênh phân phối bán lẻtruyền thống là rất lớn. Với dân sốgần 96 triệu dân, độ tuổi 15-64 tuổi chiếm 69,3% tổng dân số(theo danso.org ) cho thấy Việt Nam đang có lực lượng dân sốtrẻchiếm hơn một nửa, mức GDP nước ta xấp xỉ 2385USD/ Người (tăng 10% mỗi năm ) ( theo vietstock.vn) hứa hẹn thị trường bán lẻViệt Nam là một thị trường đầy tiềm năng vô cùng lớn, là tiền đề cho sự phát triển của bán lẻ Việt Nam và đặc biệt là bán lẻ hiện đại. Theo A.T.

Kearney, Việt Nam xếp thứ6 trong Chỉ sốPhát triển Bán lẻtoàn cầu (GRDI) vào năm 2017, chỉ đứng sau Malaysia trong khu vực Đông Nam Á. GRDI là một nghiên cứu hàng năm xếp hạng 30 nước đang phát triển trên thếgiới vềmở rộng bán lẻ. Nước có điểm sốcao nhất là thị trường bán lẻtiềm năng nhất. Xếp hạng này cho thấy Việt Nam là một trong những thị trường hấp dẫn nhất đối với đầu tư bán lẻ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nguồn:Theo A.T. Kearney, 2017 Hình 2.3: Chỉsốphát triển bán lẻtoàn cầu.

Theo Tổng cục thống kê cho biết tổng mức bán lẻhàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong quý I/2018ước tính đạt 1,048 nghìn tỉ đồng, tăng 9.9% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố tăng giá 8.6% (cùng kỳ năm 2017 tăng 6.4%). Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻhàng hóa quý I năm nay ước tính đạt 792,6 nghìn tỷ đồng chiếm 75.6% tổng mức và tăng 30.3%. Những năm gần đây, Thị trường bán lẻ Việt Nam đã trở thành “mảnh đất màu mỡ” thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Với xu hướng phát triển như hiện nay, vừa là cơ hội cho các doanh nghiệp bán lẻ trong nước và các siêu thị nói riêng nhưng cũng là khó khăn thách thức khi phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Thị trường bán lẻViệt Nam càng ngày càng đa dạng và phong phú mặt hàng và các hình thức bán lẻkhác nhau khiến các doanh nghiệp bán lẻ phải có những chiến lược cụ thể, nắm bắt cơ hội và chuyển mình kịp thời đểcó thể trụ vững trong thị trường cạnh tranh khốc liệt này. Việc mở cửa thị trường, cùng sự hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam đã thu hút sự quan tâm, đầu tư mạnh mẽ của các doanh nghiệp nước ngoài. Với quy mô đầu tư bài bản, đến nay các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài đã dần thiết lập, hình thành các mạng lưới phân phối hiện đại, mang lại nhiều tiện ích, được người tiêu dùng đánh giá cao. Mặt khác, các doanh nghiệp bán

Trường Đại học Kinh tế Huế

lẻ nước ngoài có nhiều lợi thếcạnh tranh nhờmức độ chuyên nghiệp, uy tín về thương hiệu và sựtin cậy từcác nhà cungứng hàng hóa trong nước và ngoài nước hơn các nhà bán lẻViệt Nam. Do đó, nếu các doanh nghiệp Việt Nam không có sựchuẩn bị, nâng cao năng lực cạnh tranh rất có thểsẽbị mất quyền kiểm soát thị trường và đối mặt với nguy cơ bị thâu tóm bởi các doanh nghiệp nước ngoài. Lotte- tập đoàn đến từ Hàn Quốc cũng tăng cường mởrộng chuỗi các kênh phân phối của mình, hãngđặt mục tiêu mở 50 trung tâm thương mại tại Việt Nam đến năm 2018 và 60 trung tâm thương mại vào năm 2020. Bên cạnh đó ngoài các đại gia đến từ Hàn Quốc, Thái Lan thì các nhà bán lẻcủa Nhật cũng đang trên đường tìm kiếm các thị trường tiềm năng và Việt Nam cũng là một trong những điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư này. Tháng 1/2014, AEON của Nhật Bản đã có trung tâm mua sắm đầu tiên tại Tp. Hồ Chí Minh với số vốn đầu tư 100 triệu USD, AEON dự kiến đến năm 2020 tập đoàn sẽ có khoảng 20 trung tâm mua sắm tại Việt Nam. Đặc biệt thời gian qua thị trường liên tục chứng kiến hàng loạt vụchuyển nhượng và sáp nhập doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻvới giá trị rất lớn. Nổi bật là vụ Tập đoàn Berli Jucker (BJC, Thái Lan) mua lại chuỗi siêu thị Metro Việt Nam; Tập đoàn Central Group (Thái Lan) mua lại hệ thống siêu thị và trung tâm thương mại của Big C Việt Nam… Ở trong nước, Tập đoàn Vingroup đã lần lượt thâu tóm chuỗi siêu thị Ocean Mart, Vinatexmart, Maximark. Cùng với mua bán và sáp nhập, hàng loạt nhà bán lẻ hàng đầu trong khu vực cũng đẩy mạnh việc tìm kiếm và hợp tác với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước để phát triển các điểm bán tại Việt Nam, như Tập đoàn Mapletree và Tập đoàn NTUC FairPrice (Singapore) bắt tay với Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP. HồChí Minh (Saigon Co.op)…Đánh giá về tiềm năng của thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay, ông Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho biết, cả nước hiện mới có khoảng 1.000 cửa hàng tiện lợi, vài trăm siêu thị và trung tâm thương mại… còn quá ít nếu so sánh với tỷ lệ gần 96 triệu dân. Theo thống kê, hiện chuỗi cửa hàng tiện ích Vinmart+ (Tập đoàn Vingroup) đang chiếm ưu thếvới hơn 1.000 cửa hàng trên cả nước; kếtiếp là Circle K, vào Việt Nam năm 2008 hiện có 242 cửa hàng; B’s mart có 166 cửa hàng; Family mart có gần 150 cửa hàng. Theo thống kê mới nhất, cả nước hiện có hơn 700 điểm bán lẻ hiện đại, trong đó có khoảng 100 điểm bán lẻ được đánh giá là có quy mô lớn và

Trường Đại học Kinh tế Huế

các nhà đầu tư Thái Lan. Mặc dù bán lẻlà một “miếng ngon béo bở”, nhiều tiềm năng nhưng hiện tại, doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn bởi hạn chếvề nguồn lực, kỹ năng kinh doanh, hệ thống quản trị. Trong khi đó, những nhà đầu tư nước ngoài, với kế hoạch bài bản, nhanh chóng, quyết liệt dưới nhiều hình thức như đầu tư trực tiếp, liên doanh liên kết, mua bán sáp nhập đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường trong nước. Tính đến nay, gần 55% thị phần thị trường bán lẻ đã thuộc về các nhà đầu tư ngoại. Theo Nielsen Việt Nam, sau hình thức bán lẻtruyền thống, thì hình thức bán lẻ hiện đại ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tiêu dùng Việt Nam. Có 34% người mua sắmởcác siêu thị lớn, 29% tại các siêu thịmột cách thường xuyên, có 22% người mua hàng tại các cửa hàng tiện lợi và con sốnày ngày một tăng. Nielsen cũng dự báo đến năm 2020 các cửa hàng tiện lợi sẽ thay đổi thói quen tiêu dùng của người Việt Nam.

Qua đó cho ta thấy Việt Nam hiệnđang là thị trường béo bở thu hút các nhà đầu tư nước ngoài nhưng bên cạnh đó nó cũng là thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước, buộc các doanh nghiệp trong nước cần có một chiến lược cụ thể, chuyển mình thích hợp để có thểtrụ vững, không đánh mất thị phần của mình và phát triển trong thị trường đầy thách thức này.

2.1.2. Tình hình bán lti thành phHuế:

Cùng với sự phát triển kinh tếcủa cả nước, thành phố Huế cũng đang có những bước phát triển mạnh mẽ. Thị trường siêu thị bán lẻ ởHuếhiện nay rất sôi động với sự tham gia của các công ty trong và ngoài nước: Co.opmart, Big C, K mart ( siêu thị Hàn Quốc), A mart… và tới đây siêu thịVinmart của Vincom sẽ được đưa vào hoạt động ở thành phốhuếgóp phần làmgia tăng sựcạnh tranh trong lĩnh vực này.

Tiện ích khi mua sắm tại siêu thị được thểhiện rất rõ qua việc cung cấp đa dạng chủng loại với số lượng lớn hàng hóa từ quần áo, thực phẩm, bột giặt, đồ gia dụng, điện tử, điện máy, mỹ phẩm,…cho đến các dịch vụ giải trí, ăn uống với chất lượng hàng hóa được nhà cung cấp cam kết đảm bảo chất lượng. Cùng với sự đa dạng, phong phú về hàng hóa, các siêu thị cũng luôn khiến cho người tiêu dùng cảm thấy hài lòng khi đến mua sắm, bởi phong cách phục vụ và chăm sóc khách hàng đượcđặt lên hàng đầu với nhiều chương trình, dịch vụ linh hoạt. Bên cạnh siêu thị thì phương thức mua bán truyền thống ở chợ vẫn được nhiều người dân sử dụng do thói quen mua sắm từ

Trường Đại học Kinh tế Huế

trước đến nay. Vì vậy các siêu thị cần có các chiến lược phát triển cụ thể nhằm giữ chân và thu hút khách hàng hơn.

Trong 3 tháng đầu năm 2018 tỉnh Thừa Thiên Huế, doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 3 năm 2018 ước đạt 2.373,2 tỷ đồng, chiếm 76,67%, giảm 2,13% so với tháng trước và tăng 8,68% so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân giảm so với thángtrước là do nhu cầu tiêu dùng một số hàng hóa tháng sau Tết Nguyên Đán giảm, tập trung vào một số mặt hàng: Lương thực, thực phẩm giảm 2,8%; may mặc giảm 5,24%; đồ dùng gia đình giảm 3,66%. Tính chung quý I năm 2018 kinh doanh bán lẻ hàng hóa đạt 7184,6 tỷ đồng, chiếm 77,65% và tăng 9,6% so với cùng kỳ. Mức tăng trưởng trên cho thấy cơ hội phát triển hệthống kinh doanh của các hệ thống bán lẻnhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng. Bên cạnh các cơ hội phát triển đây cũng là thách thức cho các doanh nghiệp khi mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt. các doanh nghiệp bán lẻ nói chung và siêu thị Co.opmart Huế nói riêng cần phải luôn đổi mới và có những chiến lược cụ thể nhằm giữ vững và gia tăng thị phần của mình.