• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TÍN

3.2. Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà

3.2.1. Mô hình SWOT, định hướng phát triển dịch vụ thẻ tín dụng của SHB Mô hình SWOT với dịch vụ thẻ tín dụng của SHB trong điều kiện kinh doanh hiện nay tại thị trường Thừa Thiên Huế.

Điểm mạnh:

 Thẻ SHB là thương hiệu được đánh giá là một trong các thương hiệu hàng đầu Việt Nam, đặc biệt, tổng ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) là một trong những tập đoàn đứng top 5 ngân hàng TMCP tư nhân lớn nhất Việt Nam không do Nhà nước chi phối vốn. Điều này giúp hình ảnh của SHB tại thị trường Huế được nhiều người quan tâm và biết đến.

 Tại thị trường Huế, SHB là ngân hàng luôn có sự tiên phong trong việc đầu tư phát triển các loại thẻ mới phù hợp với thời đại, bắt kịp với xu hương phát triển của thế giới

Nguyễn Văn Quý – K47B - QTKD - TH

Page 98

 SHB có đội ngũ lãnh đạo trẻ, tài năng, nhiệt huyết, mạnh dạng quyết đoán trong việc ra các quyết định có tính quan trọng.

 SHB có hệ thống đội ngũ nhân viên, nhà quản lý có kinh nghiệm, có trách nhiệm và họ rất tận tâm trong công việc. Đội ngũ nhân viên được đào tạo kỹ nên có trình độ chuyên môn kỹ thuật khá cao, họ học hỏi nhanh, linh hoạt trong việc sử dụng các loại công nghệ kỹ thuật cao và rất nhiệt tình trong công việc.

 Đội ngũ nhân viên có kỹ năng tốt, họ am hiểu sâu về khách hàng, luôn có gắn giữ mối quan hệ với khách hàng. Mặc khác, nhân viên tại SHB chi nhánh Huế chủ yếu được tuyển ngay khu vực Huế, vậy nên họ rất hiểu tâm tư, suy nghĩ, lối sống cũng như phong tục, tập quán, văn hóa của người Huế.

 Phong cách làm việc của SHB luôn rõ ràng, đầy đủ, chính xác. Nhân viên làm việc trong quá trình mở thẻ hay thực hiện các giao dịch… đều có quy trình cụ thể và tuân theo sự kiểm soát nghiêm ngặt.

 SHB kinh doanh sản phẩm đa dạng, áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến, sử dụng máy móc khá hiện đại tạo nên sự trải nghiệm mới lạ cho khách hàng

Điểm yếu:

 Đội ngũ nhân viên trong lĩnh vực thẻ tại các chi nhánh còn ít, tạo nên áp lực công việc cho nhân viên dẫn đến chất lượng hoạt động chưa hiệu quả.

 Công tác thẩm định thẻ còn nhiều khó khăn, bất cập do tình hình hệ thống cá nhân làm căn cứ cấp thẻ tín dụng theo hình thức tín chấp không có

 Hoạt động Marketing và bán hàng chưa thật sự hiệu quả, các chi nhánh chủ yếu chủ chương đưa ra các chương tình ưu đãi dẫn đến sự thiếu nhất quán, không tạo ra được hiệu ứng sâu rộng đến khách hàng.

 Đặc biệt điểm khó khăn nhất là trong việc thanh toán thẻ, bởi lẽ ĐVCNT còn quá ít, không đến được tận nơi tiêu dùng mà chủ yếu chỉ tập trung cho các từng lớp khách hàng cao cấp.

 Chưa có các chính sách ưu đãi đặc biệt cho các khách hàng Vip.

Nguyễn Văn Quý – K47B - QTKD - TH

Page 99

 Các quy trình quản lý nợ chủ yếu hoạt động theo phương pháp thủ công, điều này dễ dẫn đến các rủi ro cũng như bất cập, sai sót do người thực hiện.

 Công nghệ mặc dù đã có sự quan tâm đổi mới, xong hoạt động vân chưa hiệu quả do ở thị trường Huế vẫn còn nhiều bất cập, sự thống nhất mạng lưới thanh toán của các hệ thống ngân hàng đòi hỏi các ngân hàng phải có công nghệ tương đương nhau.

 Các chính sách quyết định đề ra còn mang rủi ro khá cao do công tác nghiên cứu cũng như hệ thống dự báo còn kém. Sự cạnh tranh gay gắt của các đới thủ, sự biến đổi không ngừng của thị trường tiêu dùng đòi hỏi phải có những quyết định nhanh chóng, kịp thời và chính xác.

 Một số nhân viên còn hoạt động chưa thật sự hiệu quả.

Cơ hội:

 Cơ sở pháp lý: Trong những năm gần đây, chính phủ đã banh hành rất chiều chính thúc đẩy, cũng như khuyến khích các hoạt động phát hành, thanh toán bằng thẻ.

Đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ tạo điều kiện cho các ngân hàng phát triển lịch vực tiêu dùng không dùng tiền mặt. Giúp ngân hàng tăng được lợi nhuận cũng như thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

 Tác động quốc tế: SHB là một trong những ngân hàng lớn nhất ở Việt Nam đã vương lên tầm quốc tế, điều này tạo cho SHB tại thị trường Huế một thương hiệu tin cậy và được tin dùng. Đây là cơ hội cho SHB chi nhánh Huế phát triển mạnh lĩnh vực kinh doanh dịch vụ thẻ tín dụng của mình.

 Môi trường kinh tế - xã hội trong nước: Việt Nam chúng ta hiện nay là một trong những nước có môi trường chính trị ổn định nhất thế giới, đời sống của người dân ngày được phát triển và nâng cao. Ngoài tiêu dùng các loại hàng hóa dịch vụ thiết yếu, việc tiêu dùng các loại hàng hóa cao cấp ngày càng tăng cao. Điều này tạo điều kiện cho các ngân hàng ổn định phát triển cũng như đầu tư thêm nhiều lĩnh vực mới.

 Nội lực của SHB: SHB chi nhánh Huế có nền tảng kinh nghiệm vững chắc được

Nguyễn Văn Quý – K47B - QTKD - TH

Page 100 kế thừa từ ngân hàng mẹ. Lượng khách hàng của SHB rất lớn tạo điều kiện phát triển chéo các loại dịch vụ mới cho các khách hàng hiện có. Mặc khác, đội ngũ lãnh đọa của SHB đã có cái nhìn đúng đắn khi quyết định chiến lược phát triển dịch vụ thẻ tín dụng, bởi đây là một lĩnh vực tiềm năng và mang xu hướng của thời đại. Đội ngũ nhân viên thì năng động, nhiệt tình, có kiên thức chuyên môn và khả năng học hỏi nhanh…

 Khách hàng tiềm năng: Theo tính toán của các chuyên gia, thị trường Huế là một thì trường rất tiềm năng trong việc phát triển dịch vụ thẻ tín dung bởi lẽ hiện nay các ngân hàng chưa khai thác thị trường một cách có hiệu quả. Vậy nên, nếu nắm bắt tốt, ta có thể làm chủ thị trường thẻ tín dụng tại Huế. Theo điều tra của SHB, lượng khách hàng có nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng tại toàn bộ thị trường Huế đã tăng lên gần 4000 người vào năm 2017.

 Sự phát triển ngày càng mạnh của khoa học kỹ thuật, SHB có cơ hội tiếp cận, tiếp thu và kế thừa những tiến bộ khoa học kỹ thuật đó cho mình. Điều này giúp SHB thực hiện chuyên môn hoá sâu hơn về các nghiệp vụ ngân hàng, quản trị tài sản có, quản trị rủi ro, quản trị ngân hàng, quản trị tài sản nợ, cải thiện chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn.

 SHB có cơ hội rất lớn phong việc thâm nhập các thị trường tiềm năng, mở rộng khách hàng và có cơ hội để thay đổi phương pháp quản lý, nâng cao chất lượng cán bộ ngân hàng, thay đổi tư duy, lề lối làm việc cũ, nâng cao năng lực quản lý nhà nước.

Thách thức:

 Sự thiếu đồng bộ và chưa hoàn chỉnh của hành lang pháp lý trong hoạt động của hệ thống ngân hàng, trong đó có lĩnh vực hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng.

 Tác động của môi trường quốc tế: Sự ảnh hưởng của quốc tế như khủng hoảng tài chính toàn cầu hay bất ổn chính trị có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các hệ thống ngân hàng trên toàn thế giới trong đó có việc nam

 Môi trường KT-XH: So với thế giới, trình độ công nghệ của Việt nam còn quá

Nguyễn Văn Quý – K47B - QTKD - TH

Page 101 kém, chưa bắt kịp cả về lượng và chất. Mặc khác, các tiện ích kèm theo cũng ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển của dịch vụ cung cấp thẻ tín dụng.

 Nội bộ của SHB chi nhánh Huế: Mô hình tổ chức của SHB chi nhánh Huế còn nhiều bất cập, chịu chi phối mạnh của ngân hàng mẹ. Nguồn lực đầu tư chưa hiệu quả dẫn đến hoạt động kinh doanh thẻ cũng trở nên kém hiệu quả hơn.

 Đối thủ cạnh tranh: Trong lĩnh vực kinh doanh thẻ tín dụng, các ngân hàng tham gia ngày càng nhiều dẫn đến áp lực cạnh tranh gay gắt từ cả trong và ngoài nước.

Đặc biệt là sức ép từ các ngân hàng lớn có nhiều ưu thế về quy mô và thương hiệu hay sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng.

 Mạng lưới thanh toán và ĐVCNT: việc mở rộng và phát triển hệ thống ĐVCNT còn nhiều khó khăn, bất cập. Thủ tục rườm rà, phức tạp, yêu cầu máy móc, công nghệ và đội ngủ nhân viên có kiến thức chuyên môn dẫn đến nhiều đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ cho khách hàng từ chối ký hợp đồng chấp nhận thanh toán thẻ với SHB. Mặc khách việc đặt các điểm chấp nhận thẻ làm tăng cao chi phí cũng như sự cạnh tranh địa điểm giữa các ngân hàng với nhau dẫn đến nhiều tranh chấp.

 Rủi ro: Trong những năm qua, SHB đã gặp rất nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng. Cụ thể là các hoạt động giả mạo, hacker tài khoản hay sự gian trá có hệ thống giữa chủ thẻ và các ĐVCNH. Nguyên nhân của những rủi ro trên chủ yếu do sự quản lý còn lỏng lẻo của ngân hàng và sự tinh vi càng ngày càng cao của hệ thống tội phạm.

3.2.2. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tín dụng của SHB trong thời gian tới

 Duy trì mức tăng trưởng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng và tiếp tục đẩy mạnh hoạt động chi tiêu của khách hàng qua thẻ thông qua các mạng lưới thanh toán, ĐVCNT.

 Nâng cao chất lượng bảo mật của hệ thống, tìm và giải quyết tốt các sai sót nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro cũng như khắc phục sự gian lận của hệ thống

Nguyễn Văn Quý – K47B - QTKD - TH

Page 102 tội phạm

 Đẩy mạnh phát triển mạng lưới thanh toán thẻ, ký kết thêm nhiều ĐVCNT với các nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ nhằm tạo sự thuận lợi trong việc tiêu dùng cho chủ thẻ.

 Thiết lập các mục tiêu và kế hoạch Marketing hợp lý, xây dựng mô hình tổ chức theo các chuẩn mực quốc tế: đa dạng hoá hoạt động, đi đầu về ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại